Bài giảng môn Sinh học lớp 11 - Bài 15: Tiêu hóa ở động vật

pptx 25 trang thuongnguyen 11160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Sinh học lớp 11 - Bài 15: Tiêu hóa ở động vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_sinh_hoc_lop_11_bai_15_tieu_hoa_o_dong_vat.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Sinh học lớp 11 - Bài 15: Tiêu hóa ở động vật

  1. Nội dung: I. Tiêu hóa là gì ? II. Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa. III. Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa. IV. Tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hóa.
  2. Động vật là sinh vật dị dưỡng chỉ có thể tồn tại và phát triển nhờ lấy các chất dinh dưỡng từ môi trường ngoài. Do có cấu trúc phức tạp nên các chất này phải trải qua quá trình tiêu hóa để biến đổi thành các chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. Vậy tiêu hóa là gì?
  3. I-Tiêu hóa là gì? Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
  4. I. Tiêu hóa là gì? Có 2 hình thức tiêu hóa: Tiêu hóa nội bào là tiêu hóa thức ăn ở bên trong tế bào. Thức ăn được tiêu hóa hóa học trong không bào tiêu hóa nhờ hệ thống enzim (ở động vật đơn bào). Tiêu hóa ngoại bào là tiêu hóa thức ăn bên ngoài tế bào. Thức ăn có thể được tiêu hóa hóa học trong túi tiêu hóa hoặc trong ống tiêu hóa(loài ruột khoang,chim, côn trùng, )
  5. II- Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa - Đại diện: động vật đơn bào. - Hình thức: tiêu hóa nội bào ( tiêu hóa bên trong tế bào).
  6. ► Quá trình tiêu hóa thức ăn ở trùng giày: Hình 15.1 (sgk)
  7. III-Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa Đại diện:loài ruột khoang( thủy tức, sứa) và giun dẹp(sán dây, sán lá gan). - Cấu tạo túi tiêu hóa: + Hình túi và cấu tạo từ nhiều tế bào. + Túi tiêu hóa có một lỗ thông duy nhất(hậu môn). + Trên thành túi có nhiều tế bào tuyến tiết enzim tiêu hóa vào lòng túi tiêu hóa - Ở túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
  8. Quá trình tiêu hóa: Khi thức ăn vào trong túi tiêu hoá, các tế bào tuyến tiết enzim tiêu hoá để thuỷ phân các thức ăn thành các phần có kích thước bé hơn ( tiêu hoá ngoại bào ) →Thức ăn được tiêu hoá dở dang được vận chuyển vào trong tế bào biểu mô để tiến hành tiêu hoá nội bào → Các chất dinh dưỡng được giữ lại, các chất thải được đưa ra lỗ thông trở lại môi trường .
  9. Tại sao trong túi tiêu hóa, thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa nội bào?
  10. Do tiêu hóa ngoại bào chỉ tiêu hóa sơ bộ, nên phần còn lại tiếp tục được tiêu hóa nội bào để thức ăn trở thành dạng đơn giản hơn cơ thể có thể sử dụng được.
  11. IV. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT CÓ ỐNG TIÊU HÓA -Các động vật có xương sống và nhiều loài động vật không có xương sống có ống tiêu hóa: chim, côn trùng, bò sát, -Trong ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu thụ dưới dang ngoại bào nhờ hoạt động cơ học và nhờ tác dụng của dịch tiêu hóa.
  12. Tùy thuộc vào từng loài động vật mà chúng có ống tiêu hóa khác nhau.
  13. Hãy so sánh và cho biết cấu tạo của ống tiêu hóa các loài động vật trên khác nhau ở chỗ nào?
  14. Ở côn trùng đã tiến hóa hơn so với giun đất: hình thành dạ dày có khả năng tiêu hóa thức ăn tốt hơn sao với mề.
  15. Ống tiêu hóa ở chim hình thành các tuyến dạ dày khác như: dạ dày tuyến, dạ dày cơ → tiến hóa hơn so với côn trùng và giun đất.
  16. Ống tiêu hóa của con người có các cơ quan tụy, gan, túi mật, giúp cho quá trình tiêu hóa được diễn ra tốt hơn Con người có bộ tiêu hóa hòan thiện nhất
  17. Bảng 15. Tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người STT Bộ phận Tiêu hóa cơ học Tiêu hóa hóa học 1 Miệng X X 2 Thực quản X 3 Dạ dày X X 4 Ruột non X X 5 Ruột già X Trong đó: Thức ăn được tiêu hóa về mặt cơ học dưới các hoạt động: cắn, nhai, đảo, nghiền, co bóp, Thức ăn được tiêu hóa về mặt hóa học nhờ các hoạt động của enzim của tuyến tiêu hóa.