Bài giảng môn Sinh học 8 - Bài 11: Tiến hóa của hệ vân động vệ sinh hệ vận động

ppt 16 trang minh70 3011
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Sinh học 8 - Bài 11: Tiến hóa của hệ vân động vệ sinh hệ vận động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_sinh_hoc_8_bai_11_tien_hoa_cua_he_van_dong_ve.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Sinh học 8 - Bài 11: Tiến hóa của hệ vân động vệ sinh hệ vận động

  1. KIỂM TRA MIỆNG Câu 1. Loại xương nào dưới đây không tham gia cấu tạo nên lồng ngực? (1,5 điểm) A. Cột sống B. Xương đòn C. Xương ức D. Xương sườn Câu 2. Con người có bao nhiêu đôi xương sườn cụt không gắn với xương ức qua phần sụn? (1,5 điểm) A. 4 đôi B. 3 đôi C. 1 đôi D. 2 đôi Câu 3. Chọn cặp từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong câu sau: Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào (1) tạo ra những tế bào mới đẩy (2) và hóa xương. (3 điểm) A. (1) : mô xương cứng ; (2) : ra ngoài B. (1) : mô xương xốp ; (2) : vào trong C. (1) : màng xương ; (2) : ra ngoài D. (1) : màng xương ; (2) : vào trong Câu 4. Nêu tính chất của cơ? Ví dụ. (4 điểm)
  2. Tiết 11 - Bài 11 TIẾN HÓA CỦA HỆ VÂN ĐỘNG Tuần 6 VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG I. Sự tiến hóa của bộ xương ▼Quan sát H.11.1 – 11.3. người so với bộ xương thú 3
  3. Tiết 11 - Bài 11 TIẾN HÓA CỦA HỆ VÂN ĐỘNG Tuần 6 VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG I. Sự tiến hóa của bộ xương ▼Quan sát H.11.1 – 11.3. người so với bộ xương thú Thảo luận nhóm trong 3 phút hoàn thành bảng 11. 5
  4. Bảng 11. Sự khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương thú Các phần so sánh Bộ xương người Bộ xương thú -Tỉ lệ sọ/mặt - Lớn - Nhỏ - Lồi cằm ở xương mặt - Phát triển - Không có - Cột sống - Cong ở 4 chỗ - Cong hình cung - Lồng ngực - Nở sang 2 bên - Nở theo chiều lưng bụng - Xương chậu - Nở rộng - Hẹp - Xương đùi - Phát triển, khỏe - Bình thường - Xương bàn chân -Xương ngón ngắn, -Xương ngón dài,bàn bàn chân hình vòm chân phẳng - Xương gót chân - Lớn, phát triển về - Nhỏ phía sau - Khớp xương ở bàn tay - Linh hoạt - Không linh hoạt - Đặc điểm của ngón cái - Đối diện 4 ngón - Không đối diện 4 còn lại ngón còn lại
  5. Tiết 11 - Bài 11 TIẾN HÓA CỦA HỆ VÂN ĐỘNG Tuần 6 VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG I. Sự tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú - Hộp sọ phát triển. - Lồng ngực nở rộng sang hai bên. - Cột sống cong ở 4 chỗ. - Xương chậu nở, xương đùi lớn. - Bàn chân hình vòm, xương gót phát triển. - Chi trên có khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón còn lại.
  6. Tiết 11 - Bài 11 TIẾN HÓA CỦA HỆ VÂN ĐỘNG Tuần 6 VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG I. Sự tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú II.Sự tiến hóa của hệ cơ người so với hệ cơ thú Hệ cơ người có gì tiến hóa hơn hệ cơ của thú, chủ yếu ở cơ mặt?
  7. Tiết 11 - Bài 11 TIẾN HÓA CỦA HỆ VÂN ĐỘNG Tuần 6 VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG II. Sự tiến hóa của hệ Cơ tay và cơ chân ở người cơ người so với hệ cơ phân hóa như thế nào? thú
  8. Tiết 11 - Bài 11 TIẾN HÓA CỦA HỆ VÂN ĐỘNG Tuần 6 VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG II. Sự tiến hóa của hệ cơ người so với hệ cơ thú Cơ chi trên và chi dưới ở người phân hóa khác với động vật: cơ vận động cánh tay, cẳng tay, bàn tay và đặc biệt cơ vận động ngón tay phát tiển giúp người có khả năng lao động.
  9. Tiết 11 - Bài 11 TIẾN HÓA CỦA HỆ VÂN ĐỘNG Tuần 6 VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG III. Vệ sinh hệ vận động Để cơ và xương phát triển cân đối chúng ta cần phải làm gì?
  10. Tiết 11 - Bài 11 TIẾN HÓA CỦA HỆ VÂN ĐỘNG Tuần 6 VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG III. Vệ sinh hệ vận động Để chống cong vẹo cột sống, trong học tập và lao động phải chú ý những điểm gì?
  11. Tiết 11 - Bài 11 TIẾN HÓA CỦA HỆ VÂN ĐỘNG Tuần 6 VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG III. Vệ sinh hệ vận động Để xương và cơ phát triển cân đối cần: - Chế độ dinh dưỡng hợp lí. - Tắm nắng. - Rèn luyện TDTT, lao động vừa sức. Để chống cong vẹo cột sống: - Mang vác đều 2 vai. H. 11 – 5. Tư thế ngồi học ảnh hưởng tới sự phát triển - Tư thế ngồi học, làm việc ngay ngắn. của cột sống
  12. TỔNG KẾT Hãy đánh dấu (+) vào đặc điểm chỉ có ở người không có ở động vật Đặc điểm Đáp án - Xương sọ lớn hơn xương mặt + - Cột sống cong hình cung. - Lồng ngực nở theo chiều lưng bụng. - Cơ nét mặt phân hóa. + -Cơ nhai phát triển. - Khớp cổ tay kém linh động. - Khớp chậu- đùi có cấu tạo hình cầu, hố khớp sâu. + - Xương bàn chân xếp trên 1 mặt phẳng. - Ngón chân cái đối diện với các ngón kia
  13. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP - ĐV bài học tiết này: Học bài và trả lời các câu hỏi 1, 2 trang 39 SGK. - ĐV bài học tiết học tiếp theo: + Nghiên cứu: Bài 12 “Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương” + Mỗi nhóm HS chuẩn bị 2 nẹp dài 30- 40 cm, rộng 4 – 5 cm, dày 0,6 – 1 cm, 4 cuộn băng y tế, mỗi cuộn dài 2m; 4 miếng vải sạch kích thước 20x40 cm.
  14. Tiết học kết thúc