Bài giảng môn Sinh học lớp 11 - Bài 15: Tiêu hóa ở động vật - Năm học 2017-2018
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Sinh học lớp 11 - Bài 15: Tiêu hóa ở động vật - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_mon_sinh_hoc_lop_11_bai_15_tieu_hoa_o_dong_vat_nam.pptx
Nội dung text: Bài giảng môn Sinh học lớp 11 - Bài 15: Tiêu hóa ở động vật - Năm học 2017-2018
- Năm học: 2017-2018
- Kiểm tra bài cũ -Hô hấp là gì? Hô hấp hiếu khí có ưu điểm gì so với hô hấp kị khí? -Trình bày những yếu tố ảnh hưởng tới quang hợp.Lấy ví dụ minh họa (nếu có).
- I.Tiêu hóa là gì? Theo em tiêu hóa là?Có mấy hình thức tiêu hóa?
- 1.Khái niệm -Tiêu hóa là quá trình biến đổi những chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được. 2. Hình thức tiêu hóa -Có 2 hình thức: +Tiêu hóa nội bào. +Tiêu hóa ngoại bào.
- II.Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa
- Em hãy kể tên các bào quan tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn. =>Gồm: miệng, thực quản, không bào tiêu hóa, lizoxom. Em hãy mô tả lại quá trình tiêu hóa của trùng đế giày/amip sau khi xemđoạn video. =>2-3-1/SGK-trang 62
- III.Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa Em hãy trình bày lại quá trình tiêu hóa của thủy tức. Theo em tiêu hóa ngoại bào xảy ra ở đâu?tiêu hóa ngoại bào xảy ra ở đâu?
- 1.Đặc điểm -Có túi tiêu hóa hình túi, được hình thành từ nhiều tế bào, chỉ có 1 lỗ thông với bên ngoài. Các tuyến trên thành cơ thể tiết ra enzim tiêu hóa vào lòng túi tiêu hóa ngoại bào. -Sau khi tiêu hóa nội bào thức ăn tiếp tục tiêu hóa nội bào trở thành dạng đơn giản mà cơ thể dễ hấp thụ. 2.Nhận xét -Tiêu hóa được thức ăn có kích thước lớn hơn. -Đã có cơ quan tiêu hóa nhưng chưa biệt hóa về mặt chức năng.
- IV. tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa 1.Cấu tạo ống tiêu hóa đơn giản - Ống thẳng - Chưa có tuyến tiêu hóa - Có hay không có hậu môn. -Quá trình tiêu hóa: miệng->hầu->thực quản->diều->mề- >ruột->hậu môn.
- 2.Cấu tạo ống tiêu hóa chuyên hóa hơn - Có tuyến tiêu hóa (Tuyến gan ở tôm) - Có phần phụ miệng - Ruột tịt tiết dịch tiêu hoá . -Quá trình tiêu hóa: Thức ăn->miệng->thực quản- >diều->dạ dày->ruột->hậu môn.
- 3.Cấu tạo ống tiêu hóa chuyên hóa cao
- -Ống và các tuyến tiêu hoá phức tạp, có phân hoá rõ về cấu tạo, chuyên hoá về chức năng. -Quá trình tiêu hóa: thức ăn- >miệng->thực quản->dạ dày- >ruột non->rột già->hậu môn. -Tại phần đầu của tá tràng sẽ có ống đổ dịch mật và dịch tụy =>tiêu hóa hóa học. -Thức ăn sau quá trình tiêu hóa sẽ biến thành phân và được thải ra ngoài môi trường. =>Đây là hệ tiêu hóa tiến hóa hoàn chỉnh nhất về mật cấu tạo và chức năng.
- Bài tập củng cố Bài 1: em hãy hoàn thành bảng sau
- Đặc điểm so sánh Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa Động vật có cơ quan tiêu hóa Động vật có cơ quan Động vật có ống tiêu tiêu hóa hóa Đại diện Động vật đơn bào Ruột khoang và giun Từ giun cho đến thú. dẹp. Hình thức tiêu Tiêu hóa nội bào Tiêu hóa ngoại bào và Tiêu hóa ngoại bào hóa tiêu hóa nội bào. Cấu tạo cơ quan Không có Hình túi, gồm nhiều Gồm: - Cơ quan tiêu tiêu hóa tế bào. Có một lỗ hóa thông vừa là miệng ( miệng, thực quản, dạ vừa là hậu môn. Trên dày, thành túi có nhiều tế ruột non, ruột già và bào tuyến tiết enzim hậu môn) và tuyến tiêu hóa . tiêu hóa (tuyến nước bọt, gan, tụy, dịch ruột Quá trình tiêu hóa Thức ăn được thực bào Thức ăn được tiêu Thức ăn qua ống tiêu và phân hủy nhờ enzim hóa ngoại bào (trong hóa sẽ được biến đổi chứa trong lizôxôm tạo lòng túi nhờ enzim cơ học thành chất dinh dưỡng thủy phân chất dinh biến đổi hóa học đơn giản (được hấp thụ) dưỡng phức tạp thành thành những chất dinh và chất thải (xuất bào) . chất đơn giản hơn) và dưỡng đơn giản và tiêu hóa nội bào . được hấp thụ vào máu, các chất không được tiêu hóa sẽ tạo thành phân thải ra ngoài.
