Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy

pptx 56 trang thuongnguyen 3910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_ngu_van_lop_10_doc_van_truyen_an_duong_vuong_v.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy

  1. AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU-TRỌNG THỦY Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc Đến nỗi cơ đồ đắm bể sâu (Tố Hữu)
  2. Trước khi vào bài mới các em hãy thực hiện các yêu cầu sau bằng cách điền vào phiếu học tập sau:
  3. K W L (Những điều (Những điều (Những điều đã biết) muốn biết) học được)
  4. I. Tìm hiểu chung CH: Các em hãy đọc phần tiểu dẫn SGK, kết hợp với bài soạn và kiến thức đã học. Em hãy nhắc lại khái niệm và những đặc trưng cơ bản của truyền thuyết là gì?
  5. 1. Truyền thuyết là gì? Là tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng dân cư.
  6. CH: Theo em, môi trường sinh thành, biến đổi và diễn xướng của truyền thuyết là gì? => Lễ hội và các di tích lịch sử có liên quan
  7. Lễ hội Cổ Loa_Hội đền ADV
  8. CH: Em hãy cho biết truyện có xuất xứ từ đâu?
  9. I. Tìm hiểu chung 2. Tác phẩm a. Xuất xứ Trích “ Rùa Vàng” trong tác phẩm “ Lĩnh Nam chích quái”, bộ sưu tập truyện dân gian ra đời vào cuối TK XV.
  10. CH: Từ việc chuẩn bị ở nhà em hãy cho biết nội dung chính của tác phẩm là gì? Có thể chia bố cục tác phẩm như thế nào cho hợp lí?
  11. I. Tìm hiểu chung 2. Tác phẩm b. Nội dung: kể về quá trình xây thành chế nỏ của ADV dưới sự giúp sức của Rùa Vàng và bi kịch mối tình MC- TT gắn với thất bại của nước Âu Lạc c. Bố cục: 2 phần
  12. CH: Từ sự chuẩn bị ở nhà em nào hãy tóm tắt lại tác phẩm hoặc hóa thân vào nhân vật ADV (MC-TT) kể về câu chuyện dựng nước và giữ nước của ADV?
  13. CH: Từ việc tự học và kiến thức đã có em hãy cho biết một số thông tin về nhân vật lịch sử An Dương Vương?
  14. An Dương Vương
  15. ĐỀN THỜ AN DƯƠNG VƯƠNG
  16. THÀNH CỔ LOA
  17. Câu hỏi thảo luận Các em hãy lập sơ đồ cốt truyện và liệt kê những chi tiết liên quan đến An Dương Vương ?
  18. Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy Kết cục Bi kịch của An Dương Trọng Thủy của cha Trọng Thủy, Vương xây lấy cắp con An chi tiết thành, chế nỏ nỏ thần Dương Vương “Ngọc trai- giếng nước
  19. CH: Từ sản phẩm của các nhóm, chúng ta có thể tìm hiểu nhân vật ADV theo mấy giai đoạn?
  20. II. Đọc hiểu văn bản a. An Dương Vương trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước - Quá trình Xây thành: + Thành lắp tới đâu lở tới đó. + Lập bàn thờ, giữ mình trong sạch, cầu bách thần. + Nhờ cụ già mách bảo, sứ Thanh Giang, tức Rùa Vàng giúp nhà vua xây thành công Loa Thành. + Thành rộng ngàn trượng, xoắn như hình trôn ốc
  21. Bản đồ về thành Cổ Loa xưa
  22. CH: Việc xây thành như thế cho em thấy ý đồ gì của ADV?
  23. CH: Em có nhận xét gì về vị vua này?
  24. -> thành Cổ Loa là căn cứ phòng thủ vững chắc, là sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ => ADV có lòng kiên trì quyết tâm, có ý thức đề cao cảnh giác
  25. - Việc Chế nỏ: + Nỗi băn khoăn về việc giữ nước: “Nhờ ơn của thần, thành đã được xây xong. Nay nếu có giặc ngoài biết lấy gì mà chống?” + Được Rùa Vàng tặng móng vuốt làm lẫy nỏ thần
  26. CH: Em nghĩ ntn về hình ảnh nỏ thần?
  27. => Hình ảnh nỏ thần cũng khẳng định niềm tự hào của cha ông về trình độ sản xuất vũ khí
  28. CH: CH: Theo em tại sao ADV lại được sự giúp đỡ của Rùa Vàng?? -> ADV được giúp đỡ vì có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ đất nước.
