Đề cương ôn tập học kì II - Môn: Ngữ văn 6

doc 6 trang minh70 3620
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II - Môn: Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_6.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II - Môn: Ngữ văn 6

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2010-2011 A.TIẾNG VIỆT I. Lí thuyết Học thuộc ghi nhớ, tự cho ví dụ và làm bài tập sách giáo khoa các phần sau: 1. Phó từ: Khái niệm, các loại phó từ; 2. So sánh: Khái niệm, cấu tạo của phép so sánh, các kiểu so sánh, tác dụng của so sánh. 3. Nhân hóa: Khái niệm, các kiểu nhân hóa; 4. Ẩn dụ: Khái niệm, các kiểu ẩn dụ; 5. Hoán dụ: Khái niệm, các kiểu hoán dụ; 6. Các thành phần chính của câu: Vị ngữ, chủ ngữ, cấu tạo của chủ ngữ và vị ngữ. 7. Câu trần thuật đơn là gì? 8. Câu trần thuật đơn có từ “là”: đặc điểm, các kiểu câu. 9. Đặc điểm câu trần thuật đơn không có từ “là”; 10. Cách chữa lỗi câu thiếu chủ ngữ và thiếu vị ngữ; II .Bài tập: Làm lại các bài tập sau mỗi bài học của nội dung ôn tập phần lí thuyết trên. B.VĂN HỌC Đọc kĩ lại các văn bản đã học * Đối với các tác phẩm truyện cần: + Nắm vững cốt truyện, nhân vật, thứ tự kể, ngôi kể, những nghệ thuật được sử dụng trong bài, tác dụng của những nghệ thuật đó, phương thức biểu đạt, học thuộc một số đoạn hay- quan trọng, học thuộc ghi nhớ, bài học rút ra cho bản thân từ mỗi văn bản * Đối với các tác phẩm thơ cần: + Nắm vững nhân vật, thể thơ, cách gieo vần, những nghệ thuật được sử dụng trong bài, tác dụng của những nghệ thuật đó, phương thức biểu đạt, học thuộc thơ, học thuộc ghi nhớ, bài học rút ra cho bản thân từ mỗi văn bản 1.Bài học đường đời đầu tiên ( Tô Hoài ); 2. Sông nước Ca Mau ( Đoàn Giỏi ); 3. Bức tranh của em gái tôi ( Tạ Duy Anh ); 4. Vượt thác ( Võ Quãng ); 5. Buổi học cuối cùng ( An-phong-xơ-đô-đê ); 6. Đêm nay Bác không ngủ ( Minh Huệ ); 7. Lượm ( Tố Hữu ); 8. Cô Tô ( Nguyễn Tuân ); 9. Cây tre Việt Nam (Thép Mới); 10. Lòng yêu nước (I-Li-a E- ren- bua); 11. Lao xao ( Duy Khánh ); 12. Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử ( Thúy Lan ); 13. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ ( Xi át- tơ ); 14. Động Phong Nha ( Trần Hoàng ); * Nêu nội dung và nghệ thuật của các văn bản sau: Đêm nay Bác không ngủ, Lượm, Cô Tô, Cây tre Việt Nam. C.TẬP LÀM VĂN I .Lí thuyết. Nắm vững cách viết và tập viết kiểu bài văn miêu tả: 1 Thế nào là văn bản miêu tả? 2 Muốn miêu tả được ta phải làm gì? a.Tả cảnh: cảnh mùa xuân, cảnh mùa đông, cảnh sân trường giờ ra chơi, cảnh bình minh ở quê hương em, cảnh hoàng hôn, cảnh chợ tết b Tả người: tả chân dung và tả người gắn với công việc (ông, bà, cha, mẹ, bạn ). c. Sáng tạo, tưởng tượng; II. Thực hành 1. Những bài văn mẫu để học hỏi; 2 Tập viết theo các đề sách giáo khoa; 3, Tham khảo các đề bài sau: - Đề 1: Hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai vào dịp Tết đến, xuân về. - Đề 2: Em đã từng chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên truyền hình, hãy viết bài văn miêu tả trận bão lụt khủng khiếp đó. - Đề 3: Em hãy viết bài văn miêu tả người thân yêu gần gũi nhất với mình ( ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em )
