Bài giảng Ngữ văn 7 - Bài 22 - Tiết 89: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Bài 22 - Tiết 89: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_7_bai_22_tiet_89_chuyen_doi_cau_chu_dong_t.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Bài 22 - