Bài giảng môn Sinh học 8 - Bài 30: Vệ sinh tiêu hóa

ppt 29 trang minh70 5860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Sinh học 8 - Bài 30: Vệ sinh tiêu hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_sinh_hoc_8_bai_30_ve_sinh_tieu_hoa.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Sinh học 8 - Bài 30: Vệ sinh tiêu hóa

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng?. - Gan giữ những vai trò gì trong quá trình tiêu hóa ở ở cơ thể người?. Cấu tạo ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ: + Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp + Có nhiều lông ruột cực nhỏ. + Mạng lưới mao mạch máu dày đặc ( kể cả ở lông ruột) + Ruột dài: tổng diện tích bề mặt hấp thụ đạt đến 500m2 * Gan: Tham gia điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định, đồng thời khử độc cho cơ thể.
  2. TIẾT 31 BÀI 30: VỆ SINH TIÊU HÓA
  3. Tiết 31-Bài 30: VỆ SINH TIÊU HÓA I. Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa:
  4. Có rất nhiều tác nhân có thể gây hại cho hệ tiêu hóa ở những mức độ khác nhau: - Răng có thể bị hư hại khi trong thức ăn đồ uống hay kem đánh răng thiếu chất Canxi và Fluor, hoặc do vi khuẩn lên men nơi vết thức ăn còn dính lại tạo môi trường axít làm hỏng lớp men răng và ngà răng.
  5. - Dạ dày và tá tràng có thể bị viêm loét bởi hoạt động của vi khuẩn Helicobacter pylori kí sinh ở dưới lớp niêm mạc của những cơ quan này. - Các đoạn ruột khác nhau cũng có thể bị viêm do nhiễm độc dẫn đến rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy. Các chất độc có thể do thức ăn ôi thiu, do vi khuẩn tả, thương hàn hay kí sinh trùng amíp tiết ra. LOÉT DẠ DÀY HELICOBACTER - PYLORI
  6. - Các tuyến tiêu hóa có thể bị viêm do các loại vi khuẩn, virút kí sinh gây ra. Gan có thể bị xơ (tế bào gan bị thoái hóa và thay vào đó là mô xơ phát triển) do viêm gan tiến triển, hay do tế bào gan không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, hoặc do tế bào gan bị đầu độc và hủy hoại bởi rượu, các chất độc khác. XƠ GAN DO RƯỢU UNG THƯ GAN
  7. - Hoạt động tiêu hóa còn có thể bị ngăn trở và giảm hiệu quả do giun sán sống kí sinh trong ruột (chúng có thể gây tắc ống mật, tắc ruột và cướp mất một phần chất dinh dưỡng của cơ thể). Các trứng giun sán thường dính trên bề mặt rau, củ không được rửa sạch và có thể sẽ lọt vào ruột khi ta ăn uống. Giun đũa Giun kim Giun móc
  8. Giun chui vào ống mật và làm tắc túi mật Áp xe gan
  9. - Hoạt động tiêu hóa và hấp thụ có thể kém hiệu quả do ăn uống không đúng cách như: + Ăn vội vàng không nhai kĩ; ăn không đúng giờ, đúng bữa; ăn thức ăn không hợp khẩu vị hay khẩu phần ăn không hợp lí. + Tinh thần lúc ăn không được vui vẻ, thoải mái, thậm chí căng thẳng. + Sau khi ăn không được nghỉ ngơi mà phải làm việc ngay.
  10. - Hoạt động thải phân cũng có thể gặp khó khăn (chứng táo bón) do một số nguyên nhân chủ yếu sau: + Ăn khẩu phần ăn không hợp lí: quá nhiều tinh bột và Prôtêin nhưng lại quá ít chất xơ (có nhiều trong rau xanh). + Ăn uống quá nhiều chất chát (có trong ổi xanh, hồng xanh, nước trà ) TRĨ DO TÁO BÓN LÂU NGÀY
  11. Tác Cơ quan hoặc hoạt Mức độ ảnh hưởng nhân động bị ảnh hưởng Răng Hư răng, sâu răng Dạ dày Bị viêm, loét Vi Bị viêm ,rối loạn khuẩn Ruột Các tiêu hóa, tiêu chảy Các tuyến tiêu hóa Sinh Bị viêm, bị xơ (gan) Vật Ruột Bị tắc Giun, sán Các tuyến tiêu hóa Bị tắc (mật) Dạ dày và ruột bị Chế Không Cơ quan tiêu hóa mệt mỏi Độ ăn đúng Bị rối loạn hoặc uống cách Hoạt động tiêu hóa, hấp thụ kém hiệu quả.
