Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 - Tiết 57: Khái quát lịch sử phát triển của Tiếng việt - Nguyễn Thị Hồng Nhung

pptx 17 trang thuongnguyen 4450
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 - Tiết 57: Khái quát lịch sử phát triển của Tiếng việt - Nguyễn Thị Hồng Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_ngu_van_lop_10_tiet_57_khai_quat_lich_su_phat.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 - Tiết 57: Khái quát lịch sử phát triển của Tiếng việt - Nguyễn Thị Hồng Nhung

  1. BÀI GIẢNG MÔN NGỮ VĂN KHỐI 1O HỌC KÌ II Giáo viên soạn giảng: Nguyễn Thị Hồng Nhung Gmail:tudinhhuong0505@gmail.com Số điện thoại: 0905774259 Zalo: 0905774259
  2. TIẾT 57: I. Lịch sử tiếng Thời kì dựng nước KHÁI Việt Thời kì Bắc thuộc và QUÁT qua các thời kì chống Bắc thuộc LỊCH Thời kì độc lập tự chủ SỬ Thời kì Pháp thuộc TIẾNG Từ sau CMT8 đến nay VIỆT II. Chữ viết của tiếng Nôm Việt Quốc ngữ
  3. TIẾT 57: I. Lịch sử phát triển của tiếng Việt  1. Tiếng Việt trong thời kì dựng nước a. Nguồn gốc của tiếng Việt - TV có nguồn gốc bản địa - TV thuộc họ ngôn ngữ Nam Á. b. Quan hệ họ hàng của tiếng Việt
  4. khasi Họ Nam Á mon Munda khmer pear Nicobar bahnar katu Aslian Việt – mường khamú Mon -Khmer palaung
  5. TIẾT 57: I. Lịch sử phát triển của tiếng Việt  1. Tiếng Việt trong thời kì dựng nước a. Nguồn gốc của tiếng Việt - TV có nguồn gốc bản địa - TV thuộc họ ngôn ngữ Nam Á. b. Quan hệ họ hàng của tiếng Việt - Từ dòng Môn- Khơmer tách ra thành tiếng Việt và tiếng Mường - TV có quan hệ gần gũi với tiếng Mường. - Tiếng Việt không có nguồn gốc với tiếng Hán, chỉ có quan hệ tiếp xúc.
  6. 2. Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc - Do hoàn cảnh lịch sử nên sự tiếp xúc giữa tiếng Việt với tiếng Hán diễn ra lâu dài và sâu rộng nhất. - Trong quá trình tiếp xúc, để tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tiếng Việt đã vay mượn rất nhiều từ ngữ Hán bằng cách Việt hóa tiếng Hán. + Vay mượn toàn bộ từ ngữ Hán: chỉ Việt hóa âm đọc còn ý nghĩa và kết cấu vẫn giữ nguyên. VD: Tâm, tài, đức, độc lập, tự do, gia đình, hạnh phúc,
  7. + Vay mượn bằng cách Việt hóa về mặt: âm đọc, ý nghĩa, phạm vi sử dụng, hoặc Việt hóa dưới hình thức sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng Việt VD: đan tâm – lòng son Cửu trùng – 9 tầng, 9 lần Hồng nhan – má hồng, + Ngoài ra, còn vay mượn bằng nhiều cách khác như: • Rút gọn :Lạc hoa sinh -> lạc • Đảo vị trí các yếu tố:nhiệt náo -> náo nhịêt • Thay đổi nghĩa: phương phi (Hán – hoa thơm cỏ lạ)-> Béo tốt. Bồi hồi (Hán: đi đi lại lại)-> tâm trạng xao xuyến không yên
  8. 3.Tiếng Việt dưới thời kì độc lập, tự chủ: o Nho học dần dần được đề cao và giữ vị trí độc tôn. o Nền văn chương chữ Hán mang sắc thái VN hình thành và phát triển. o Hệ thống chữ viết được xây dựng nhằm ghi lại TV, đó là chữ Nôm. o Với chữ Nôm, TV ngày càng khẳng định ưu thế của mình: tinh tế, uyển chuyển, trong sáng, phong phú,
  9. 4. Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc o Chữ Hán mất địa vị chính thống, chữ Nôm không được sử dụng. TV vẫn bị chèn ép. o Tiếng Pháp giữ vai trò chính. Một bộ phận tiếng Pháp bị Việt hóa trở thành ngôn ngữ tiếng việt: Xà phòng, mì chính, gạcđơbu, cuđờsên (gạc, sên) o Đầu TK XX, chữ quốc ngữ được sử dụng rộng rãi để ghi âm tiếng Việt. Văn chương viết bằng chữ Quốc ngữ phát triển mạnh.
  10. - TV còn góp phần tích cực vào công cuộc tuyên truyền CM, kêu gọi toàn dân đấu tranh giành độc lập, tự do cho đất nước. - Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, TV tỏ rõ khả năng thích ứng cao -> hệ thống thuật ngữ khoa học - TV ngày càng phong phú, uyển chuyển; ngày càng tỏ rõ sự năng động và tiềm năng phát triển dồi dào.
  11. 5. Tiếng Việt từ sau CMT8 đến nay - TV đã thay thế hoàn toàn tiếng Pháp. - Được coi là ngôn ngữ quốc gia. => Chúng ta phải bảo vệ sự trong sáng, tính giàu đẹp - của tiếng Việt. Cần phải nói đúng viết đúng tiếng Việt, chống lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài.
  12. II. Chữ viết của tiếng Việt  - Chữ Nôm: là loại chữ viết ra đời trên cơ sở cấu tạo chữ Hán dùng để ghi âm tiếng Việt
  13. Chữ Hán Chữ Nôm Miên: mái nhà An Nữ: con gái
  14. II. Chữ viết của tiếng Việt  - Chữ Nôm: là loại chữ viết ra đời trên cơ sở cấu tạo chữ Hán dùng để ghi âm tiếng Việt - Chữ Quốc ngữ : được cấu tạo từ chữ cái La Tinh dùng ghi âm tiếng Việt.
  15. Alexandre de Rhodes
  16. II. Chữ viết của tiếng Việt  - Chữ Nôm: là loại chữ viết ra đời trên cơ sở cấu tạo chữ Hán dùng để ghi âm tiếng Việt - Chữ Quốc ngữ : được cấu tạo từ chữ cái La Tinh dùng ghi âm tiếng Việt. Đầu thế kỉ XX, chữ quốc ngữ đã thay thế chữ Hán, Nôm trong mọi lĩnh vực và trở thành chữ viết chính của dân tộc