Bài giảng Ngữ văn 6 - Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng (truyện trung đại - Hồ Nguyên Trừng)

ppt 37 trang minh70 5260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng (truyện trung đại - Hồ Nguyên Trừng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_6_thay_thuoc_gioi_cot_nhat_o_tam_long_truy.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng (truyện trung đại - Hồ Nguyên Trừng)

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ Từ truyện “Mẹ hiền dạy con”, em rút ra điều gì về cách dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử ?
  2. THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG (Truyện trung đại-Hồ Nguyên Trừng)
  3. THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG (Truyện trung đại-Hồ Nguyên Trừng) I/ ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNG: 1/ Tác giả: - Hồ Nguyên Trừng (1374-1446), con trưởng Hồ Quý Ly. - Là người đức độ vàt ài năng. Hồ Nguyên Trừng
  4. . Thành nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) là kinh đô nước Đại Ngu (quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ), nằm trên địa phận nay thuộc tỉnh Thanh Hóa. Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới. Thành được xây dựng trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng 3 năm 1397) và cho đến nay, dù đã tồn tại hơn 6 thế kỷ nhưng một số đoạn của tòa thành này còn lại tương đối nguyên vẹn. Ngày 27 tháng 6 năm 2011, sau 6 năm đệ trình hồ sơ, Thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 62 di tích quốc gia đặc biệt.
  5. -Hồ Qúy Ly xây dựng thành nhà Hồ kiên cố, nhưng sách lược không coi trọng dân, nên lòng dân không theo. -Minh Thành Tổ sai bọn Trương Phụ, Mộc Thạnh, Lý Bôn đem 80 vạn quân vào xâm lược nước ta. Chỉ vài trận ra quân, giặc Minh đã đánh sập triều đình nhà Hồ. Năm, sáu tháng sau, từ khi quân Minh vào cõi, cả ba cha con Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương, Hồ Nguyên Trừng đều bị giặc Minh bắt đem về Kim Lăng (Trung Quốc) - Nhà Hồ sụp đổ nhanh chóng. - Khi Hồ Quý Ly hỏi: “Ta ước sao có được một trăm vạn quân để chống lại người Minh”. Hồ Nguyên Trừng đáp: “Thưa cha, quân không sợ thiếu, chỉ sợ lòng dân không theo”.
  6. Súng thần cơ do Hồ Nguyên Trừng sáng chế.
  7. 1/ Tác giả: 2/ Tác phẩm: -Xuất xứ : - Trích từ tác phẩm “Nam Ông mộng lục”.
  8. - Truyện “Y thiện dụng tâm” viết bằng chữ Hán, trích trong tập truyện kí “Nam ông mộng lục”. - Truyện viết trong thời gian tác giả sống lưu vong ở Trung Quốc.
  9. 1/ Tác giả: 2/ Tác phẩm: 3/ Đọc-tóm tắt:
  10. TÓM TẮT VĂN BẢN Ông Phạm Bân có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh, phụng sự vua Trần Anh Vương. Ông đem tiền bạc mua thuốc tốt và tích trữ thóc gạo giúp đỡ người nghèo. Một hôm có người dân đến xin ông chữa bệnh gấp cho người nhà đang nguy kịch. Đúng lúc đó thì sứ giả của vua đến triệu ông vào cung chữa bệnh cho một quý nhân bị sốt. Thấy không gấp, ông đã đi chữa bệnh cho người đàn bà kia, sau đó đến tỏ lòng thành với vua. Khi hiểu rõ ý ông, vua từ quở trách chuyển sang khen ngợi ông "đã giỏi nghề nghiệp lại có lòng nhân đức".
  11. 4/ Bố cục: 3 phần - Phần 1: Từ đầu đến trọng vọng. → Giới thiệu chức vị, công đức Thái y lệnh. - Phần 2: Tiếp theo đến . mong mỏi. → Qua tình huống gây cấn thể hiện y đức của Thái y lệnh. - Phần 3: Còn lại → Hạnh phúc chân chính của bậc lương y theo luật nhân quả
  12. THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG (Truyện Trung đại-Hồ Nguyên Trừng) I/ ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNG: II/ĐỌC-TÌM HIỂU CHI TIẾT: 1/ Giới thiệu Thái y lệnh: - Họ Phạm, húy là Bân. - Giữ chức Thái y lệnh để phụng sự Trần Anh Vương. - Mua thuốc tốt, tích trữ thóc gạo, dựng nhà giúp kẻ tật bệnh cơ khổ. -> Thầy thuốc giỏi, có tấm lòng yêu thương người bệnh .
  13. THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG (Truyện Trung đại-Hồ Nguyên Trừng) I/ ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNG: II/ĐỌC-TÌM HIỂU CHI 1/ Giới thiệu Thái y lệnh: 2/ Y đức của Thái y lệnh: -Tình huống: Có hai người bệnh
  14. Người bệnh T×nh tr¹ng Lương y họ Phạm Không chần chừ, quyết ngay một Một người Nguy kịch, máu đường: “Bệnh đó không gấp. Nay đàn bà dân chảy như xối, mặt mệnh sống vương phủ.” thường. mày xanh lét. - Đi ngay vàc ứu được. Mét quý nh©n Sau khi cứu được người đàn bà BÞ sèt. trong cung. xong mới quay vào cung.
  15. THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG (Truyện Trung đại-Hồ Nguyên Trừng) I/ TÌM HIỂU CHUNG: II/TÌM HIỂU VĂN BẢN: 1/ Giới thiệu Thái y lệnh: 2/ Y đức của Thái y lệnh: -Tình huống: Có hai người bệnh - Lựa chọn: + Chữa cho người dân thường nguy kịch trước: .Trái với phận làm tôi. .Tính mạng ông bị đe dọa. → Tình huống gay cấn + Khám bệnh cho bậc quý nhân sau. → Cứng cỏi, không sợ quyền uy .