  2. III.MỘT SỐ BÀI LÀM THAM KHẢO 1.So sánh là gì? Cấu tạo của phép so sánh? Các kiểu so sánh? 2.Nhân hóa là gì? Các kiểu nhân hóa? 3.Ẩn dụ là gì? Các kiểu ẩn dụ? 4.Hoán dụ là gì? Các kiểu hoán dụ? 5.Chủ ngữ là gì? Đặc điểm của chủ ngữ? Vị ngữ là gì? Đặc điểm của vị ngữ? 6.Thế nào là câu trần thuật đơn? Thế nào là câu trần thuật đơn có từ là? *Đề bài: Em đã chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên truyền hình, hãy tả lại trận bão lụt khủng khiếp đó. *Bài viết Thiên nhiên sẽ chẳng bao giờ biết nương tay nếu chúng ta vẫn tiếp tục không tuân thủ những quy luật vận hành của nó. Càng bước sang thế kỷ văn minh, con người càng phải chịu những cơn thịnh nộ kinh hồn của thiên nhiên. Sóng thần ở Inđônêxia hay cơn bão khủng khiếp Catina vừa đổ bộ vào nước Mỹ tuần này rõ ràng là những minh chứng không gì thuyết phục hơn cho điều ấy. Một biển nước mênh mông với bao điều đáng sợ chiếm trọn mười phút mục dự báo thời tiết của đài truyền hình. Cơn bão dù đã được dự báo trước nhưng người dân Mỹ vẫn phải hứng trọn một lần nổi giận của thần biển Pôdây đông. Cả một thành phố công nghiệp chìm trong mênh mông biển nước. Thuyền cứu hộ chạy ầm ầm trong thành phố như chạy giữa mặt sông. Lác đác đây đó còn lại một vài ngôi nhà nổi lên phần nóc hoặc trần. Trên đó không biết có bao nhiêu người đang gào khóc dơ tay cầu cứu. Tình cảnh trông đến thảm thương. Chẳng ai có thể ngờ được ở nước Mỹ lại có những cảnh tượng đau lòng như vậy. Nước trong thành phố bắt đầu chuyển màu đen. Nó bị ô nhiễm nặng bởi bao nhiêu thứ trong đó có không ít xác người. Cả thành phố ngột ngạt trong cảnh không điện, không thức ăn, nước uống, không thuốc men. Tình cảnh gợi những căn bệnh hiểm nghèo dễ dàng lấn đến trong nay mai. Cả thành phố vẫn đang kêu cứu còn nước thì chưa hề có dấu hiệu rút đi. Cả nước Mỹ đang ở tình trạng vô cùng khẩn cấp. Cũng may mấy ngày sau,. Nước rút và nhờ có sự nỗ lực của tất cả mọi người đặc biệt là của quân đội, cảnh sát và những tình nguyện viên, nhiều người dân đã được cứu ra khỏi vùng nguy hiểm. Tuy phải chen chúc trong những trại tập trung nhưng họ vẫn còn may mắn hơn bao người chết đói, chết rét hay bị bão lũ cuốn đi. Ôi! Còn thiệt hại về vật chất thì không thể nào kể nổi. Nhà thì đổ, ô tô bị nước cuốn trôi, đường dây điện đứt nước rút đi nhưng cả thành phố vẫn ngập trong bùn đất đen nhánh và nhão nhoét. Hết