Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết dạy 41: Đồng chí

docx 5 trang minh70 5170
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết dạy 41: Đồng chí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_giang_ngu_van_6_tiet_day_41_dong_chi.docx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết dạy 41: Đồng chí

  1. Ngày soạn: 25/10/2017 Ngày dạy:27/10/2017 Tiết 41 ĐỒNG CHÍ (Chính Hữu) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người línhcách mạng được thể hiện trong bài thơ. - Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta. - Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những chiến sĩ trong bài thơ. - Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Chi tiết chân thực,ngôn ngữ bình dị, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng. 2.Kỹ năng: - Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại. - Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ. - Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật trong bài thơ. 3.Thái độ: - Cảm thông với những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính cách mạng. - Tự hào về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC: Vấn đáp, Thảo luận, Động não. III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, máy chiếu. 2. Chuẩn bị của HS: Trả lời câu hỏi ở sgk IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ : Không 2. Bài mới : Giới thiệu bài: Chiếu hình ảnh và đặt câu hỏi cho học sinh sau đó giới thiệu: Để làm nên một chiến thắng Điện Biên “ lừng lấy năm châu, chấn động địa cầu” này có biết bao xương máu của chiến sĩ ta đã ngã xuống. Vậy nên đề tài người lính luôn là nguồn cảm hứng dồi dào trong thơ ca. Đã có không ít nhà thơ , nhà văn ,hoạ sĩ khai thác vẻ đẹp ấy. Tuy nhiên vẻ đẹp thì muôn màu. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ “Đồng chí” để thấy đựơc vẻ đẹp của người lính buổi đầu kháng chiến chống Pháp.
  2. Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung: HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Cho hs đọc chú thích ở sgk.Nêu một vài nét về I. Tìm hiểu chung: tác giả ? 1. Tác giả : GV :1946 gia nhập trung đoàn thủ đô, hoạt - Chính Hữu, tên thật Trần Đình Đắc động trong 2 cuộc kháng chiến (1926- 2007) - Làm thơ 1947, chủ yếu viết về người lính , - Quê : Hà Tĩnh chiến tranh - Vừa là người lính , vừa là nhà thơ - 2000 được NN trao tặng giải thưởng HCM 2.Tác phẩm : Bài thơ đựơc sáng tác vào năm nào ? a. Hoàn cảnh ra đời: Gv : Sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia - Năm 1948, thời kì đầu cuộc kháng chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (1947) chiến chống Pháp. Khi đọc cần chú ý ngắt nhịp ở câu số 7, đọc với b. Đọc - Chú thích : giọng chậm rãi, tình cảm sâu lắng . Gv đọc c.Bố cục : 3 phần mẫu , gọi 1 em đọc lại - 7 câu đầu : Cơ sở tình đồng chí Bài thơ được chia làm mấy phần ? Nội dung - 10 câu tiếp theo : Tình đồng chí và từng phần ? sức mạnh của nó. - 3 câu cuối : Biểu tượng đẹp về tình đồng chí. Hoạt động 2 : Tìm hiểu chi tiết: HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Mở đầu bài thơ là sự giới thiệu về quê II. Tìm hiểu chi tiết: hương các anh . Vậy hình ảnh quê hương 1. Cơ sở tình đồng chí : được giới thiệu như thế nào ? - Nước mặn đồng chua ? Hình ảnh ấy gợi lên suy nghĩ gì ? - Đất cày sỏi đá Hs : Nghèo , lam lũ -> Cùng chung giai cấp: là những người nông dân mặc áo lính. ? Vì sao họ lại gặp và quen nhau ? - Chung lí tưởng mục đích chiến đấu ? Súng biểu tượng điều gì ? “Súng bên súng” Đầu biểu tượng điều gì ? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì trong câu thơ trên ? Hs : Súng biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu, đầu biểu tượng cho lí tưởng, suy nghĩ điệp từ ( Súng, bên, đầu )tạo nên âm điệu khoẻ chắc, nhấn mạnh sự gắn kết cùng chung lí tưởng nhiệm vụ Từ sự chung lí tưởng đó đã đưa họ đến cuộc
  3. sống người lính ra sao ? - Cùng chung gian khó thiếu thốn. Hs : “Đêm rét chung chăn” → Tri kỉ GV : Khi tấm căn đắp lại thì tâm sự mở ra ,anh soi vào tôi , tôi soi vào anh và chúng ta =>Cơ sở vững chắc,thiêng liêng,cao đẹp. sẽ thấu hiểu tâm sự của nhau. ->Từ chỗ xa lạ-> thân quen -> tri kỉ -> đồng chí => Cơ sở vững chắc, thiêng liêng, cao đẹp. Nhận xét về ngôn ngữ hình ảnh thơ ? * Câu thơ thứ 7 - Hình ảnh thơ cụ thể,giản dị gợi cảm . - Khẳng định tình cảm lớn lao, mới mẻ Câu thơ thứ 7 có gì khác so với các câu của thời đại. trên? - Là chủ đề, là linh hồn của bài thơ. Hs : Nó như một nốt nhấn vang lên trong - Bản lề nối 2 đoạn thơ. bài thơ diễn tả niềm xúc động ngân nga mãi trong lòng , khẳng định sự gắn bó kì diệu thiêng