Bài giảng Ngữ văn 6 - Bài 21: Vượt thác - Võ Quảng

ppt 30 trang minh70 6050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Bài 21: Vượt thác - Võ Quảng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_6_bai_21_vuot_thac_vo_quang.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Bài 21: Vượt thác - Võ Quảng

  1. TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH KÍNH CHÀO QÚY THẦY CÔ CÙNG CÁC EM HỌC SINH THÂN MẾN ! GV: Nguyễn Thị Thu Hường
  2. Bài 21 – VĂN BẢN - Võ Quảng-
  3. Bài 21 :VƯỢT THÁC 1. Bức tranh thiên nhiên:c + Trước khi vượt thác: Sông đẹp êm đềm, thơ mộng, trù phú. + Khi vượt thác: Hùng vĩ, hiểm trở, dữ dội. - Dòng sông cứ chảy quanh co - NhữngHình ảnh cây dòng to sông mọc và giữa hai bên những bờ + Sau khi vượt thác: sông sau khi vượt thác được miêu bụi lúp xúp tả như thế nào? Sông trở lại hiền hòa, thơ mộng - Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra. => Nghệ thuật Nhân: hoá, so sánh. ➔ Thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn hiện lên với vẻ đẹp phong phú, thơ mộng và hùng vĩ.
  4. Bài 21 : VƯỢT THÁC 1. Bức tranh thiên nhiên: 2. Hình ảnh dượng Hương Thư: - Ngoại hình: Vạm vỡ, rắn chắc, Em có cảm nhận như thế nào về khoẻ khoắn. dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác? - Hành động: Nhanh nhẹn, mạnh mẽ, dứt khoát. -Dượng Hương Thư vừa là → Các hình ảnh so sánh độc người lao động khoẻ mạnh đáo đề cao sức mạnh của dũng cảm vừa là người chỉ người lao động trước thiên huy dày dạn kinh nghiệm. nhiên. => Con người lao động khỏe khoắn với tư thế dũng mãnh trước thiên nhiên hùng vĩ
  5. Hình ảnh Hượng Hương Thư được miêu tả lúc vượt thác đã khắc họaVậyvẻ emđẹp họcrắn tậpchắc, đượcdũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất những nét đẹp nào qua cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. nhân vật này? Nhưng trong cuộc sống đời thường, DHT lại là một người hiền lành, nhu mì, khiêm tốn. Đó là hình ảnh rất đẹp về con người lao động. Có thể mỗi chúng ta sẽ có những suy nghĩ khác nhau. Tuy nhiên ai cũng có thể nhận thấy được những nét đẹp đáng để học tập ở Hượng Hương Thư đó là tinh thần tập trung cao độ, nghiêm túc khi làm việc, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách trong đời sống. Đồng thời đức tính khiêm tốn rất cần cho mỗi người, nó giúp chúng ta dễ hòa nhập và được mọi người xung quanh yêu mến hơn.
  6. Bài 1: Hai bài “Sông nước Cà Mau” và “Vượt thác” đều miêu tả cảnh sông nước. Em hãy nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả ở mỗi bài và nghệ thuật miêu tả của tác giả?
  7. Văn bản Sông nước Cà Mau Vượt thác -vẻ đẹp rộng lớn sông -Cảnh thiên nhiên Nét đặc sắc ngòi,kênh rạch chi chít , rộng lớn thơ mộng , của phong các tầng rừng đước phong phú, hùng vĩ. cảnh thiên -chợ nổi trên sông => Làm nổi bật vẻ nhiên =>Cảnh sắc thiên nhiên và đẹp của người lao con người đâm chất Nam Bộ. động. -Vừa bao quát vừa cụ thể - Cảnh hiện lên từ Nghệ thuật sinh động thông qua cảm điểm nhìn của con nhận trực tiếp và vốn hiểu thuyền theo hành miêu tả biết phong phú của tác giả. trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động.