  16. Thảo luận 1 phút ? Từ tình huống thử thách và việc chon lựa của Thái y lệnh, em có những suy nghĩ gì về phẩm chất Thái y lệnh, về thầy thuốc Phạm Bân?
  17. THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG (Truyện Trung đại-Hồ Nguyên Trừng) I/ TÌM HIỂU CHUNG: II/TÌM HIỂU VĂN BẢN: 1/ Giới thiệu Thái y lệnh: 2/ Y đức của Thái y lệnh: -Tình huống: Có hai người bệnh - Lựa chọn: + Chữa cho người dân thường nguy kịch trước: .Trái với phận làm tôi. .Tính mạng ông bị đe dọa. → Tình huống gay cấn + Khám bệnh cho quý nhân sau. →Cứng cỏi, không sợ quyền uy .  Phẩm chất: Giỏi chuyên môn, nhân đức, thương yêu người bệnh, không phân biệt sang hèn, không sợ quyền uy.
  18. ? Thái độ của Trần Anh Vương diễn biến ra sao trước cách xử sự của Thái y lệnh? Vua Trần Anh Vương là người như thế nào? - Vua Trần Anh Vương: + Lúc đầu tức giận . + Sau đó ca ngợi là bậc lương y chân chính, đã giỏi nghề nghiệp lại có lòng nhân đức. → Một vị vua anh minh.
  19. Tiết 65: THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG (Truyện Trung đại-Hồ Nguyên Trừng) I/ TÌM HIỂU CHUNG: II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN: 1/ Giới thiệu Thái y lệnh: 2/ Y đức của Thái y lệnh: 3/ Hạnh phúc của vị lương y: Tài đức của ông được con cháu kế tục.
  20. THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG (Truyện Trung đại-Hồ Nguyên Trừng) I/ TÌM HIỂU CHUNG: II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN: III/ TỔNG KẾT: 1/ Nghệ thuật: - Mang tính chất giáo huấn. - Sáng tạo các sự việc, tình huống gay cấn. - Xây dựng đối thoại sắc sảo, làm sáng lên chủ đề. 2/ Nội dung: - Ca ngợi phẩm chất cao quý của người thầy thuốc họ Phạm . - Giáo dục lương tâm nghề nghiệp, lòng nhân ái, bản lĩnh, trí tuệ.
  21. THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG (Truyện Trung đại-Hồ Nguyên Trừng) I/ TÌM HIỂU CHUNG: II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN: III/ TỔNG KẾT : IV/ LUYỆN TẬP: BT2 trang 165 - Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng: Dường như chỉ có tấm lòng là đủ. - Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng: Vừa có tấm lòng, vừa có tài năng nghề nghiệp. → Chọn “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”
  22. ? Y đức vừa kể trên có cần cho người thầy thuốc hôm nay không?
  23. ? Em hãy nêu một vài dẫn chứng về phẩm chất người thầy thuốc mà em được biết hoặc bản thân em đã từng gặp, từng chứng kiến ?
  24. “ Cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn” ( Hồ Chí Minh, Thư gủi Hội nghị cán bộ y tế, tháng 2-1955)
  25. 1) Hi-pô-cờ-rát sinh khoảng năm 460 và mất 377 trước công nguyên, được giới y học và loài người suy tôn là bậc Thánh y, không những vì tài năng của ông vào thời cổ đại này mà còn vì cái khuôn thước mà ông đóng vào nghề y, trở nên biểu trưng của ngành Y đã 2.500 năm nay. “Tôi không lấy tiền thù lao quá đáng và sẽ săn sóc miễn phí cho người nghèo.” (Lời thề Hi-pô-cờ-rát)
  26. 2) Ngày 27/ 2/1955, Hồ Chí Minh viết thư gửi Hội nghị cán bộ ngành Y tế. - Ngày 6 tháng 2 năm 1985, Hội đồng Bộ trưởng đã đưa ra Quyết định ngày 27/2 hằng năm là “Ngày thầy thuốc Việt Nam” nhằm nêu cao trách nhiệm và tài trí của người cán bộ y tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. -Từ đó, ngày 27 tháng 2 được xem là ngày tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế tại Việt Nam và được gọi là “Ngày Thầy thuốc Việt Nam”. Đến ngày này có nhiều hoạt động thăm hỏi, chúc sức khỏe, động viên dành cho đội ngũ cán bộ y tế.
  27. Kể tên các lương y giỏi của nước ta mà em biết? 1.Tuệ Tĩnh (1330 - ?; 2. Hải Thượng Lãn Ông(Lê Hữu Trác)(1720 - 1791); 3. Giáo sư Hồ Đắc Di (1900 – 1984; 4. BS Phạm Ngọc Thạch (1909 -1968); 5. Giáo sư Đặng Văn Ngữ (1910 - 1967); 6. Giáo sư Tôn Thất Tùng (1912 - 1982); 7 Giáo sư Đặng Văn Chung (1913 -1999)
  28. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ *Về nhà: - Nắm các kiến thức: tóm tắt được văn bản, nắm được giá trị nghệ thuật, nội dung của tác phẩm. - Tự đọc mục “đọc thêm” SGK tr 165 -166. * Chuẩn bị bài: “Ôn tập tổng hợp”: Ôn tập các kiến thức về Văn bản, tiếng Việt, TLV trong học kỳ I.