Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết dạy: Cô tô

pptx 36 trang minh70 3050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết dạy: Cô tô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_6_tiet_day_co_to.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết dạy: Cô tô

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 1: Em hãy đọc thuộc lòng 7 khổ thơ đầu bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu? Nêu cảm nghĩ của em về chú bé Lượm? Câu 2: Em hãy đọc 2 khổ thơ cuối của bài thơ “Lượm”? Qua đó, phan tích nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ?
  2. Tiết: 103, 104 VĂN BẢN: (Nguyễn Tuân)
  3. Tiết 103: CÔ TÔ (Nguyễn Tuân) I. Tiếp xúc văn bản: 1. Đọc diễn cảm: 2. Tìm hiểu chú thích: a. Tác giả:
  4. Nguyễn Tuân (10 tháng 7 năm 1910 – 28 tháng 7 năm 1987) quê ở Hà Nội, là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam, sở trường về tùy bút và kí, được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ, giàu có, điêu luyện. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt. Hà Nội có một con đường mang tên ông.
  5. Tiết 103: CÔ TÔ (Nguyễn Tuân) I. Tiếp xúc văn bản: 2. Tìm hiểu chú thích: a. Tác giả: - Quê ở Hà Nội, là nhà văn nổi tiếng sở trường về thể tuỳ bút và ký. - Phong cách nghệ thuật: Tác phẩm của ông luôn thể hiện phong cách độc đáo tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Nguyễn Tuân (1910 - 1987).
  6. Tiết 103: CÔ TÔ (Nguyễn Tuân) I. Tiếp xúc văn bản: 2. Tìm hiểu chú thích: a. Tác giả: - Tác phẩm tiêu biểu: + Trước Cách mạng tháng Tám 1945: “Một chuyến đi” (du kí - 1938), “ Ngọn đèn dầu lạc” (phóng sự - 1939), “Chiếc lư đồng mắt cua” (tuỳ bút - 1941), “Vang bóng một thời” (tập truyện ngắn –1940). + Sau Cách mạng tháng Tám: “Người lái đò trên sông Đà”, “Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi”,
  7. Tiết 103: CÔ TÔ (Nguyễn Tuân) I. Tiếp xúc văn bản: 2. Tìm hiểu chú thích: a. Tác giả: b. Tác phẩm: - Văn bản Cô Tô trích từ thiên kí sự cùng tên được viết trong một lần nhà văn đi thực tế ở đảo Cô Tô. - Thể loại: Kí - PTBĐ: Miêu tả kết hợp tự sự và biểu cảm. (Kí - là "một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể - chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tuỳ bút, “)
  8. Tiết 103: CÔ TÔ (Nguyễn Tuân) I. Tiếp xúc văn bản: 2. Tìm hiểu chú thích: a. Tác giả: b. Tác phẩm: - Đoạn trích là phần cuối của bài kí Cô Tô.
  9. Tiết 103: CÔ TÔ (Nguyễn Tuân) I. Tiếp xúc văn bản: 2. Tìm hiểu chú thích: a. Tác giả: b. Tác phẩm: c. Từ khó: SGK Tr 90, 91. 3. Bố cục: - Bố cục: 3 đoạn a. Từ đầu mùa sóng ở đây: Vẻ đẹp của Cô Tô khi trận bão đi qua. b. Tiếp nhịp cánh: Hình ảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô. c. Còn lại: Cảnh sinh hoạt và lao động của con người trên đảo Cô Tô.
  10. Tiết 103: CÔ TÔ (Nguyễn Tuân) I. Tiếp xúc văn bản: II. Tìm hiểu văn bản: 1. Vẻ đẹp của Cô Tô sau trận bão:
  11. Một ngày trong trẻo, sáng sủa
  12. Bầu trời trong sáng
  13. Cây trên núi đảo xanh mượt
  14. Nước biển lam biếc đậm đà
  15. Cát vàng giòn
  16. Trong sáng Xanh mượt Lam biếc Vàng giòn => Tính từ
  17. =>Bức tranh thiên nhiên tươi sáng, phong phú, trong trẻo, độc đáo, tinh khôi, mang đầy sức sống mới của đảo Cô Tô.
  18. Tiết 103: CÔ TÔ (Nguyễn Tuân) II. Tìm hiểu văn bản: 1. Vẻ đẹp của Cô Tô sau trận bão: - Dùng nhiều tính từ miêu tả làm nổi bật vẻ đẹp hài hòa, trong sáng, bao la của cảnh. - Bức tranh thiên nhiên hiện lên tươi sáng, lộng lẫy, bao la, khoáng đạt, phong phú, độc đáo. => Thể hiện tài quan sát, miêu tả, sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của nhà văn.
  19. Tiết 104: CÔ TÔ (tiếp) (Nguyễn Tuân) II. Tìm hiểu văn bản: 1. Vẻ đẹp của Cô Tô sau trận bão: 2. Cảnh mặt trời mọc:
  20. Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau Mặt trời tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một qủa trứng Y như một mâm lễ phẩm => So sánh
  21. Tiết 104: CÔ TÔ (tiếp) (Nguyễn Tuân) II. Tìm hiểu văn bản: 2. Cảnh mặt trời mọc: - Tính từ, so sánh làm nổi bật vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ. - Bức tranh bình minh trên biển rực rỡ, tráng lệ, đẹp đẽ. => Tài năng ngôn ngữ điêu luyện và tình yêu thiên nhiên, sự khát khao khám phá cái đẹp của nhà văn Nguyễn Tuân.
