Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 26: Ôn tập truyền thuyết và cổ tích

pptx 7 trang minh70 6310
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 26: Ôn tập truyền thuyết và cổ tích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_6_tiet_26_on_tap_truyen_thuyet_va_co_tich.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 26: Ôn tập truyền thuyết và cổ tích

  1. Tiết 26: ÔN TẬP TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ TÍCH
  2. I. TRUYỀN THUYẾT 1.Khái niệm: - Truyền thuyết là loại truyện dân gian - Kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử thời quá khứ - Có yếu tố hoang đường kì ảo. - Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
  3. 2. Đặc trưng của truyền thuyết: - Cốt lõi lịch sử (tức là sự thật lịch sử): Truyền thuyết nào cũng được kể dựa trên một sự thật lịch sử của dân tộc, tức là điều đã xảy ra trong qua khứ. VD: Truyền thuyết về Sự tích Hồ Gươm được kể dựa trên sự thật lịch sử: Nhà Minh (trung Quốc) sang xâm lược nước ta (1407-1427), Lê Lợi đứng đầu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lãnh đạo nhân dân nước Nam đánh thắng giặc, đem lại hòa bình cho đất nước. - Yếu tố hoang đường kì ảo: là những điều khác thường, không có thật, là sản phẩm của trí tưởng tượng dân gian. VD: Truyền thuyết về Sự tích Hồ Gươm nhiều chi tiết kì ảo: Lê Thận nhiều lần cất lưới ở ba chỗ khác nhau cùng kéo được một thanh gươm; Gặp Lê Lợi thì thanh gươm phát sáng. Khi đất nước không còn bóng giặc, rùa vàng nổi lên đòi lại gươm báu cho Long Quân. - Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân với các sự kiện và nhân vật lịch sử. Bằng việc sáng tạo ra truyền thuyết, dân gian muốn thể hiện sự trân trọng, ca ngợi nguồn gốc và truyền thống dân tộc: những người anh hùng yêu nước, anh hùng văn hóa. VD: Các truyền thuyết Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm ca ngợi anh hùng yêu nước và khát vọng hòa bình của nhân dân; Con Rồng cháu Tiên suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết cộng đồng dân tộc.
  4. II. CỔ TÍCH 1. Khái niệm: - Truyện cổ tích là truyện dân gian - kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc. + nhân vật dũng sĩ + nhân vật tài năng + nhân vật thông minh + nhân vật ngốc nghếch + nhân vật bất hạnh + nhân vật người đội lốt vật. - Yếu tố hoang đường, kì ảo - Ước mơ niềm tin của nhân dân về thiện thắng ác, công bằng thắng bất công. Thể hiện quan niệm: “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”
  5. 2. Đặc trưng của truyện cổ tích: - Có yếu tố hoang đường kì ảo - Thể hiện ước mơ của nhân dân ta: Cái thiện thắng cái ác, tốt thắng xấu, công bằng thắng bất công. - Thấm đượm triết lý của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, tham thì thâm, thật thà là cha mách qué Nhờ sự giúp đỡ của các thế lực siêu nhiên (Tiên, bụt ) cuối cùng họ được hạnh phúc.- Hấp dẫn nhất. - Cổ tích sinh hoạt: Nói về số phận con người gần như hiện thực đời sống, ít sử dụng yếu tố thần kì. Nhưng các nhân vật được nói đến thường tinh quái hoặc ngờ nghệch hơn người, chẳng hạn: nói dối như Cuội, Thằng Ngốc - Cổ tích về loại vật: Giải thích các đặc điểm của các loài vật (Vì sao gà trống có mào, vì sao hổ có lông vằn, con thỏ tinh ranh, con quạ mỏ dài )
  6. III. SO SÁNH TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ TÍCH Cổ tích Truyền thuyết Giống nhau - Đều là truyện cổ dân gian - Có yếu tố hoang đường, kì ảo. - Có cốt truyện, nhân vật, lời kể, ngôi kể. Khác nhau - Kề về một số kiểu nhân - TT có liên quan đến các vật quen thuộc nhân vật, sự kiện lịch sử thời quá khứ - Thể hiện cuộc đấu tranh - Thể hiện cách đánh giá, giữa cái thiện và cái ác, thái độ của nhân dân với thể hiện ước mơ cái nhân vật, sự kiện lịch sử thời thiện thắng cái ác quá khứ
  7. IV. KỂ CHUYỆN 1. Kể theo nhóm 2. Kể trước lớp: V. TIẾP NỐI - Chuẩn bị bài mới: Chữa lỗi dùng từ - Soạn văn tiết 29,30,31,32