Bài giảng Ngữ văn 6 - Văn bản: Buổi học cuối cùng (An - Phông - xơ - đô - đê)

pptx 17 trang minh70 5130
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Văn bản: Buổi học cuối cùng (An - Phông - xơ - đô - đê)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_6_van_ban_buoi_hoc_cuoi_cung_an_phong_xo_d.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Văn bản: Buổi học cuối cùng (An - Phông - xơ - đô - đê)

  1. Lớp học Online Ngữ Văn chào mừng tất cả các con yêu quý! GV Đoàn Thị Minh Hiếu Trường THCS Văn Yên
  2. TIẾT 93 VĂN BẢN: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG (An-phông-xơ-Đô-đê) I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - An- phông –xơ Đô- đê ( 1840- 1897 ), là nhà văn nổi tiếng của Pháp cuối TK XIX. - Ông là tác giả của nhiều truyện ngắn nổi tiếng. - Tác phẩm của ông giàu chất thơ trong sáng, thấm đẫm tinh thần nhân đạo và lòng yêu nước sâu sắc.
  3. TIẾT 93 VĂN BẢN: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG (An-phông-xơ-Đô-đê) I. Tìm hiểu chung 2. Tác phẩm - Tác phẩm sáng tác sau cuộc chiến tranh Pháp- Phổ năm 1870-1871. - Pháp thua trận phải cắt vùng Lo-ren và Anh-dát cho Phổ (Đức). -Kiểu văn bản: Tự sự. -Ngôi kể: Thứ nhất. -Nhân vật chính: Cậu bé Phrăng và thầy Ha-men - Bố cục: 3 phần + Phần 1: Từ đầu đến “mà vắng mặt con”- Quang cảnh và tâm trạng của Phrăng trước buổi học. + Phần 2: Tiếp đến “Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này” – Diễn biến buổi học cuối cùng. + Phần 3: Còn lại – Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng.
  4. TIẾT 93 VĂN BẢN: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG (An-phông-xơ-Đô-đê) I. Tìm hiểu chung II. Đọc-hiểu văn bản 1. Nhân vật Phrăng
  5. 1. Nhân vật Phrăng a) Trước giờ học - Định trốn học để rong chơi vì đã trễ giờ, không thuộc bài và thiên nhiên đẹp vẫy gọi → cưỡng lại được và đến trường => mọi thứ bình thường. - Ngạc nhiên vì những điều khác lạ từ trên đường đi đến lớp học.(tìm các chi tiết) ➔Lười học, ham chơi, nhút nhát nhưng khá trung thực, hồn nhiên, đáng yêu. b)Trong buổi học - Khi biết đây là buổi học cuối cùng cậu choáng váng, sững sờ và hiểu ra nguyên nhân của mọi sự khác lạ trong buổi sáng hôm nay. - Trong lòng dấy lên những cảm xúc đ.biệt: ân hận, đau lòng, xấu hổ, nuối tiếc. - Hiểu được giá trị quý báu của tiếng mẹ đẻ và ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng mẹ đẻ, cảm nhận được tình yêu đất nước qua ngôn ngữ dân tộc. - Từ chán học đến thích học, tự nguyện học nhưng tất cả đã quá muộn. ➔ Hồn nhiên, chân thật, biết lẽ phải, biết kính trọng thầy cô và có lòng yêu tiếng Pháp (yêu quê hương), căm thù quân giặc.
  6. 2. Nhân vật thầy Ha-men - Trang phục: đẹp, trang trọng -> tôn vinh buổi học cuối cùng - Thái độ: dịu dàng, ân cần, yêu thương hs, kiên nhẫn, nhiệt tình giảng bài bằng tất cả tâm huyết. - Những lời nói về tiếng Pháp: Dạy HS yêu quý, trân trọng, giữ gìn, trau dồi, tự hào về tiếng nói của dân tộc. Vì đó là biểu hiện của tình yêu nước, là tài sản quý báu của dân tộc và là sức mạnh của dân tộc (chìa khóa chốn lao tù). - Hành động, cử chỉ: cho thấy sự lo lắng, xúc động nghẹn ngào, đau đớn đến cực điểm và lòng yêu nước sâu sắc, mãnh liệt (viết dòng chữ NƯỚC PHÁP ). ➔ Thầy Hamen là một thầy giáo tâm huyết, một người yêu nước sâu sắc đã thắp lên và lan tỏa tình yêu đó tới mọi người thông qua tình yêu và sự trân trọng tiếng nói dân tộc. 3. Các nhân vật khác - Cụ già Hô-de, bác phát thư, các em nhỏ cũng tham gia buổi học. - Họ trân trọng, nâng niu cuốn sách tập đánh vần cũ bằng cả hai tay. → Thái độ trân trọng, yêu quý của người dân với tiếng nói của dân tộc mình.