bão nhưng bây giờ mới là lúc bệnh tật hoành hành. Đấy là còn chưa kể nỗi đau thê thảm của bao gia đình mất người thân. Phải có đến hơn một nửa số gia đình trong trận bão phải chịu cảnh "tan đàn sẻ nghé". Sự mất mát đau thương ngày một lớn thêm không thể lấy gì bù đắp. Dù cả thế giới đang nỗ lực hết mình với tinh thần tương thân tương ái nhưng so với những mất mát đã qua sự bù đắp ấy chẳng thấm tháp gì. Dù chỉ được nhìn thấy qua màn ảnh nhỏ nhưng tôi có thể cảm nhận hậu quả trận bão thật là to lớn. Cả thế giới đang hướng về nước Mỹ bằng một sự cảm thông nhưng qua đó, quốc gia nào cũng phải giật mình. Thiên nhiên không phải dễ gì nắm bắt và điều tiết được dù quốc gia ấy có thế lực kinh tế lớn đến cỡ nào. *Đề bài: Mẹ là người gần gũi và thân thiết với em. Hãy tả và kể lại một vài kỷ niệm về mẹ. *Bài viết Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi suốt cuộc đời, lòng mẹ vẫn theo con Hai câu thơ đúng là một chân lý chẳng bao giờ thay đổi cả. Người con trong mắt mẹ luôn nhỏ bé thân thương và non nớt trước cuộc đời. Còn con, ngay từ ngày cất tiếng nói đầu tiên, con đã líu lô gọi "mẹ" gọi "bà". Kỷ niệm về mẹ sẽ còn mãi trong em và trong mỗi chúng ta chẳng bao giờ phai nhạt. Mẹ em xinh lắm. Một người phụ nữ đã bước qua tuổi ba mươi lăm mà dang người thon thả. Mẹ am hiểu về nghệ thuật nên những bị đồ mẹ mặc luôn toát lên một vẻ đẹp riêng ấy đầy cá tính. Mẹ đẹp mà chẳng bao giờ lẫn với ai. Da mẹ trắng và rất mịn màng. Dù đã lớn nhưng cái thói quen được vuốt lên má mẹ những lúc mẹ ngồi
  3. bên vẫn tạo ra sự thích thú vô cùng. Mặt mẹ đẹp và phúc hậu. Đôi gò má dù đã bắt đầu có dấu hiệu nhô cao, nhưng chiếc mũi dọc dừa và đôi mắt đen vẫn khiến mẹ cuốn hút lắm. Mẹ chẳng bao giờ cười to cả nhưng mỗi lần em gặp điều gì buồn phiền trên lớp, về nhà chỉ nhìn thấy nụ cười mỉm của hàm răng trắng đều như chia của mẹ là mọi bực bội tan đi hết cả. Dù việc nhà bộn rộn mẹ vẫn lo lắng cho bố con em rất chu đáo. Nhất là những bừa cơm mẹ nấu, chẳng bao giờ em và bố thấy có điều gì phải phàn nàn. Mẹ bận thế mà không hiểu sao vẫn rất năng động trong công việc của cơ quan. Năm nào mẹ cũng mang về giấy khen và phần thưởng. Mẹ thật tài tình. Còn kỷ niệm về mẹ ư? Nó như một cái kho đầy ắp không biết tự bao giờ. Hôm ấy mẹ đèo em đến cổng nhưng em vừa sợ vừa nũng nịu nhất định không chịu vào trường. Nhưng rồi em nhanh chóng bị thuyết phục bằng những lời nói ngọt ngào, bằng nụ cười và ánh mắt của mẹ. Em cầm tay cô bước vào buổi học đầu tiên. Lại nhớ một lần khác em đá bóng làm vỡ một cái lọ hoa. Tuy cái lọ không đắn giá nhưng đó là kỷ niệm về một người bạn cũ của mẹ đã mất cách đó vài năm. Mẹ không hề mắng nhưng chỉ nhìn sự tiếc nuối xót thương và tâm trạng của mẹ lúc ấy mà em thấy thấm thía và ân hận vô cùng. Năm