Bài giảng Ngữ văn 6 - Bài 25: Văn bản: Cô tô
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Bài 25: Văn bản: Cô tô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_6_bai_25_van_ban_co_to.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Bài 25: Văn bản: Cô tô
- NGỮ VĂN LỚP 6 – TIẾT 107, 108. VĂN BẢN: CÔ TÔ – NGUYỄN TUÂN GV thực hiện: Nguyễn Thị Lệ Hằng
- TUẦN 28. TIẾT 107- 108: VĂN BẢN: CÔ TÔ ( Nguyễn Tuân ) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức, kĩ năng a. Kiến thức - Biết được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn. - Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả. - Vận dụng trình bày suy nghĩ của bản thân về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản. b. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm văn bản: giọng đọc tươi vui, hồ hởi. - Đọc hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả. - Trình bày suy nghĩ của bản thân về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản.
- 2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh a. Các phẩm chất : - Giáo dục tình cảm yêu mến và lòng tự hào một vùng đất của Tổ quốc – quần đảo Cô Tô. - Giáo dục tình yêu biển đảo quê hương. b. Các năng lực chung : - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin. c. Các năng lực chuyên biệt : + Năng lực tri giác ngôn ngữ. + Năng lực cảm thụ. + Năng lực liên tưởng trong tiếp nhận văn học.
- I. ĐỌC – CHÚ THÍCH 1. Đọc 2. Chú thích a. Tác giả: Nguyễn Tuân (1910 - 1987). - Quê ở Hà Nội, là nhà văn nổi tiếng sở trường về thể tuỳ bút và ký. - Phong cách nghệ thuật: Tác phẩm của ông luôn thể hiện phong cách độc đáo tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Nguyễn Tuân (1910 - 1987).
- - Tác phẩm tiêu biểu: + Trước Cách mạng tháng Tám 1945: “Một chuyến đi” (du kí - 1938), “ Ngọn đèn dầu lạc” (phóng sự - 1939), “Chiếc lư đồng mắt cua” (tuỳ bút - 1941), “Vang bóng một thời” (tập truyện ngắn –1940). + Sau Cách mạng tháng Tám: “Người lái đò trên sông Đà”, “Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi”,
- b. Tác phẩm - Đoạn trích là phần cuối của bài kí Cô Tô. c. Từ khó - Tìm hiểu về địa danh Cô Tô. - (Dựa vào từ khó trong sách giáo khoa, chú ý các từ: 1, 3, 5, 6, 11, ).
- II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Tìm hiểu khái quát văn bản + Thể loại : kí. + Phương thức biểu đạt: Miêu tả kết hợp với biểu cảm. + Bố cục: 3 phần. • Phần 1: Từ đầu theo mùa sóng ở đây: Toàn cảnh Cô Tô sau cơn bão. • Phần 2: Tiếp .là là nhịp cánh: Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô. • Phần 3: Còn lại: Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô.
- 2. Tìm hiểu chi tiết văn bản a. Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô - Các chi tiết : + Trời trong trẻo, sáng sủa. + Cây thêm xanh mượt. + Nước biển lam biếc, đậm đà. + Cát vàng giòn. + Cá nặng lưới. -> Sử dụng các hình ảnh chọn lọc: Bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát, cá Sử dụng nhiều tính từ chỉ màu sắc, ánh sáng. Từ ngữ gợi hình, gợi cảm chính xác. => Khung cảnh bao la khoáng đạt, trong sáng, lộng lẫy.
- b. Cảnh mặt trời mọc trên biển - Vị trí quan sát: đầu mũi đảo - Trình từ miêu tả: từ khái quát đến cụ thể, theo trình tự không gian. Chi tiết miêu tả cảnh mặt trời mọc Cảm nhận về Nhận xét về nghệ thuật vẻ đẹp Trước Trong Sau
- Chi tiết miêu tả cảnh mặt trời mọc Cảm nhận về vẻ Nhận xét về nghệ thuật đẹp Trước Trong Sau - Chân trời - Mặt trời nhô lên - Vài chiếc - Dựng nhiều - Bức tranh ngấn bể cao tròn trĩnh phúc nhạn chao đi hình ảnh so sánh thiên nhiên sạch như hậu như lòng quả chao lại. mới lạ tuyệt đẹp, rực một tấm trứng thiên nhiên - Một con - Sử dụng từ ngữ rỡ tráng lệ. kính lau hết đầy đặn. chim hải âu chính xác, chọn Cảnh mặt trời mây, hết - Quả trứng hồng là là nhịp lọc, độc đáo, gợi mọc được đặt bụi. hào thăm thẳm và cánh. hình, gợi cảm trong khung đường bệ đặt lên -> Thể hiện tài cảnh rộng lớn, một mâm bạc quan sát, miêu bao la, tinh đường kính mâm tả, sử dụng ngôn khôi. rộng y như một ngữ điêu luyện mâm lễ phẩm tiến của nhà văn. ra từ trong bình minh.