- Câu 2. Cho biết những ưu điểm của tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá so với túi tiêu hoá? TRẢ LỜI: - Trong ống tiêu hoá, dịch tiêu hoá không bị hoà loãng với nước àdễ tiêu hoá -Nhờ thức ăn đi theo một chiều nên ông tiêu hoá hình thành các bộ phận chuyên hoá, thực hiện các chức năng khác nhau như tiêu hoá cơ học, tiêu hóa hoá học, hấp thụ thức ăn. Trong khi đó túi tiêu hoá thì không có sự chuyên hoá như vậy. Câu 3. Tại sao nói tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào? TRẢ LỜI: -Thức ăn được tiêu hoá bên ngoài tế bào, thức ăn được tiêu hoá cơ học và hoá học trong lòng ống tiêu hoá. Các chất sau khi được tiêu hoá ngoại bào trong túi tiêu hoá sẽ được tiếp tục đưa vào trong tế bào để tiêu hoá nội bào.
- Câu 4. Trình bày ưu điểm của tiêu hóa bằng túi tiêu hóa so với tiêu hóa nội bào ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa và tiêu hóa bằng ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa. TRẢ LỜI: Ưu điểm của tiêu hóa bằng túi tiêu hóa so với tiêu hóa nội bào là: -Nhờ có ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa nên túi tiêu hóa tiêu hóa được con mồi to hơn, nhiều loại thức ăn hơn và tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn. Ưu điểm của tiêu hóa bằng ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa : -Thức ăn đi vào theo một chiều nên thức ăn và chất thải không trộn lẫn vào nhau như trong túi tiêu hóa -Trong ống tiêu hóa, dịch tiêu hóa không bị hòa loãng như trong túi tiêu hóa -Ống tiêu hóa hình thành các phần khác nhau đảm nhận các chức năng khác nhau, có sự phối hợp tiêu hóa cơ học và hóa học nên hiệu quả tiêu hóa cao hơn Câu 5. Ống tiêu hoá phân hoá thành các bộ phận khác nhau có tác dụng gì? TRẢ LỜI: - Sự chuyên hoá về chức năng của các bộ phận trong ống tiêu hoá giúp quá trình tiêu hoá đạt hiệu quả cao nhất. Ví dụ: ở miệng có răng, cơ nhai tham gia vào quá trình tiêu hóa cơ học giúp nghiền nhỏ thức ăn, làm tăng diện tích tác dụng của enzim lên thức ăn
- Câu 6. Trình bày sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào TRẢ LỜI: Tiêu hóa nội bào Tiêu hóa ngoại bào - Tiêu hóa thức ăn ở bên - Tiêu hóa thức ăn ở bên trong tế bào ngoài tế bào - Gặp ở động vật đơn bào - Gặp ở động vật đa bào (có (chưa có cơ quan tiêu hóa) và cơ quan tiêu hóa) đa bào - Thức ăn được tiêu hóa hóa - Thức ăn được tiêu hóa hóa học trong túi tiêu hóa hoặc hóa học trong không bào tiêu hóa học và cơ học trong ống tiêu - Hệ thống enzim ở động vật hóa. đơn bào do lizoxom cung cấp. - Hệ thống enzim trong tuyến - Tiêu hóa được thức ăn nhỏ tiêu hóa - Tiêu hóa được thức ăn lớn và nhỏ
- Câu 7. Ống tiêu hóa của một số loài động vật như giun đất, châu chấu, chim có những bộ phận gì khác với ống tiêu hóa người? Các bộ phận đó có chức năng gì? TRẢ LỜI: - Giun đất, côn trùng và chim có diều, người không có. Chim có diều và dạ dày cơ (mề), người không có. - Diều là một phần phình to của thực quản có chức năng chứa và làm mềm thức ăn. Dạ dày cơ của chim có thành dày và rất khỏe để nghiền nát hạt, trong đó có các hạt sạn để làm tăng hiệu quả nghiền hạt. Câu 8. Trình bày đặc điểm của quá trình tiêu hoá trong túi tiêu hoá TRẢ LỜI: - Ống tiêu hóa gồm nhiều bộ phận với các chức năng khác nhau - Thức ăn đi theo một chiều trong ống tiêu hóa. Khi đi qua ống tiêu hóa, thức ăn bị biến đổi cơ học và hóa học để trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu. - Các chất không được tiêu hóa trong ống tiêu hóa sẽ tạo thành phân và thải ra ngoài