  12. Tiết 31-Bài 30: VỆ SINH TIÊU HÓA I. Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa: - Vi khuẩn: gây hại cho răng, dạ dày, ruột và các tuyến tiêu hóa => tạo môi trường axít làm hỏng men răng, viêm loét dạ dày,ruột - Giun sán: Gây tắc ruột và ống dẫn mật - Các chất độc hại có trong thức ăn, đồ uống. - Ăn uống không đúng cách và khẩu phần ăn không hợp lý: Cơ quan tiêu hóa bị viêm, bị mệt mỏi; hoạt động tiêu hóa và hấp thụ kém hoặc bị rối loạn
  13. Thực phẩm còn sống và tái có nguy cơ chứa nhiều nang sán Sán xơ mít và đầu sán Sán lá gan
  14. Đầu sán Người đàn ông này bị giun sán làm tắc ruột và trong não bộ có hàng nghìn con giun sán Giun sán chui vào mắt
  15. Đất cát bẩn và vật nuôi là nguồn Bé bị đau bụng do giun lây truyền giun sán cho trẻ em
  16. Dừa và rau sam trị giun sán rất tốt Lá mơ lông trị kiết lị
  17. Hạt dưa, hạt bí đỏ rang; lựu và quả cau trị giun sán rất tốt
  18. Tiết 31-Bài 30: VỆ SINH TIÊU HÓA I. Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa: II. Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả:
  19. - Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan khác trong khoang miệng. Chải răng đúng cách với bàn chải và kem đánh răng
  20. - Ăn uống hợp vệ sinh để tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hóa Rau củ phải rửa thật kỹ trước khi chế biến Rửa tay thật sạch
  21. Thức ăn ở vỉa hè, lề đường không đảm bảo an toàn thực phẩm
  22. - Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho các cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức. - Ăn chậm, nhai kĩ; ăn đúng giờ đúng bữa, hợp khẩu vị; tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái khi ăn; sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để sự tiêu hóa được hiệu quả.
  23. THẢO LUẬN 1/ Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách? 2/ Thế nào là ăn uống hợp vệ sinh? 3/ Tại sao ăn uống đúng cách lại giúp cho sự tiêu hóa đạt hiệu quả cao?.
  24. 1/ Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách? - Đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ bằng bàn chải mềm và kem đánh răng có chứa Ca và Fluor. Chải răng đúng cách như đã học ở Tiểu học. 2/ Thế nào là ăn uống hợp vệ sinh? - Ăn chín, uống sôi, không ăn thức ăn bị ôi thiu. - Không để ruồi nhặng đậu vào thức ăn. - Rau sống, trái cây tươi phải rửa kỹ trước khi ăn. - Ăn chậm, nhai kỹ giúp thức ăn được nghiền nhỏ, thấm đều dịch tiêu hóa. - Ăn đúng giờ, đúng bữa, thức ăn hợp khẩu vị, bầu không khí vui vẻ: sự tiết dịch tiêu hóa tốt hơn và quá trình tiêu hoá đạt hiệu quả. - Nghỉ ngơi sau khi ăn để tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa tập trung làm việc; sự tiêu hóa hiệu quả hơn.
  25. Tiết 31-Bài 30: VỆ SINH TIÊU HÓA I. Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa: II. Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả: - Ăn uống hợp vệ sinh - Khẩu phần ăn hợp lý. - Ăn chậm, nhai kỹ, ăn đúng giờ đúng bữa, tạo bầu không khí vui vẻ; - Nghỉ ngơi thoải mái sau bữa ăn; - Vệ sinh răng miệng sau khi ăn để bảo vệ tiêu hóa tránh khỏi các tác nhân có hại và hoạt động tiêu hóa có hiệu quả.
  26. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI SAU 1/ Vì sao những tài xế lái xe đường dài hay bị đau dạ dày? 2/ Vì sao không ăn bữa tối quá no, không ăn kẹo trước khi đi ngủ? 3/ Trong thói quen ăn uống, em có những thói quen nào chưa tốt?
  27. BÀI TẬP VỀ NHÀ - Học bài - Làm bài tập 1/ 99/ SGK - Xem bài 31: TRAO ĐỔI CHẤT