- - Thể hiện nét tài hoa, độc đáo, điêu luyện của nhà văn. - Tình yêu thiên nhiên gắn bó với khát vọng khám phá cái đẹp của Nguyễn Tuân. c. Cảnh sinh hoạt và lao động trong một buổi sáng trên biển + Cảnh sinh hoạt tập trung xung quanh cái giếng nước ngọt trên biển. + Giếng : Sự sống sau một ngày lao động ở quần đảo tập trung rất riêng chỉ có ở đảo mới có.
- - Chi tiết : + Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. + Từ đoàn thuyền đánh cá đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi, về về. -> Cảnh sinh hoạt khẩn trương, tấp nập nhưng rất giản dị, thanh bình. → Cách miêu tả thật tự nhiên, chân thực cuộc sống. => Yêu thiên nhiên, con người vùng đảo Cô Tô một cách sâu đậm.
- III. Ghi nhớ 1. Nghệ thuật : + Từ ngữ chọn lọc, sử dụng nhiều tính từ miêu tả tài tình, điêu luyện. + Hình ảnh so sánh mới lạ độc đáo. + Lựa chọn hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc 2. Nội dung: + Bức tranh thiên nhiên hiện lên tươi sáng, rực rỡ, tráng lệ, đồng thời gợi cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, êm đềm, hạnh phúc. 3. Ý nghĩa: + Vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô. Qua đó thấy được tình yêu của tác giả đối với mảnh đất quê hương. * Ghi nhớ (SGK).
- III. LUYỆN TẬP Bài tập 1. Trong đoạn cuối, cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh? Nêu suy nghĩ của em về cảnh đó? Gợi ý: Quanh giếng nước ngọt: vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền (sử dụng hình ảnh so sánh); - Chỗ bãi đá, bao nhiêu là thuyền. - Chỗ bãi đá, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp (sử dụng lượng từ không xác định); - Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về (sử dụng liên từ và điệp từ);
- ➔ Đó là cảnh sinh hoạt và lao động khẩn trương, tấp nập. Đó cũng là khung cảnh của cuộc sống thanh bình sau bão: "Trông chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành". Hình ảnh so sánh liên tưởng độc đáo này thể hiện sự đan quyện trong cảm xúc giữa cảnh và người, đồng thời thể hiện đặc sắc tình yêu Cô Tô của riêng một Nguyễn Tuân - "người đi tìm cái đẹp" toàn bích và hài hoà.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. HS đọc diễn cảm đoạn văn miêu tả tiêu biểu trong văn bản. 2. Em thích hình ảnh miêu tả nào nhất ? Vì sao ? 3. Cô Tô là vùng đất có ý nghĩa như thế nào đối với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. 4. Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em sau khi học văn bản Cô Tô ( Từ 5 đến 7 câu có sử dụng hình ảnh nhân hóa và so sánh).
- Hoạt động tìm tòi và mở rộng 1. Tìm hiểu về việc xây dựng và phát triển vùng đất Cô Tô trong hiện tại và tương lai. 2. Tìm đọc thêm những văn bản của nhà văn Nguyễn Tuân (có thể cho về nhà nếu hết thời gian). - Tìm đọc những bài văn “Phong cảnh làng mạc ngày mùa” – Tô Hoài. - “Mưa” – Trần Đăng Khoa. - “Lao xao” – Duy Khán.
- * Hướng dẫn HS học và làm bài ở nhà. + Hướng dẫn HS học bài : - Học thuộc ghi nhớ sgk và nội dung bài giảng. - Viết hoàn chỉnh đoạn văn nêu cảm nhận về văn bản Cô Tô. + Hướng dẫn HS chuẩn bị bài : - Ôn tập kĩ phương pháp viết bài văn tả người chuẩn bị cho giờ viết bài trên lớp tuần sau. + Đọc tham khảo một số đề văn trong sách giáo khoa. + Ôn kĩ kiến thức về văn miêu tả: bố cục, nhiệm vụ của từng phần trong bài văn. + Đọc tham khảo một số đoạn văn, bài văn miêu tả người.