  29. CH: Em hãy tìm những chi tiết kì ảo trong việc xây thành và giữ nước của ADV? Theo em những yếu tố kỳ ảo đó có ý nghĩa gì trong truyền thuyết này? ?
  30. -> việc làm của ADV là chính nghĩa, hợp lòng trời, được lòng dân.
  31. CH: Vì sao ADV chiến thắng quân Triệu Đà? Từ đó em rút ra được bài học kinh nghiệm gì?
  32. - Chiến thắng Triệu Đà: + Nhờ thành ốc kiên cố + Nhờ nỏ thần lợi hại + Nhờ có ý thức đề cao cảnh giác -> Nêu cao bài học cảnh giác, tinh thần trách nhiệm và sự sáng suốt của ADV.
  33. CH: Từ sự nghiệp dựng và giữ nước, ADV hiện lên là một vị vua như thế nào? Thái độ của nhân dân đối với vị vua ấy là gì?
  34. => ADV mang phẩm chất của vị vua anh hùng, tầm nhìn xa trông rộng, có ý thức đề cao cảnh giác, bản lĩnh vững vàng, có lòng yêu nước sâu sắc, có công lao với dân tộc, được thần và dân đồng lòng. => Nhân dân ca ngợi nhà vua, tự hào về những thành quả và chiến công của dân tộc.
  35. b. Bi kịch nước mất nhà tan CH: Vì sao ADV nhanh chóng thất bại thê thảm khi Triệu Đà đem quân xâm lược lần 2?
  36. Nguyên nhân thất bại: + Chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, không nhận ra dã tâm nham hiểm của kẻ thù. + Phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng: • Nhận lời cầu hôn của Triệu Đà. • Cho Trọng Thuỷ ở rể mà không giám sát, đề phòng. • Lơ là việc phòng thủ đất nước, ham hưởng lạc. • Chủ quan khinh địch. Sự triển khai muộn màng việc đánh trả xâm lăng lần 2.
  37. b. Bi kịch nước mất nhà tan CH: Từ thái độ và hành động chủ quan của ADV đã đem lại kết cục gì?
  38. b. Bi kịch nước mất nhà tan - Kết cục: thất bại, bỏ chạy, giết con, sự nghiệp tiêu vong
  39. b. Bi kịch nước mất nhà tan CH: Bài học nghiêm khắc và muộn màng mà nhà vua rút ra được là gì? Khi nào? Hành động ADV tự tay chém chết Mỵ Châu có ý nghĩa gì?
  40. - Nhờ tiếng thét của Rùa Vàng, ADV tỉnh ngộ, tự tay chém đầu con gái: + hành động quyết liệt, dứt khoát đứng về phía công lí và quyền lợi của dân tộc + sự thức tỉnh muộn màng của nhà vua + sự thảm khóc của chiến tranh
  41. b. Bi kịch nước mất nhà tan Việc sáng tạo những chi tiết về Rùa Vàng, Mị Châu, nhà vua tự tay chém đầu con gái mình, nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm gì với nhân vật lịch sử An Dương Vương và việc mất nước Âu Lạc?
  42. b. Bi kịch nước mất nhà tan CH: Em có suy nghĩ gì về ý nghĩa của chi tiết An Dương Vương theo Rùa Vàng xuống thủy phủ?
  43. - An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc theo Rùa Vàng xuống biển-> Sự bất tử của An Dương Vương. => Đó là quan điểm và thái độ kính trọng, biết ơn những công lao to lớn của An Dương Vương của nhân dân ta, đồng thời giúp xoa dịu nỗi đau mất nước.
  44. CH: Các em có suy nghĩ như thế nào về: kết thúc của ADV đi xuống biển so với hình ảnh Thánh Gióng bay về trời trong truyền thuyết Thành Gióng?
  45. NƠI THỜ AN DƯƠNG VƯƠNG
  46. CH: Em đã từng chủ quan trong việc gì chưa? Em hãy kể chuyện đó cho các bạn cùng nghe được không? Bài học mà em học được từ đó là gì? Em có muốn nhắn nhủ điều gì với các bạn không?
  47. Củng cố
  48. Dặn dò + Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về bài học kinh nghiệm được rút ra từ tác phẩm? Và em sẽ làm gì để không phải phạm những sai lầm ấy? + Các em hãy thành lập nhóm sau đó viết kịch bản và sân khấu hóa tác phẩm này?
  49. Dặn dò + Các em có thể viết một bài thơ hoặc một bài văn thể hiện điều em thích nhất ở tác phẩm này? (hoặc thể loại truyền thuyết). + HS chuẩn bị bài tiếp theo.