tháng trôi đi, em đã lớn song chưa hề dời xa mẹ. Quê hương vẫn ngày một mở rộng hơn bên mẹ mỗi ngày. Mẹ ơi! Con sẽ chuẩn bị vững vàng để khi xa mẹ con sẽ bay cao, bay xa bằng chính đôi chính mơ ước mà mẹ đã chắp cho tuổi thơ con. *Đề bài: Hãy miêu tả con đường từ nhà đến trường. *Bài viết "Con đường đến trường" - cái tên nghe sao quen quá. Chẳng phải ngày nào chún ta cũng dạo bước trên nó để đến trường hay sao? Vậy mà trong chúng ta, mấy ai đã quan tâm đến nó? Phải chăng vì nó đã quá quen. Bạn hãy thử, hãy thử một lần say ngắm. Chắc chắn bạn sẽ khẳng định rằng: nó có nhiều điểm thú vị vô cùng. Con đường đi học của tôi dài, phẳng và uốn lượn quanh cao qua những khu phố, những cánh đồng. Đó là con đường mà mùa hè thì rợp mát bởi những bóng cây còn mùa đông thì ngạt ngào hoa sữa. Những bông hoa sữa nhỏ li ti đúng như những giọt sữa ai đó vô tình để rớt trên lá, trên cành. Vào cuối mùa thu, con đường còn rực rỡ một màu hoa điệp vàng óng ả. Những bông hoa xinh xắn ấy đã trở thành những kỷ niệm gắn bó suốt mấy năm học tiểu học của tôi. Tôi nhớ lại mấy năm về trước khi con đường còn chưa được trải bê tông. Những hôm trời mưa, chúng tôi lội ì ọp qua những vũng nước màu đỏ gạch của con đường dải sỏi. Dù cẩn thận nhưng đến lớp đứa nào đứa nấy ít nhiều cũng bị vương vài nốt bẩn trên áo đỏ như son. Lâu ngày bị vương nhiều, áo giặt không sạch được thế là chúng tôi đành phải mặc những bộ đồng phục ố vàng. Nhưng bây giờ thì khác lắm rồi. Con đường đoạn thì được trải nhựa, những đoạn đi qua làng được trải bê tông. Cứ gọi là đi đến cửa lớp, chúng tôi vẫn không bẩn đến gót chân. Đường sạch bong. Những hôm vào mùa gặt đi trên rơm rạ, chỉ cần ngửi mùi rơm tôi đã thấy quê hương sao gần gũi và thân thuộc vô cùng. Đi trên con đường vào mùa lúa trổ, chúng tôi vừa bước tung tăng chân sáo, vừa cảm nhận hương lúa thơm thoang thoảng bay từ hai phía cánh đồng. Tôi nhớ lần ấy thằng Hưng nói với tôi: - Ước gì chúng mình chẳng bao giờ lớn lên thì hay nhỉ. Cứ thoả thích vui đùa rồi đi học chẳng phải lo nghĩ điều gì.Hồi ấy tôi cho ý nghĩa của thằng Hưng thật nực cười nhưng bây giờ nghĩ lại, thấy nó nói cũng hay hay.Kỷ niệm tuổi thơ tôi đã trôi qua êm đềm trên con đường đến trường thân thương ấy. Đi mãi thành quen, giờ đây tôi nhớ nó đến từng chỗ nhấp nhô, từng cây cột mốc thậm chí còn nhớ con đường được ghép bởi bao nhiêu tấm bê tông. Thế là hình như giờ đây tôi với con đường đã thành hai người bạn. Chỉ tiếc rằng đường chỉ âm thầm tận tuỵ, đường chẳng bao giờ tâm sự với tôi. *Đề bài: Em hãy tả dòng sông mùa lũ. *Bài viết Quê tôi nằm trên một triền đê ở ven sông Hồng. Buổi chiều, vào những ngày hè oi ả, cả lũ nhóc chúng tôi lại rủ nhau ra sông tắm mát. Hàng chục đứa hò reo lặn ngụp, trêu đùa nhau náo loạn cả một khoảng sông.
