Bài giảng môn Ngữ văn 9 - Tập làm văn: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

pptx 16 trang minh70 5010
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn 9 - Tập làm văn: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_ngu_van_9_tap_lam_van_nghi_luan_ve_tac_pham_tr.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn 9 - Tập làm văn: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

  1. VĂN NGHỊ LUẬN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC NGHỊ NGHỊ NGHỊ NGHỊ LUẬN LUẬN LUẬN LUẬN VỀ MỘT VỀ MỘT VỀ TÁC VỀ MỘT SỰ VIỆC, TƯ PHẨM ĐOẠN HIỆN TƯỞNG, TRUYỆN THƠ, TƯỢNG ĐẠO LÍ (HOẶC BÀI ĐOẠN THƠ TRÍCH)
  2. ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN Đề 1: Suy nghĩ về Đề 4: Cảm nhận Đề 3: Tinh thần Đề 2. Sức mạnh thân phận người về vẻ đẹp của tự học. của tình yêu phụ nữ trong xã người lính trong thương. hội phong bài thơ “Đồng kiếnqua hình ảnh chí” của Chính Vũ Nương trong Hữu. “ Chuyện người con gái Nam Xương của nguyễn Dữ.
  3. TẬP LÀM VĂN: NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
  4. TẬP LÀM VĂN:  NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) I. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 1. Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích)? * Tìm hiểu ví dụ SGK/61,62 - Văn bản viết về truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. - Đối tượng: anh thanh niên. a) Vấn đề nghị luận của văn bản là: Vẻ đẹp, những phẩm chất đáng quý, đáng yêu của anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. - Đặt nhan đề : + Anh thanh niên. + Một vẻ đẹp nơi Sa Pa lặng lẽ. + Con người thầm lặng.
  5. Tóm tắt: Trên chuyến xe khách từ Hà Nội lên Lào Cai, ông họa sĩ già, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ tình cờ quen nhau. Chiếc xe dừng lại 30 phút để hành khách nghỉ ngơi. Nhân dịp đó, bác lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư làm quen với anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn. Anh thanh niên mời ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của mình. Anh thanh niên tặng hoa cho cô gái, pha trà và trò chuyện với mọi người về cuộc sống và công việc của anh. Ông họa sĩ muốn được vẽ chân dung anh nhưng anh từ chối và giới thiệu ông kĩ sư trồng rau và người cán bộ nghiên cứu sét xứng đáng hơn anh. Khi chia tay, ông họa sĩ hứa sẽ quay trở lại, cô kĩ sư thấy xúc động, yên tâm hơn về quyết định lên Lào Cai công tác, còn anh thanh niên tặng mọi người một làn trứng để ăn trưa.
  6.  -> Giới thiệu vấn đề nghị b) Hệ thống luận điểm: luận. - Đọan 1: “Trong đó, anh thanh niên khó phai mờ.” => Mở bài -> Đánh giá khái quát về nhân vật. - Đoạn 2: “(1)Trước tiên, nhân vật anh thanh niên lắm -> Những nhận xét, đánh gian khổ của mình, vợi bớt cô đơn”. giá, phân tích về cốt truyện, => Phẩm chất, đặc điểm 1. tính cách, số phận, của - Đoạn 3: “(2)Nhưng anh thanh niên chu đáo”. nhân vật. => Phẩm chất, đặc điểm 2. Thân bài - Đoạn 4: “(1)Công việc vất vả, rất khiêm tốn” => => Phẩm chất, đặc điểm3. - Đọan 5: “(1) Bằng một cốt truyện , cuộc gặp gỡ tình -> Đánh giá về nghệ cờ mà thú vị nơi Sa Pa lặng lẽ” thuật, nội dung, ý nghĩa -> Câu khái quát, nâng cao vấn đề nghị luận. của truyện hoặc nhân vật. => Trình tự rõ ràng, mạch lạc, đúng đắn, chuẩn xác, => Kết bài thuyết phục, gợi cảm.
  7. c. Phương pháp lập luận: - Phân tích, chứng minh bằng lí lẽ, dẫn chứng. - Luận cứ rõ ràng, sinh động. II. Luyện tập: DÀN Ý KHÁI QUÁT NGHỊ LUẬN VỀ NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC I. Mở bài: Cách 1: - Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Ấn tượng sâu sắc nhất về nhân vật trong đoạn trích, trong tác phẩm truyện. Cách 2: - Dẫn dắt: Giới thiệu đề tài, chủ đề hoặc dùng những câu thơ, câu nói liên quan đến vấn đề nghị luận. - Tác phẩm, tác giả. - Vấn đề nghị luận
  8. I. Thân bài: 1. Khái quát: - Hoàn cảnh sáng tác (nếu mở bài cách 1) - Dẫn dắt đến chủ đề 2. Phân tích nhân vật: Trong đoạn trích, nhân vật có bao nhiêu đặc điểm, sẽ có bấy nhiêu luận điểm. Mỗi luận điểm là một đoạn văn. a) Nêu luận điểm 1: - Mở đoạn: Nêu đặc điểm của nhân vật (phẩm chất, tính cách của nhân vật) bằng một câu văn ngắn gọn có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ. - Thân đoạn: dùng lí lẽ, dẫn chứng lấy từ đoạn trích để phân tích, chứng minh (lấy dẫn chứng nguyên văn, đặt trong ngoặc kép) - Kết đoạn: Khẳng định lại luận điểm 1 (phẩm chất 1)
  9. 2. Luận điểm 2,3,4 : xây dựng đoạn văn như luận điểm 1 3. Mở rộng, liên hệ: Liên hệ với một nhân vật trong một tác phẩm văn học khác có phẩm chất, đặc điểm giống như nhân vật mình phân tích. 4. Đánh giá về nghệ thuật: tình huống truyện, cách kể chuyện, xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, (có thể đưa xuống kết bài) III. Kết bài: - Nêu nhận định, đánh giá chung về tác phẩm, về nhân vật. - Liên hệ ngày nay, rút ra bài học.
