Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ)

pptx 17 trang thuongnguyen 18501
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_10_doc_van_chuyen_chuc_phan_su_tan_vie.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ)

  1. Văn bản CHUYỆN CHỨC PH￿N SỰ Ở ĐỀN TẢN VIÊN Nguyễn Dữ Tản Viên từ phán sự lục - trích “Truyền kì mạn lục”
  2. I TÌM HiỂU CHUNG NỘI DUNG II ĐỌC HiỂU VĂN BẢN III TỔNG KẾT
  3. I TÌM HiỂU CHUNG 1. Tác giả: - Nguyễn Dữ sống vào thế kỉ XVI - Quê ở tỉnh Hải Dương. - Xuất thân trong gia đình khoa bảng -Là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm . - Tác phẩm nổi tiếng “Truyền kì mạn lục”, được viết vào nửa đầu thế kỉ XVI
  4. 2. Tác phẩm “Truyền kì mạn lục” - Là thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường, thế giới con người gần với thế giới cõi âm có sự tương giao. - Nhan đề: Truyền kì mạn lục - ghi chép các truyện li kì tản mạn của dân chúng. - Nội dung: Hiện thực xã hội đương thời, số phận con người, tinh thần dân tộc - Nghệ thuật: Có sự tham gia của yếu tố hoang đường, kì ảo.  Truyền kì mạn lục vừa có giá trị hiện thực, vừa có giá trị nhân đạo, là Thiên cổ tuỳ bút, được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài.
  5. 3. Bố cục: Chia làm 4 đoạn - Đoạn 1: Từ đầu đến “ không cần gì cả” ->Ngô Tử Văn và hành động đốt đền - Đoạn 2: “ Đốt đền xong” đến “ khó lòng thoát nạn”. - >Tử Văn gặp hồn ma tên Bách hộ Thôi và Thổ Thần. - Đoạn 3: “Tử Văn vâng lời” đến “ không bệnh mà chết” ->Tử Văn bị bắt và cuộc đối chất ở Minh Ti - Đoạn 4: Còn lại ->Tử Văn thắng lợi trở về và nhận chức Tản Viên.
  6. II ĐỌC HiỂU VĂN BẢN 1. Hình tượng Ngô Tử Văn Nhân vật Ngô Tử Văn được giới thiệu qua những chi tiết nào?
  7. a. Giới thiệu - Lai lịch: Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang, là một trí thức nước Việt. - Tính cách: Khảng khái, nóng nảy, thấy gian tà là không chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực. => Cách giới thiệu trực tiếp, ngắn gọn theo phương pháp truyền thống của văn học trung đại
  8. b. Hành động của Ngô Tử Văn - Tức giận trước việc “hưng yêu tác quái” của tên Bách hộ họ Thôi, nên đã đốt đền trừ hại cho dân. -Diễn biến: Tắm gội sạch sẽ - Khấn trời đất - Châm lửa đốt đền => Cẩn trọng, công khai, đàng hoàng, quyết liệt. Ý nghĩa của việc đốt đền. + Thể hiện tính khảng khái, cương trực, dũng cảm của kẻ sĩ vì dân trừ hại.
  9. - + Thể hiện tinh thần dân tộc -> bảo vệ Thổ thần nước Việt. -Hậu quả: -+ Tử Văn bị “sốt nóng sốt rét”. -+ Bị hồn ma tên tướng giặc mắng mỏ, đe dọa. -+ Bị chết xuống âm ti gặp diêm vương
  10. c. Thái độ của Ngô Tử văn - Điềm nhiên không khiếp sợ trước những lời đe dọa của tên hung thần - Sự gan dạ trước bọn quỷ Dạ Xoa nanh ác và quang cảnh đáng sợ nơi cõi âm. - Thái độ cứng cỏi, bất khuất trước Diêm Vương đầy quyền lực. - Lời nói: Vẫn một mực kêu oan, đòi phán xét minh bạch, công khai
  11. d.Khi bị đưa xuống âm ti. •Điềm nhiên, can đảm, dám đối mặt với cảnh địa ngục rùng rợn, quỷ sứ đe doạ, với hung thần và Diêm Vương •Lời lẽ: Thẳng thắn, dứt khoát, cứng cỏi, mạnh mẽ, quyết liệt
  12. e. Kết quả: - Ngô Tử Văn thắng kiện - Giải trừ được tai họa, đem lại an lành cho dân. - Diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn ác, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi danh vị cho Thổ thần nước Việt - Được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, đảm đương nhiệm vụ giữ gìn công lí. - Ý nghĩa của sự chiến thắng: + Khẳng định niềm tin chính nhất định thắng tà. + Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, sự đấu tranh triệt để với cái xấu, cái ác để bảo vệ dân bảo vệ chính nghĩa.
  13. III. TỔNG KẾT . 1. Nội dung - Ca ngợi tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức nước Việt. - Bài học nhân sinh về chính - tà, thiện - ác 2. Nghệ thuật - Xây dựng cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ. - Dẫn dắt khéo léo, nhiều chi tiết gây sự chú ý, hấp dẫn. - Cách kể chuyện và miêu tả sinh động, hấp dẫn. - Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo, nhưng vẫn mang nét hiện thực. - Sử dụng kiểu kết thúc có hậu, ở hiền gặp lành, ác giả ác báo của văn học dân gian.