liêng mới mẻ của tình đồng chí. Nó như cái 1 bản lề khép lại đoạn 1 để mở ra 2. Biểu hiện của tình đồng chí : đoạn 2 Hs thảo luận nhóm theo cặp. - Cảm thông sâu xa những tâm tư nỗi Thời gian: 3 phút. lòng của nhau: Tìm chi tiết biểu hiện cụ thể của tình đồng “Ruộng nương anh ra lính” chí ? Hs : đại diện một số nhóm trình bày, giáo viên nhận xét bổ sung. Từ “Mặc kệ” nói lên thái độ gì ? Gv : người lính đi chiến đấu để lại sau lưng mình những gì thương quý nhất của quê hương : ruộng nương . gian nhà , giếng nước gốc đa, mẹ già , vợ trẻ , con thơ và mặc dù họ đã quyết chí ra đi , đặt nợ nước - Chia sẻ những gian lao thiếu thốn bệnh lên trên tình nhà, nhưng sâu xa trong lòng , tật họ vẫn da diết nhớ quê hương. + Áo anh rách vai Tại sao trong gian lao thiếu thốn, tác giả vẫn + Quần vài mảnh vá miêu tả “ nụ cười” ? + Chân ko giày Gv : trong cuộc trường chinh của dân tộc, vô cùng thiếu thốn, giá rét chỉ có áo trấn thủ, nhiều khi phải chung nhau một hớp nước , một miếng lương khô. - Truyền hơi ấm cho nhau nơi chiến Nhận xét gì về hình ảnh thơ ở đây ? trường → sức mạnh giúp người lính
  4. Hs : Tả thực sinh động vượt qua mọi gian lao → đoàn kết. Ngoài biểu hiện tình yêu thì “Thương nhau tay nắm bàn tay” còn biểu hiện điều gì ? Hs : Đó chính là sự bộc lộ tình yêu thương một cách mộc mạc, bình dị , không ồn ào nhưng thấm thía , Bàn tay giao cảm thay cho lời nói, đó là lời im lặng của sự đoàn kết và cả niềm hứa hẹn lập công Gv : Tình đồng chí là sự sẽ chia gian khổ. Trong kháng chiến, hình ảnh người lính hiện lên thật thiếu thốn nhưng rất đẹp. Kết cấu thơ đoạn này có gì đặc biệt ? Hs : Câu thơ sóng đôi , đối ứng 3. Biểu tượng đẹp về tình đồng chí: HS quan sát tranh “ Đầu súng trăng treo” Trong 3 câu thơ cuối nổi bật lên những hình * Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng: ảnh nào ? - Súng: Chiến tranh, hiện thực khốc liệt. Hs : - Trăng: Bình yên, mơ mộng, lãng mạn. Em thử hình dung và miêu tả cảnh tượng -> Biểu tượng đẹp về hình ảnh người cuối bài thơ ? lính: chiến sĩ - thi sĩ, thực tại- mơ mộng. Hs : Hiện thực khắc nghiệt của núi rừng Việt Bắc -> Tình đồng chí đã giúp họ vượt qua mọi gian khổ thiếu thốn ? Ý nghĩa hình ảnh “đầu súng trăng treo” ? Hs : Súng tượng trưng cho chiến đấu, Trăng là hình ảnh của thanh bình , hạnh phúc. Súng là con người ,Trăng là đất nước quê hương của 4000 năm văn hiến.Súng là hình ảnh chiến sĩ gan dạ kiên cường, Trăng là thi sĩ. Sự kết hợp hài hoà tạo nên nét lãng mạn bay bổng vừa gợi tả cụ thể vừa nói lên lí tưởng, mục đích chiến đấu. Họ chiến đấu cho sự thanh bình, cho ánh trăng mãi nghiêng cười trên đỉnh núi. Hoạt động 3:Tổng kết HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Qua bài thơ em hiểu thêm gì về người lính ? III. Tổng kết: GV chốt: 1. Nội dung: Bài thơ là một bức chân dung rất đẹp của - Bài thơ ca ngợi tình cảm đồng chí cao
  5. anh bộ đội Cụ Hồ - người nông dân mặc áo đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời lính, những anh hùng áo vải trong thời đại kỳ đầu chống thực dân Pháp gian khổ. Hồ Chí Minh. Bao trùm lên toàn bộ bài - Tình đồng chí của những người lính thơ là hình ảnh những người lính xuất thân dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí từ vùng quê nghèo khổ, lam lũ, mang theo tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, chân thành của nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn người nông dân. Nhưng trên hết trong hoàn cảnh, góp phần quan trọng tạo nên sức cảnh chiến đấu, thiếu thốn, gian khổ và ác mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính liệt họ tỏa sáng vẻ đẹp của ý chí kiên cường cách mạng. vượt trên tất cả thử thách khắc nghiệt đế 2. Nghệ thuật: chiến đấu và chiến thắng. Và trong những - Chi tiết chân thực,ngôn ngữ bình dị, ngày tháng cùng vào sinh ra tử ấy, những hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa người lính tự tạo nên nguồn sức mạnh tinh biểu tượng. thần vô cùng lớn lao, chỗ nương tựa về tâm hồn để họ kiên cường chiến đấu. Có sức mạnh ấy mọi gian nguy của cuộc chiến không thể làm họ gục ngã, không thế làm mờ đi chất lãng mạn lạc quan, yêu đời trong tâm hồn họ. Bài thơ là một tượng đài tráng lệ, mộc mạc và bình dị, cao cả và thiêng liêng của người lính thời kì chống Pháp. 3. Củng cố: Cho học sinh nghe bài hát “Đồng chí”. 4. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: - Học thuộc lòng bài thơ - Phân tích nội dung, nghệ thuật của bài thơ. - Nắm vẻ đẹp người lính thời chống Pháp. - Chuẩn bị bài : “Tổng kết từ vựng” + Trả lời câu hỏi ở sgk + Xem lại kiến thức về từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: