Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 27: Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo)

ppt 17 trang minh70 4330
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 27: Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_6_tiet_27_chua_loi_dung_tu_tiep_theo.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 27: Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo)

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ: Nguyên nhân nào dẫn đến lẫn lộn các từ gần âm? Cho ví dụ?
  2. TIẾT 27- BÀI 7
  3. 1. Chỉ ra các lỗi dùng từ trong những câu sau: a) Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc. b) Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng. c) Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã được tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát của những người nông dân.
  4. a) Yếu điểm: Điểm quan trọng. Nhược điểm (hoặc điểm yếu): Điểm còn yếu, kém. b) Đề bạt: Cử giữ chức vụ cao hơn (thường do cấp có thẩm quyền cao quyết định mà không phải do bầu cử ) Bầu: Chọn bằng cách bỏ phiếu hoặc biểu quyết. c) Chứng thực: Xác nhận là đúng sự thật Chứng kiến: Trông thấy tận mắt sự việc nào đó xảy ra.
  5. a) Mặc dù còn một số nhược điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc. b) Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí bầu làm lớp trưởng. c) Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã được tận mắt chứng kiến cảnh nhà tan cửa nát của những người nông dân.
  6. Hãy chỉ ra các lỗi dùng từ trong các câu sau: - Khu nhà này thật hoang mang. - Ông em được Đảng trao danh hiệu 50 năm tuổi Đảng. - Hoang mang:Ở trạng thái không yên lòng, lòng tin theo cái gì và nên xử trí ra sao. - Hoang vắng: Vắng bóng người, như bị bỏ hoang. - Danh hiệu: Tên hiệu, ngoài tên thật ra - Huy hiệu: Vật làm bằng kim loại, làm dấu hiệu tượng trưng cho một tổ chức hoặc để kỷ niệm một phong trào, một sự kiện lịch sử, hay một nhân vật nổi tiếng.
  7. I / Dùng từ không đúng nghĩa: Từ phân tích trên, em hãy nêu nguyên nhân và cách khắc phục lỗi dùng từ không đúng nghĩa?
  8. I / Dùng từ không đúng nghĩa: 1) Ví dụ: ( sgk ) 2) Nguyên nhân: - Do không biết, hiểu không đầy đủ hoặc hiểu sai nghĩa của từ. 3) Cách khắc phục: - Phải hiểu thật đúng nghĩa của từ mới dùng. - Cần đọc sách báo, tra từ điển để nắm vững nghĩa của từ. - Có thói quen giải nghĩa của từ theo hai cách. 4)Tác hại: - Không biết nghĩa của từ. - Hiểu sai nghĩa. - Hiểu không đầy đủ nghĩa.
  9. II / Luyện tập: Bài 1: Gạch một gạch dưới các kết hợp từ đúng: - bản (tuyên ngôn) - bảng (tuyên ngôn) - (tương lai) sáng lạng - (tương lai) xán lạn - bôn ba (hải ngoại) - buôn ba (hải ngoại) - (bức tranh) thủy mặc - (bức tranh) thủy mạc - (nói năng) tùy tiện - (nói năng) tự tiện ( Thảo luận cặp 2 phút)
  10. II/ Luyện tập: Bài 2: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống. a) khinh khỉnh, khinh bạc khinh khỉnh : tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra vẻ không thèm để ý đến người đang tiếp xúc với mình. b) khẩn thiết, khẩn trương .khẩn trương : nhanh, gấp và có phần căng thẳng. c) bâng khuâng, băn khoăn băn khoăn : không yên lòng vì có những điều phải suy nghĩ và lo liệu.
  11. Bài 3: Chữa lỗi dùng từ trong các câu sau: a) Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú đá vào bụng ông Hoạt. * Nguyên nhân: Dùng kết hợp không đúng nghĩa của từ. * Chữa lỗi: Có hai cách - Cách 1: Thay từ “đá” bằng từ “đấm”. tống một cú đấm vào bụng - Cách 2: Hoặc thay từ “tống” bằng từ “tung” tung một cú đá vào bụng
  12. b) Làm sai thì cần thực thà nhận lỗi, không nên bao biện. * Nguyên nhân: Dùng từ không đúng nghĩa. * Chữa lỗi: Thay từ “thực thà” bằng từ“thành khẩn” Thay từ “bao biện” bằng từ “ngụy biện” - Làm sai thì cần thành khẩn nhận lỗi không nên ngụy biện.
  13. c) Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hóa dân tộc. * Nguyên nhân: Dùng từ không đúng nghĩa. * Chữa lỗi: Thay từ “tinh tú” bằng từ “tinh túy” - Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh túy của văn hóa dân tộc.
  14. Củng cố bài học: 1) Các lỗi dùng từ đã học: Lặp từ,lẫn lộn các từ gần âm, dùng từ không đúng nghĩa. 2) Nguyên nhân:Thể hiện vốn từ nghèo nàn, dùng từ thiếu cân nhắc của người viết; Nhớ không chính xác hình thức ngữ âm của từ; Không biết nghĩa, hiểu sai nghĩa hoặc hiểu không đầy đủ nghĩa của từ. 3) Cách khắc phục: - Rèn kỹ năng dùng từ, diễn đạt để tránh lặp từ vựng. - Tra từ điển để nắm vững hình thức ngữ âm và nghĩa của từ để dùng từ đúng nghĩa.
  15. DẶN DÒ 1) Nắm vững nguyên nhân và cách khắc phục các lỗi dùng từ đã học. Làm bài tập về nhà; Rèn viết chính tả. 2) Chuẩn bi bài mới : Kiểm tra văn