  4. Những ngày đó dòng sông hiền lắm, cứ lặng lờ trôi, trên mặt sông những con sóng nhỏ nối tiếp nhau xô nhẹ vào bờ, và tiếng sóng vỗ ì oạp vào bờ nghe rất vui tai. Trong những ngày đó thôn xóm hai bên bờ sông rất vui, ngày ngày, họ ra sông gánh nước, giặt giũ, và ở những bài bồi ngô xanh biêng biếc, trông mát cả tầm mắt. Trên bến đò người và xe qua lại tấp nập. Cuộc sống thật thanh bình và nên thơ. Thế nhưng con sông không phải lúc nào cũng hiền hoà như những ngày đó. Vào ngày mưa lũ, sông như trở mình sau những ngày lim dim ngủ. Sau một thời gian mưa lớn, không biết nước ở đâu bỗng đổ đầy ắp dòng sông, nước dâng cao, lúc đầu mấp mé bờ, sau có khi còn dâng lên phủ kín cả ngô, khoai. Cả dòng sông lúc này là một dải nước lớn, mênh mông đục ngầu Những con sóng như hàng trăm con rồng lớn quằn mình quẫy đạp như muốn nuốt chửng tất cả làng xóm. Ngô khoai may mắn vừa mới thu hoạch xong nếu không khi nước lũ rút thì còn trơ ra cát và bùn. Và đêm nằm nghe như tiếng thở mạnh, lúc phì phò lúc réo gào. Làng mạc ven sông như xơ xác hơn sau những trận gió mưa lớn và đứng bên con sông đang trở mình thì làng xóm càng trở nên nhỏ bé và mỏng manh hơn. Cây cối ngả nghiêng theo những trận gió, mới chỉ hôm qua thôi chúng thật tươi xanh, mơn mởn sức sống thế mà chỉ qua một trận bão lũ, tất cả đều trở nên tiêu điều xơ xác. Dân trong làng ngày ngày ngóng ra sông mong nước nhanh rút. Tàu thuyền chằn chuội với những con sóng đang réo gào. Những chiếc tàu chở hàng vốn to lớn như vậy mà cũng trở nên nhỏ bé yếu ớt trước những con sóng đang uốn lượn, gồng mình lên như tức giận. Nhìn từ xa dòng sông như đang được nấu sôi, màu đỏ quạch khác hẳn với màu nước trong trẻo thường ngày, những cột sóng oằn mình dâng lên rồi hạ xuống, có lúc tung cao, bọt trắng xoá. Những ngày ấy dòng sông không bao giờ ngủ, nó luôn nhăm nhe, doạ nạt con người. Nó khiến con người luôn sống trong lo sợ. Con đê có sứ mệnh phải ngăn chặn những cơn tức giận của dòng sông, vậy mà có chỗ đã không thể kháng cự được, mình nó đã bị sóng ăn nham nhở, có nguy cơ vỡ. Ai ai cũng hoảng sợ. Trước nguy cơ đó ban chỉ huy phòng chống lụt bão đã huy động rất nhiều người mang theo những bao tải đổ đất và giúp sức cho đê bảo vệ được cuộc sống của dân lành. Đối với lũ trẻ chúng tôi, dòng sông lúc này không còn đáng yêu như trước. Chiều chiều chúng tôi chẳng còn đắm mình trong vòng tay êm ả của sông. Chúng tôi cũng như bao người khác lo lắng cho ngôi nhà, cho ngôi làng thân yêu của mình. Những ngày mưa lũ mẹ tôi không ra đồng được, mẹ ngồi trước cửa nhà, mắt rõi ra xa đầy lo âu. Tôi ngồi bên mẹ lặng im. Mẹ ôm tôi vào lòng an ủi và cũng chính là tự nhủ với mình; - Rồi sẽ qua thôi con ạ. Chắc chỉ chiều nay nước