  8. Bài tập 2 : Viết đoạn văn nêu cảm nhận về dượng Hương Thư trong văn bản “ Vượt thác” của Võ Quảng? Gợi ý: -Hình thức: Đoạn văn có dung lượng 7-9 câu -Nội dung: Cảm nhận của cá nhân đối với nhân vật. +Trong cuộc vượt thác ( yêu mến ngưỡng mộ khâm phục ) +Trong cuộc sống đời thường ( gần gũi thân thiện )
  9. • Đoạn văn tham khảo: Cảm nhận về hình ảnh dượng Hương Thư trong bài Vượt thác • Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất nước . Trong cuộc vượt thác,nước nguy hiểm “từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng” nhưng dượng Hương Thư không một chút lo sợ, nao núng điều khiển con thuyền vượt thác. Dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật, vừalà người đứng mũi chịu sào dũng cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm làm em yêu mến, ngưỡng mộ và khâm phục. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn. Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dũng cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đẹp khỏe khoắn, kiên cường của người lao động, và cho ta thấy trong cuộc sống đời thường dượng gần gũi,thân thuộc biết bao.
  10. “Trò chơi bắt bướm” Có 3 con bướm tương ứng với 3 câu hỏi
  11. Câu 1. Nội dung miêu tả đầy đủ của văn bản là: A. Sức mạnh của con thuyền. B. Sức mạnh của con người. C. Vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của con người trước thiên nhiên hùng vĩ. D. Cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
  12. Câu 2. Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của văn bản là: A.Tả tâm trạng. B.Tả thiên nhiên phong phú. C. Tả hoạt động của con người. D. Tả cảnh phối hợp tả người tự nhiên sinh động bằng những từ ngữ gợi tả, so sánh, nhân hoá.
  13. Câu 3. Trong khi vượt thác, tác giả đã ví dượng Hương Thư với hình ảnh nào? (ô chữ gồm 9 chữ cái) M Ộ T H I Ệ P S Ĩ
  14. PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ” (Ngữ Văn 6- tập 2) Câu 1: Nêu nội dung đoạn trích trên? Câu 2: Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Xác định kiểu so sánh trong các câu văn vừa tìm? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nghệ thuật đó? Câu 3: Câu văn sau: "Thuyền cố lấn lên". a) Xác định chủ ngữ, vị ngữ? b) Xác định kiểu câu và cho biết câu văn trên dùng để làm gì? Câu 4: Cấu trúc so sánh “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thiếu yếu tố nào ?
  15. Câu 2: Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Xác định kiểu so sánh trong các câu văn vừa tìm? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nghệ thuật đó? GỢI Ý * Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh: - Những động tác thả sào nhanh như cắt. => So sánh ngang bằng - Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc =>So sánh ngang bằng - Cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. => So sánh ngang bằng - Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà. => So sánh không ngang bằng * Tác dụng: - Tô đậm vẻ đẹp của dượng Hương khi vượt thác. Dượng Hương Thư đang vượt thác rất đỗi hùng dũng, mạnh mẽ, khỏe khoắn với thân hình cường tráng, chắc chắn, quyết tâm. - Thể hiện sự ngưỡng mộ ca ngợi vẻ đẹp của người lao động làm chủ thiên nhiên.
  16. Câu 3: Câu văn sau: "Thuyền cố lấn lên". a) Xác định chủ ngữ, vị ngữ? b) Xác định kiểu câu và cho biết câu văn trên dùng để làm gì? GỢI Ý: a) Thuyền // cố lấn lên. CN VN b) Kiểu câu: câu đơn, dùng để miêu tả. Câu 4: Cấu trúc so sánh “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thiếu yếu tố nào ? GỢI Ý: Cấu trúc so sánh “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thiếu phương diện so sánh.
  17. PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1: Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi: “Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ” (Ngữ Văn 6- tập 2) Câu 1: Nêu nội dung đoạn trích trên? GỢI Ý Nội dung đoạn trích: Hình ảnh quả cảm của dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Qua đó làm nổi bật vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của người lao động trên nền cảnh thiên nhiên, hùng vĩ.
  18. PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau: '' Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “ soạc”. Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương Thư ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương Thư dưới sức chống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ trực trụt xuống, quay đầu chạy lại về Hòa Phước”. Câu 1. Nêu nội dung chính của đoạn trích bằng 1 câu văn . Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt của đoạn văn trên? Câu 2. a.Hãy chỉ ra 3 phó từ, 1 cụm danh từ, 1 cụm động từ có trong đoạn trích trên. b. Xác định các động từ chỉ hoạt động có trong đoạn trích trên . Nhận xét về điểm chung của các động từ đó và nêu ý nghĩa biểu đạt của chúng. Câu 3.Viết đoạn văn khoảng 7-9 câu nêu cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên sông Thu Bồn được miêu tả trong văn bản chứa đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng 1 phó từ, 1 từ Hán Việt. Gạch chân, chú thích rõ.