  10. Đề bài: Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê. 1.Tìm hiểu đề và tìm ý: - Yêu cầu về nội dung (Vấn đề nghị luận) nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê - Yêu cầu về thể loại: nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). 2. Lập dàn ý:
  11. I. Mở bài: - cách 1 HS tự làm - cách 2 II. Thân bài: 1. Khái quát: - Hoàn cảnh sáng tác (nếu mở bài cách 1) - Dẫn dắt đến chủ đề 2. Phân tích nhân vật a) Phương Định là một cô gái xinh xắn của thủ đô. + Cô tự giới thiệu“Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn». Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”. -> Phương Định là cô gái trẻ trung, đáng yêu.
  12. b) Phương Định là một cô gái thanh niên xung phong dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao. + Nhà văn đã thuật lại việc Phương Định trong một lần phá bom “dùng một cái xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom, lưỡi xẻng chạm vào quả bom, một tiếng động sắc đến gai người” Trong khi cô đào, “vỏ quả bom nóng, một dấu hiệu chẳng lành”. Khi phá bom, Phương Định “cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi”. Từ nơi ẩn nấp, cô chỉ nghĩ đến việc “liệu mìn có nổ, bom có nổ không, không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai”.Công việc của Phương Định luôn đối diện với tử thần nhưng cô chỉ nghĩ đến nó rất mờ nhạt. ->Thật khâm phục lòng dũng cảm và tinh thần trách nhiệm của Phương Định. Phương Định và các bạn của cô đã góp phần làm nên kỳ tích.
  13. c) Phương Định là người có tình đồng đội, đồng chí thắm thiết. +Khi Nho san lấp mặt đường về , Nho xuống suối tắm. “Nho vừa tắm ở suối lên, cứ quần áo ướt đòi ăn kẹo”, Phương Định đưa cho bạn hai viên kẹo chanh dính đầy cát, chảy nước, nhìn bạn với đôi mắt yêu thương +Khi Nho bị thương, Phương Định và chị Thao đã lo lắng, hốt hoảng. Phương Định đã moi đất, bế Nho lên. Sau đó cô đã đun nước sôi để rửa vết thương cho Nho, băng vết thương lại. Rồi pha sữa cho Nho uống. ->Tình đồng đội của Phương Định được thể hiện cao nhất, cảm động nhất lúc đồng đội của cô đứng ở lằn ranh giới giữa sự sống và cái chết. Vì thế, tình cảm ấy càng trở nên thắm thiết và sâu sắc.
  14. d) Phương Định là cô gái nhiều mộng mơ, lãng mạn, tâm hồn trong sáng. + “ Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng phải ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình”, “ Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh ”. Đó là dân ca Ý trữ tình giàu có, phải lấy giọng thật trầm,thích nhiều”. +Cơn mưa đá đến đã đem đến những đợt sóng lòng êm dịu trong Phương Định (Bao nhiêu kỉ niệm ùa về ) -> Dù trong hoàn cảnh khốc liệt, nóng bỏng của chiến trường, Phương Định vẫn giữ được tâm hồn trong sáng, yêu đời và sự trẻ trung của mình.
  15. 4. Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật: - Về phương thức trần thuật: truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất, nhân vật Phương Định là người kể chuyện đã giúp cô có điều kiện bộc lộ trực tiếp suy nghĩ cảm xúc, tình cảm của cô về mọi việc. Từ đó độc giả hiểu rõ hơn về tính cách của cô và cuộc sống gian khổ của những nữ thanh niên xung phong thời kháng chiến chống Mĩ. - Lê Minh Khuê miêu tả tâm lí nhân vật rất thành công nhất là nhân vật Phương Định một cô gái trẻ trung nhưng cũng rất anh hùng. - Ngôn ngữ và giọng điệu của Phương Định là ngôn ngữ giọng điệu của cô gái trẻ trung đầy nữ tính. Chính điều đó làm cho câu chuyện trở nên sinh động và chân thật hơn.
  16. 3.Kết bài: Cảm nhận chung về nhân vật Phương Định trong tác phẩm. (Học sinh tự làm)