sẽ rút. Và thật bất ngờ cứ như có phép lạ. Đến trưa mưa bắt đầu ngừng rơi, nước sông cũng không dâng lên cao nữa. Và chẳng mấy chốc nước sông đã rút hẳn cảnh vật lại trở về như cũ nhưng xơ xác như sau một trận đánh. Hôm sau nắng đã trải dài trên sông. Dòng sông lại trở về bản chất hiền lành. Người dân quê tôi lại vui vẻ trở về với công việc thường ngày. Sau lũ, người ta thi nhau ra vớt củi, vớt gỗ trôi từ thượng nguồn về, và cá tôm cũng như nhiều hơn. Đất đai cũng màu mỡ hơn báo hiệu một mùa bội thu sắp tới. Tàu thuyền lại tấp nập trên bến bãi. Bọn trẻ chúng tôi lại đưa nhau ra bãi bồi đá bóng, tắm sông. Dòng sông quê tôi dẫu có lúc nổi giận và khó hiểu song với chúng tôi đó là một nơi vô cùng lí tưởng, mai này dù có xa quê bao lâu chắc tôi vẫn không thể quên được con sông này và sẽ nhớ nhất là dòng sông những ngày mưa lũ. *Đề bài: Tả cảnh hoàng hôn quê em. *Bài viết Quê tôi là một làng chài ven biển. Dân chài sống lam lũ quanh năm mà vẫn chẳng dư dật được bao nhiêu. Làng hướng mắt ra đón những cơn gió biển thổi vào thế nên bọn nhóc tụi tôi mới nhỏ ti mà đứa nào đứa nấy sạm đen vì nắng và gió biển. Vùng quê tuy nghèo nhưng không phải không có những niềm vui. Với tôi, kỷ niệm sâu sắc nhất chính là được ngắm cảnh hoàng hôn trên biển.
  5. Chiều nào cũng vậy, tôi cùng lũ bạn bước nặng trịch trên những cồn cát đầu làng sau buổi tan trường. Cồn cát mênh mông gắn bó với cả tuổi thơ tôi trong suốt những tháng ngày qua. Nó còn gắn với bao trò chơi bí mật của lũ trẻ con miền biển. Nhưng hôm nay cũng vậy, tôi phải từ bỏ những cuộc chơi sớm hơn để về giúp bố mẹ chuẩn bị bữa cơm chiều. Bố tôi đi biển cứ sẩm tối mới về. Còn mẹ toi đi làm cũng hay về muộn. Bữa cơm chiều trông chờ vào cả cậu con trai lớp sáu. Tôi về nhà, cất sách vở nhưng không nấu cơm ngay. Bao giờ cũng vậy, tôi dọn dẹp sân thềm trước và tranh thủ ngắm lúc hoàng hôn. Hôm nay biển xanh chỉ hơi gợn sóng nhưng chỉ có dân miền biển như chúng tôi mới rõ, ở trong cái sự phẳng lặng kia, biển đang động lắm. Chả là, đó là lúc nước triều bắt đầu dâng mà. Gió biển hôm nay nhẹ nhàng mát rượi. Vị mặn thổi vào khiến con mắt tôi cảm giác cay cay. Biển bắt đầu nhợt nhạt vì mặt trời sắp lặn. Những tia nắng cuối cùng của một ngày không đủ tạo màu trên biển mà đủ để mặt biển ánh lên màu trắng hơi phớt vàng nhợt nhạt. Mặt trời bắt đầu tắt nắng. Phía xa kia không phải là ông mặt trời chiếu những tia nắng chói chang mà là một quả cầu rực đỏ đặt trên một cái mâm lớn màu xanh lục. Quả cầu lửa nhỏ dần rồi cứ thế rơi trụt vào trong lòng biển cả. Phía ngoài khơi chi chít những chiếc tàu đang rướn mình hướng về phía làng tôi. Trong những chiếc tàu kia, có một chiếc ngày nào tôi cũng chờ cũng đợi. Bữa cơm