  22. Tiết 104: CÔ TÔ (tiếp) (Nguyễn Tuân) II. Tìm hiểu văn bản: 2. Cảnh mặt trời mọc: 3. Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo:
  23. Tiết 104: CÔ TÔ (tiếp) (Nguyễn Tuân) II. Tìm hiểu văn bản: 3. Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo: - Cuộc sống sinh hoạt vui tươi, thanh bình, yên ả, giản dị, hạnh phúc.
  24. Tiết 104: CÔ TÔ (tiếp) (Nguyễn Tuân) III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Khắc họa hình ảnh tinh tế, chính xác, độc đáo. - Sử dụng các phép so sánh mới lạ và từ ngữ giàu tính sáng tạo. 2. Nội dung: - Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên biển đảo Cô Tô, vẻ đẹp của người lao động trên vùng đảo này. Qua đó thấy được tình cảm yêu quý của tác giả đối với mảnh đất quê hương. * Ghi nhớ (SGK)
  25. Tiết 104: CÔ TÔ (tiếp) (Nguyễn Tuân) IV. Luyện tập: 1. Bài tập củng cố: Câu 1: Tác giả bài “Cô Tô” là ai? a. Tô Hoài. b. Nguyễn Duy. c. Nguyễn Tuân. d. Đoàn Giỏi. Câu 2: Cô Tô là quần đảo thuộc địa phương nào? a. Vũng Tàu. b. Quảng Ninh. c. Hải Phòng. d. Nghệ An.
  26. Tiết 104: CÔ TÔ (tiếp) (Nguyễn Tuân) IV. Luyện tập: 1. Bài tập củng cố: Câu 3: Tính từ chỉ màu sắc nào không xuất hiện trong đoạn đầu của bài kí? a. Hồng tươi. b. Xanh mượt. c. Lam biếc. d. Vàng giòn. Câu 4: Ở đoạn đầu bài kí, tác giả đã chọn điểm quan sát từ đâu? a. Nóc đồn Cô Tô. b. Trên dốc cao. c. Bên giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo. d. Đầu mũi tàu.
  27. Tiết 104: CÔ TÔ (tiếp) (Nguyễn Tuân) IV. Luyện tập: 1. Bài tập củng cố: Câu 5: Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô được miêu tả như thế nào? a. Êm ả, bình lặng. b. Hối hả, vội vã. c. Khẩn trương, thanh bình. d. Hân hoan, vui vẻ.
  28. Tiết 104: CÔ TÔ (tiếp) (Nguyễn Tuân) IV. Luyện tập: 2. Bài tập 1. Trong đoạn cuối, cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh? Nêu suy nghĩ của em về cảnh đó? Gợi ý: Quanh giếng nước ngọt: vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền (sử dụng hình ảnh so sánh); - Chỗ bãi đá, bao nhiêu là thuyền. - Chỗ bãi đá, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp (sử dụng lượng từ không xác định); - Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về (sử dụng liên từ và điệp từ);
  29. Tiết 104: CÔ TÔ (tiếp) (Nguyễn Tuân) IV. Luyện tập: 2. Bài tập 1: => Đó là cảnh sinh hoạt và lao động khẩn trương, tấp nập. Đó cũng là khung cảnh của cuộc sống thanh bình sau bão: "Trông chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành". Hình ảnh so sánh liên tưởng độc đáo này thể hiện sự đan quyện trong cảm xúc giữa cảnh và người, đồng thời thể hiện đặc sắc tình yêu Cô Tô của riêng một Nguyễn Tuân - "người đi tìm cái đẹp" toàn bích và hài hoà.
  30. Tiết 104: CÔ TÔ (tiếp) (Nguyễn Tuân) HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. HS đọc diễn cảm đoạn văn miêu tả tiêu biểu trong văn bản. 2. Em thích hình ảnh miêu tả nào nhất ? Vì sao ? 3. Cô Tô là vùng đất có ý nghĩa như thế nào đối với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. 4. Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em sau khi học văn bản Cô Tô ( Từ 5 đến 7 câu có sử dụng hình ảnh nhân hóa và so sánh).
  31. Tiết 104: CÔ TÔ (tiếp) (Nguyễn Tuân) HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG 1. Tìm hiểu về việc xây dựng và phát triển vùng đất Cô Tô trong hiện tại và tương lai. 2. Tìm đọc thêm những văn bản của nhà văn Nguyễn Tuân (có thể cho về nhà nếu hết thời gian). - Tìm đọc những bài văn “Phong cảnh làng mạc ngày mùa” – Tô Hoài. - “Mưa” – Trần Đăng Khoa. - “Lao xao” – Duy Khán.
  32. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ + Hướng dẫn HS học bài : - Học thuộc ghi nhớ sgk và nội dung bài giảng. - Viết hoàn chỉnh đoạn văn nêu cảm nhận về văn bản Cô Tô. + Hướng dẫn HS chuẩn bị bài : - Ôn tập kĩ phương pháp viết bài văn tả người chuẩn bị cho giờ viết bài trên lớp tuần sau. + Đọc tham khảo một số đề văn trong sách giáo khoa. + Ôn kĩ kiến thức về văn miêu tả: bố cục, nhiệm vụ của từng phần trong bài văn. + Đọc tham khảo một số đoạn văn, bài văn miêu tả người.