  7. TIẾT 93 VĂN BẢN: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG (An-phông-xơ-Đô-đê) I. Tìm hiểu chung II. Đọc-hiểu văn bản III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Ngôi kể thứ nhất: tác dụng rất lớn trong việc bộc lộ tâm trạng, nội tâm của nhân vật và tăng độ tin cậy cho câu chuyện. - Nhân vật được miêu tả qua ý nghĩ, tâm trạng và qua hành động, lời nói, ngoại hình - Ngôn ngữ tự nhiên. - Giọng kể chân thành. - Thành công với biện pháp so sánh (tìm các chi tiết so sánh) 2. Nội dung - Tình yêu tiếng nói dân tộc là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. - Đề cao và khẳng định sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc.
  8. Luyện tập Khoanh tròn vào phương án đúng cho những câu hỏi sau: Câu 1: Câu chuyện “ Buổi học cuối cùng” xảy ra trong bối cảnh nào? A. Chiến tranh thế giới thứ nhất B. Chiến tranh thế giới thứ hai C. . Chiến tranh Pháp – Phổ cuối thế kỉ XIX
  9. Câu 2: Tâm trạng chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong văn bản Buổi học cuối cùng? A. Hồi hộp, chờ đợi buổi học. B. Vô tư và thờ ơ. C. Lúc đầu ham chơi, lười học nhưng sau đó rất ân hận và xúc động. D. Cảm thấy bình thường như những buổi học khác.
  10. Câu 3: Lòng yêu nước của chú bé Phrăng được biểu hiện như thế nào trong tác phẩm ? A. Yêu mến tự hào về vùng quê An-dát của mình B. Căm thù sục sôi kẻ thù xâm lược quê hương C. Kêu gọi mọi người cùng đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù D. Yêu tha thiết tiếng nói của dân tộc và căm thù quân xâm lược.
  11. Câu 4: Tâm trạng của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng là gì? A. Đau đớn và rất xúc động B. Tự tin, vui vẻ C. Bình tĩnh, hơi buồn D. Bình thường như những buổi học khác.
  12. Câu 5: Em hiểu gì về ý nghĩa nhan đề Buổi học cuối cùng? Ý nghĩa nhan đề: - Gợi lên sự xót xa, nuối tiếc và cũng đầy căm phẫn. - Buổi học cuối cùng bằng tiếng mẹ đẻ của người Pháp cũng là buổi học cuối cùng của một dân tộc mất nước, mất quyền được nói tiếng nói của dân tộc mình Câu 6: Truyện được kể bằng ngôi kể nào? Nêu tác dụng của ngôi kể? - Truyện được kể bằng lời của Phrăng (n.vật trong truyện) –ngôi thứ nhất. - Tác dụng: + Tăng tính chân thực, sinh động của câu chuyện. + Diễn tả được những sắc thái tâm lí của Phrăng một cách chân thành, sâu sắc. + Từ đó làm câu chuyện càng thêm ý nghĩa.
  13. Hướng dẫn học ở nhà 1. Tóm tắt truyện “Buổi học cuối cùng”. 2. Tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng Phrăng trước khi đến lớp. Theo em vì sao cậu có tâm trạng như vậy? 3. Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về cậu bé Phrăng. 4. Thầy Ha-men được miêu tả trên những phương diện nào. 5. Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của ngôn ngữ dân tộc. 6. Soạn bài: Nhân hóa.
  14. “Buổi học cuối cùng” –lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: sau cuộc chiến tranh Pháp-Phổ (Đức) năm 1870- 1871, nước Pháp thua trận hai vùng An- dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Cho nên các trường ở hai vùng này bị buộc học bằng tiếng Đức. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng vùng An-dát . Lược đồ chiến tranh Pháp – Phổ (1870-1871) .