  19. Bài 1.Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau: '' Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “ soạc”. Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương Thư ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương Thư dưới sức chống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ trực trụt xuống, quay đầu chạy lại về Hòa Phước”. phó từ 2. a.Hãy chỉ ra 3 phó từ, 1 cụm danh từ, 1 cụm động từ có trong đoạn trích trên.
  20. Bài 1.Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau: '' Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “ soạc”. Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương Thư ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương Thư dưới sức chống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ trực trụt xuống, quay đầu chạy lại về Hòa Phước”. phó từ 2. b. Xác định các động từ chỉ hoạt động có trong đoạn trích trên . Nhận xét về điểm chung của các động từ đó và nêu ý nghĩa biểu đạt của chúng b:-Các động từ có trong đoạn trích trên là:Phóng, chảy, đánh, đứng, co, cắm, ghì, trụ, cản, văng, vùng vằng, trụt, quay, chạy -Đây là những động từ chỉ hoạt động, trạng thái mạnh của thiên nhiên cũng như của con người. Việc sử dụng hàng loạt động từ như vậy đã gợi ra sự dữ dội của thiên nhiên, gợi được sự dũng cảm, mạnh mẽ của con người trong lao động, trong công cuộc chinh phục thiên nhiên.
  21. BÀI 2 : Từ hình ảnh Dượng Hương Thư - con người lao động khỏe khoắn, hùng dũng trước thiên nhiên. Em có suy nghĩ gì về những người dân đang tình nguyện lên tuyến đầu chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong thời điểm hiện nay? Hãy viết đoạn văn (khoảng 7 đến 9 câu) trình bày về suy nghĩ đó. Trong đoạn văn có sử dụng một phó từ, một phép tu từ so sánh (gạch chân và chú thích rõ). *Mở đoạn: Hình ảnh Dượng Hương Thư - con người lao động khỏe khoắn, hùng dũng trước thiên nhiên đã khiến em suy nghĩ về biết bao người lao động đang tình nguyện lên tuyến đầu chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong thời điểm hiện nay *Thân đoạn -Họ là những ai -Cảm nghĩ về công việc họ đang làm. -Cảm nghĩ về những hi sinh thầm lặng của họ. VIDEO =>Những chiến binh tuyến đầu chống dịch ấy mang vẻ đẹp truyền thống sáng ngời của con người lao động Việt Nam được kết tinh từ muôn đời nay. *Kết đoạn: -Bày tỏ lòng biết ơn, ngưỡng mộ -Liên hệ bản thân, kêu gọi cộng đồng. * Gợi ý về hình ảnh so sánh: - Họ giống như những chiến binh quả cảm. - Họ giống như những anh hùng quả cảm trên mặt trận chống dịch.
  22. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ. - Hoàn thành PHIẾU BÀI TẬP số 3. - Chuẩn bị bài tiếp theo.
  23. PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 (BÀI TẬP VỀ NHÀ) BÀI 1: Đọc kĩ đoạn văn sau trả lời các câu hỏi sau: "Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt. Đã đến Phường Rạnh. Thuyền chuẩn bị vượt thác" Câu 1: Xác định ngôi kể trong đoạn văn trên ? Câu 2: Chỉ ra các trạng ngữ được sử dụng trong đoạn? Câu 3: Tìm các từ láy, từ ghép? Câu 4: Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn? BÀI 2 : Từ hình ảnh Dượng Hương Thư - con người lao động khỏe khoắn, hùng dũng trước thiên nhiên. Em có suy nghĩ gì về những người dân đang tình nguyện lên tuyến đầu chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong thời điểm hiện nay? Hãy viết đoạn văn (khoảng 7 đến 9 câu) trình bày về suy nghĩ đó. Trong đoạn văn có sử dụng một phó từ, một phép tu từ so sánh (gạch chân và chú thích rõ).
