Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết học 94: Ẩn dụ
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết học 94: Ẩn dụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_6_tiet_hoc_94_an_du.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết học 94: Ẩn dụ
- TRƯỜNG THCS MỸ KHÁNH
- Tiết 94: Tiếng Việt ẨN DỤ
- I. Ẩn dụ là gì? 1. Ví dụ: SGK/68 Anh đội viên nhìn Bác Càng nhìn lại càng thương Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm.
- I. Ẩn dụ là gì? 1. Ví dụ: SGK/68 2. Nhận xét: - Người Cha → chỉ Bác Hồ - Gọi tên sự vật này (Bác Hồ) bằng tên sự vật khác (Người cha) có nét tương đồng. → Ẩn dụ (So sánh ngầm). - Tác dụng: Làm cho câu văn, câu thơ có tính hàm súc, tăng tính gợi hình, gợi cảm. * Ghi nhớ SGK/68
- II. Các kiểu ẩn dụ: 1. Ví dụ: SGK/ 68, 69 1. Về thăm nhà Bác làng Sen, Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng. - thắp chỉ sự nở hoa - lửa hồng chỉ màu đỏ của hoa râm bụt. nở hoa được ví với hành động thắp. (chúng giống nhau về cách thức thực hiện). → Ẩn dụ cách thức “màu đỏ” được ví với lửa hồng. (hai sự vật ấy có hình thức tương đồng). → Ẩn dụ hình thức
- 2. “Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”. - giòn tan → đặc điểm của cái bánh. (vị giác) - nắng → không thể dùng vị giác để cảm nhận, mà phải dùng thị giác để cảm nhận. → Chuyển đổi cảm giác.
- III. Luyện tập: Bài 1: So sánh đặc điểm của ba cách diễn đạt: - Cách 1: Bác Hồ mái tóc bạc diễn đạt Đốt lửa cho anh nằm. bình thường - Cách 2: Bác Hồ như Người Cha sử dụng Đốt lửa cho anh nằm. so sánh - Cách 3: Người Cha mái tóc bạc sử dụng Đốt lửa cho anh nằm. ẩn dụ * Tác dụng: So sánh và ẩn dụ là phép tu từ tạo cho câu nói có tính hình tượng, biểu cảm hơn so với cách nói bình thường. Ẩn dụ làm cho câu nói có tính hàm súc cao hơn.
- III. Luyện tập: Bài 1: So sánh đặc điểm của ba cách diễn đạt: - Cách 1: diễn đạt bình thường - Cách 2: sử dụng so sánh - Cách 3: sử dụng ẩn dụ * Tác dụng: So sánh và ẩn dụ là phép tu từ tạo cho câu nói có tính hình tượng, biểu cảm hơn so với cách nói bình thường. Ẩn dụ làm cho câu nói có tính hàm súc cao hơn.
- Bài 2: SGK/70 a. Kẻ trồng cây - người lao động Ăn quả - sự hưởng thụ. → Tương đồng về cách thức b. Mực, đen – cái xấu Đèn, sáng – cái tốt →Tương đồng về phẩm chất c. Thuyền - người đi xa Bến - người chờ đợi → Tương đồng về phẩm chất d. Mặt trời 1: Mặt trời tự nhiên Mặt trời 2: Bác Hồ (tỏa sáng, chân lí cách mạng) → Tương đồng về hình thức
- Bài 3: SGK/70 a. Chảy: Chuyển đổi cảm giác: từ khứu giác (mũi) sang thị giác (nhìn) Giàu tính hình tượng. b. Chảy: Chuyển đổi cảm giác từ xúc giác sang thị giác (nhìn) Liên tưởng mới lạ. c. Mỏng: Chuyển đổi cảm giác từ xúc giác sang thính giác (nghe) Mới lạ, độc đáo, thú vị.
- HƯỚNG DẪN Ở NHÀ - Học thuộc bài thơ và ghi nhớ SGK/68. - Chuẩn bị bài: “Hoán dụ”.