Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 95: Lượm

pptx 16 trang minh70 5110
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 95: Lượm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_6_tiet_95_luom.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 95: Lượm

  1. TRƯỜNG THCS MỸ KHÁNH
  2. Tiết 95: Văn bản - Tố Hữu -
  3. I. Đọc – chú thích văn bản: 1. Đọc văn bản: SGK/72 2. Chú thích: a. Tác giả - tác phẩm: - Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên Huế. Tố Hữu - Là nhà cách mạng, nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam. - Bài thơ sáng tác năm 1949 trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
  4. Nhà thơ có lần tâm sự “Một đồng chí ở Thừa Thiên ra kể cho tôi nghe những tấm gương chiến đấu dũng cảm ở quê nhà và cho tôi biết tin về cháu Lượm. Nó là con một chú em họ của tôi. Nó đi liên lạc cho đơn vị, trong khi đưa thư qua một cánh đồng, cháu bị trúng đạn, hy sinh khi mới 14 tuổi. Tôi viết bài thơ Tố Hữu năm (1949) Lượm, thấy như còn đâu đây dáng điệu dễ thương khuôn mặt còn trẻ con nhưng rất cứng cỏi của nó”. (Tố Hữu. Nhớ lại một thời, NXB Văn học – 2000)
  5. b.Từ khó: SGK/75 c.Thể thơ: 4 chữ d. Phương thức biểu đạt:Trữ tình kết hợp miêu tả, tự sự và biểu cảm. 3. Bố cục: - Phần 1: 5 khổ thơ đầu → Hình ảnh Lượm trong lần gặp gỡ tình cờ với nhà thơ. - Phần 2: 7 khổ tiếp → Câu chuyện Lượm làm nhiệm vụ và hi sinh. - Phần 3: 2 khổ cuối → Hình ảnh Lượm còn sống mãi.
  6. b.Từ khó: SGK/75 c.Thể thơ: 4 chữ d. Phương thức biểu đạt:Trữ tình kết hợp miêu tả, tự sự và biểu cảm. 3. Bố cục: 3 phần
  7. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Lượm trong lần gặp gỡ tình cờ với nhà thơ: - Dáng điệu – cử chỉ: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh. + Hình ảnh: cười híp mí, má đỏ bồ quân, như con chim chích. - Trang phục: Ca lô đội lệch, cái xắc xinh xinh. → Sử dụng những từ láy gợi hình ảnh một chú bé nhỏ nhắn, nhanh nhẹn. - Lời nói: Cháu đi liên lạc . thích hơn ở nhà. → Hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, chân thật.
  8. Hình ảnh đội TNTP Hồ Chí Minh
  9. 2. Hình ảnh Lượm trong chuyến công tác cuối cùng: - Ra thế Lượm ơi! → Câu thơ bị gãy đôi thể hiện sự đau xót của nhà thơ khi hay tin Lượm hi sinh.
  10. 2. Hình ảnh Lượm trong chuyến công tác cuối cùng: - Ra thế Lượm ơi! → Câu thơ bị gãy đôi thể hiện sự đau xót của nhà thơ khi hay tin Lượm hi sinh. - Thôi rồi, Lượm ơi! → Thể hiện sự đau đớn trước sự ra đi của Lượm. - Lượm ơi, còn không? → Dòng thơ được tách thành một khổ với câu hỏi tu từ → thể hiện sự đau đớn, ngỡ ngàng, xót xa trước sự hi sinh của Lượm.
  11. - Hình ảnh Lượm nằm trên cánh đồng lúa tay nắm chặt bông. → Lượm ngã xuống trên chính mảnh đất quê hương, tay em còn nắm chặt bông lúa đã nuôi mình lớn từng ngày. Mảnh đất - sản vật quê hương dang tay đón Lượm vào lòng trong một giấc ngủ dài. Lượm ra đi nhưng tay em còn níu giữ sự sống, níu giữ quê hương, đó là cái chết gieo mầm cho sự sống. Linh hồn em hóa thân vào non sông, đất nước.
  12. 3. Hình ảnh Lượm vẫn còn sống mãi: Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng → Khẳng định sự sống mãi của Lượm đối với quê hương đất nước.
  13. III. Tổng kết * Ghi nhớ SGK/ 77
  14. HƯỚNG DẪN Ở NHÀ - Học thuộc bài thơ và ghi nhớ SGK/77. - Đọc trước bài: “Mưa”. - Đọc ngữ liệu, trả lời các câu hỏi.