Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 21: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

ppt 20 trang minh70 4800
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 21: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_6_tiet_21_tu_nhieu_nghia_va_hien_tuong_chu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 21: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

  1. GV: Huỳnh Thị Thùy Dương
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 1: Nghĩa của từ là gì? Câu 2: Em hãy giải thích nghĩa của từ “chân” trong câu sau: Ông bị đau chân.
  3. Tuần 6 Tiết 21
  4. Tiết 21- TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ I. Từ nhiều nghĩa
  5. 1. Đọc bài thơ sau: NHỮNG CÁI CHÂN Cái gậy có một chân Biết giúp bà khỏi ngã . Chiếc com-pa bố vẽ Có chân đứng, chân quay. Cái kiềng đun hằng ngày Ba chân xoè trong lửa. Chẳng bao giờ đi cả Là chiếc bàn bốn chân. Riêng cái võng Trường Sơn Không chân, đi khắp nước. ( Vũ Quần Phương)
  6. NHỮNG CÁI CHÂN 2. Một số nghĩa của từ chân: Cái gậy có một chân (1) Bộ phận dưới cùng của cơ thể Biết giúp bà khỏi ngã . người hay động vật dùng để đi, Chiếc com-pa bố vẽ đứng.(Ví dụ: bàn chân, chân mèo) Có chân đứng, chân quay. (2) Bộ phận dưới cùng của một Cái kiềng đun hằng ngày số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho Ba chân xoè trong lửa. các bộ phận khác.(Ví dụ: Chân Chẳng bao giờ đi cả bàn, chân kiềng) Là chiếc bàn bốn chân. (3) Bộ phận dưới cùng của một Riêng cái võng Trường Sơn số sự vật tiếp giáp và bám chặt Không chân, đi khắp nước. vào mặt nền.(Ví dụ: Chân núi, ( Vũ Quần Phương) chân đê) =>Từ chân có nhiều nghĩa.
  7. Em hãy nhìn hình để đoán từ? H.1 H.2 Mắt khóm Mắt Mắt tre H.3 Mắt thuyền H.4
  8. =>Từ “mắt” có nhiều nghĩa.
  9. H.5 Học sinh H.6 Xe đạp =>Từ “Học sinh” và “xe đạp” có một nghĩa.
  10. Tiết 21- TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
  11. Thảo luận nhóm (2 phút): Nghĩa của từ “chân” có liên quan với nhau không? (1) Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật dùng để đi, đứng. (Ví dụ: bàn chân, chân mèo) (2) Bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác. (Ví dụ: Chân bàn, chân kiềng) (3) Bộ phận dưới cùng của một số sự vật tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.(Ví dụ: Chân núi, chân đê) → Nghĩa của từ “chân” đều chỉ bộ phận dưới cùng của người, vật. Từ “chân” đã có hiện tượng chuyển nghĩa để tạo ra từ nhiều nghĩa. =>Chuyển nghĩa: là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra từ nhiều nghĩa.
  12. Nghĩa của từ “chân”: (1) Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật dùng để đi, đứng. =>Nghĩa gốc (Ví dụ: bàn chân, chân mèo) Nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở hình thành các nghĩa khác. (2) Bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác. ( Ví dụ: Chân bàn, chân kiềng) =>Nghĩa chuyển (3) Bộ phận dưới cùng của một số sự vật tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền. Nghĩa được hình (Ví dụ: Chân núi, chân đê) thành trên cơ sở nghĩa gốc.
  13. 2. Trong câu: “Em bị đau chân.”, từ “chân” có mấy nghĩa? → Từ “chân” trong câu này có một nghĩa là chỉ chân người. => Trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định.
  14. 3. Trong bài thơ Những cái chân, từ chân được dùng với những nghĩa nào? → Từ “chân” được dùng theo nghĩa chuyển nhưng cũng được hiểu theo nghĩa gốc. => Trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.
  15. Tiết 21- TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ III. Luyện tập
  16. 1. Ba từ chỉ bộ phận cơ thể người và chuyển nghĩa của chúng: Đầu làng - Đầu Đầu súng Mũi thuyền - Mũi Mũi tên Tay áo - Tay Tay chèo
  17. 2. Một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người: - Lá → lá gan, lá lách, lá phổi. - Quả → quả tim, quả thận.
  18. 3. Tìm ba ví dụ chuyển nghĩa: a/ Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động: - Cái cưa → cưa gỗ - Cây viết → viết bài - Xe đạp→ đạp xe - Hộp sơn → sơn cửa b/ Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị: - Gánh củi đi → một gánh củi - Đang bó rau→ một bó rau - Đang cân bánh → một cân bánh - Đang gói trà → một gói trà
  19. - Học bài. - Làm bài tập còn lại. - Chuẩn bị bài: Thạch Sanh Đọc văn bản, chú thích và trả lời theo câu hỏi gợi ý trong SGK trang 61.