  24. CHÚC CÁC EM CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
  25. GỢI Ý PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 Câu 1: Xác định ngôi kể trong đoạn văn trên ? Ngôi kể: Ngôi thứ nhất Câu 2: Chỉ ra các trạng ngữ được sử dụng trong đoạn? Các trạng ngữ được sử dụng trong đoạn: Càng về ngược, dọc sông, Câu 3: Tìm các từ láy, từ ghép? - Từ láy: um tùm, trầm ngâm, đột ngột - Từ ghép: vườn tược, mãnh liệt, chắn ngang, Phường Rạnh, chuẩn bị
  26. GỢI Ý PHIẾU BÀI TẬP SÔ 3 (BTVN) Đọc kĩ đoạn văn sau trả lời các câu hỏi sau: "Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt. Đã đến Phường Rạnh. Thuyền chuẩn bị vượt thác" Câu 4: Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn? GỢI Ý Phép nhân hóa trong đoạn văn: Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. - Tác dụng: Tác giả đã dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ tính chất của cây cối làm cho cây cối bên bờ sông trở nên sinh động gần gũi với con người.
  27. BÀI 2 : Từ hình ảnh Dượng Hương Thư - con người lao động khỏe khoắn, hùng dũng trước thiên nhiên. Em có suy nghĩ gì về những người dân đang tình nguyện lên tuyến đầu chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong thời điểm hiện nay? Hãy viết đoạn văn (khoảng 7 đến 9 câu) trình bày về suy nghĩ đó. Trong đoạn văn có sử dụng một phó từ, một phép tu từ so sánh (gạch chân và chú thích rõ). *Mở đoạn: Hình ảnh Dượng Hương Thư - con người lao động khỏe khoắn, hùng dũng trước thiên nhiên đã khiến em suy nghĩ về biết bao người lao động đang tình nguyện lên tuyến đầu chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong thời điểm hiện nay *Thân đoạn -Họ là những ai -Cảm nghĩ về công việc họ đang làm. -Cảm nghĩ về những hi sinh thầm lặng của họ. VIDEO =>Những chiến binh tuyến đầu chống dịch ấy mang vẻ đẹp truyền thống sáng ngời của con người lao động Việt Nam được kết tinh từ muôn đời nay. *Kết đoạn: -Bày tỏ lòng biết ơn, ngưỡng mộ -Liên hệ bản thân, kêu gọi cộng đồng. * Gợi ý về hình ảnh so sánh: - Họ giống như những chiến binh quả cảm. - Họ giống như những anh hùng quả cảm trên mặt trận chống dịch.
  28. • Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về hình ảnh dượng Hương Thư trong bài Vượt thác của tác giả Võ Quảng • Hướng dẫn chi tiết • Nhân vật dượng Hương Thư có thể xem là trung tâm của câu chuyện, quá trình vượt thác của dượng Hương Thư thật nguy hiểm, những con người không nao núng, sợ hãi trước thiên nhiên, tác giả tập trung khắc họa hình ảnh dượng Hương Thư đứng mũi chịu sào, đây cũng là cuộc chiến giữa con người với thiên nhiên. • Khi vượt thác được tác giả so sánh dượng Hương Thư “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ”, “như một pho tượng đồng đúc” thể hiện sức mạnh, tầm vóc của con người trước thiên nhiên khắc nghiệt, đây cũng là hình ảnh so sánh đầy thú vị khiến nhiều người liên tưởng đến những vị anh hùng xưa vốn có sức mạnh phi thường. Với sự so sánh đó không ai hơn con người mới đủ sức chế ngự và vượt qua được thiên nhiên. • Thêm một điểm nhấn trong vượt thác chính là sự so sánh của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà khác nhau hoàn toàn, điều này làm rõ nét sự mạnh mẽ, kiên cường, các hành động nhân vật rút sào, thả sào nhanh như cắt cho thấy sự dũng cảm, dày dạn kinh nghiệm khi vượt thác dữ. • Dượng Hương Thư chính là nhân vật làm nổi bật hình ảnh con người mạnh mẽ, kiên cường, sẵn sàng đánh bại thiên nhiên nhưng lại vô cùng giản dị, khiêm nhường. Đây cũng là đức tính của những con người lao động.
  29. • Bài tập 3 :Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ (văn bản Vượt Thác, Võ Quảng) • Gợi ý • Trong văn bản “Vượt thác” của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ” là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vậy, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã để giành phần sống cho mình. Và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ vói một hình ảnh “dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ”. Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn, thử thách.