chiều đã dọn xong vừa kịp lúc bố mẹ tôi về. Bố nhâm nhi chén rượu kể câu chuyện cả ngày đi biển. Còn mẹ vừa ăn vừa thỉnh thoảng lại xoa đầu đứa con trai. Mẹ nhìn tôi bằng ánh mắt vô cùng trìu mến như đang ngợi khen sự ngoan ngoãn của con trai mình. Tôi thấy lòng ấm lại, ấm như bát cơm đầy đang nằm trong bàn tay nhỏ của tôi. *Đề bài: Tả cảnh vườn trái cây của một miệt vườn ở quê em. *Bài viết Nhà ông ngoại em là một cù lao nằm ở bên sông. Nhà ngoài thực chất là một khu vườn rộng rãi bốn mùa cây trái bát ngát xum xuê. Mỗi lần đến thăm miệt vườn của ngoại, em và tụi bạn lại bị hút hồn bởi bao nhiêu loại quả vừa ngọt, vừa ngon, vừa lạ. Chiếc xuồng nhỏ chở chúng em từ từ rời bến. Chú lái chạc ngoài ba mươi, tính tình sởi lởi nên hôm ấy vừa đi, chúng em vừa cười nói trêu đùa vui vẻ lắm. Mấy đứa con gái lại còn hứng chí vừa quờ tay khua nước vừa hát nghêu ngao mấy điệu hò mà các cô gái thường hát trên sông. Thuyền rẽ vào một con lạch nhỏ, chạy thêm nửa cây nữa thế là đến nhà ông ngoại. Từ cổng nhà ngoại chúng em phải đi ngót một trăm mét nữa mới vào đến sân. Cái Hạnh bỗng reo lên như vừa tìm ra một phát minh kỳ lạ: - Hao sầu riêng kìa tụi mày ơi Thì ra từ nãy chúnh tôi đã đi dưới những thảm hoa sầu riêng màu tím ngắt. Những cánh hoa nhỏ ly ti khép nép giấu mình dứi những chiếc lá xanh vàng. Em nói nhe giảng giải thêm cho lũ bạn: sầu riêng cho quả vào khoảng tháng năm. Lúc đó nếu các bạn đến đây thì từ ngoài đầu lạch, các bạn đã ngửi thấy mùi thơm ngào ngạt của nó rồi. Quả sầu riêng treo lủng lẳng như những tổ kiến trên cao. Trái chín vừa thơm vừa béo lại ngọt như mật ong, chỉ cần ăn một miếng là các bạn đã thấy hết sự đậm đà rồi. Tụi bạn em vừa đi vừa không ngớt xuýt xoa. Nhưng phải đến bây giờ miệt vườn mới chính thức hiện ra. Ôi!Bao nhiêu là thứ cây trái đang đua lên trên khu vườn rộng rãi. Những trái chôm chôm đang chín đỏ trĩu cành. Phía bên kia những trái bòng màu vàng in hình xuống mặt nước của con lạch nhỏ. Phía bên phải, những cây măng cụt xoè tán rộng che một nửa dãy nhãn xanh trái chín sai trĩu trịt từng chùm. Em nhớ có lần đến chơi, ông ngoại bảo: - Đây là loại nhãn hột tiêu vì hột của nó nhỏ ti và đen lánh như một tiêu vậy. Nhãn này cùi dày ăn thơm và ngọt lắm. Chúng em như lạc vào một xứ sở của hương và sắc. Mùi sầu riêng, mùi mít, mùi bòng hoà quện thơm nưng nức. Màu vàng của bòng, của cóc chín, màu nâu sậm của măng cụt, rồi màu vàng cát của nhãn Tất cả cứ hoa lên sung sướng, rộn ràng. Hôm nay thật vui khi chúng em được ông chiêu đãi một bữa cơm cá kho ngon tuyệt. Ông nói: cháu nào thích trái cây thì không cần hỏi, cứ ra gốc cây ăn thoả thích. Thế là xong bữa cơm trưa, chúng tôi ùa cả ra vườn như một đàn chim sẻ rộn ràng tập bay.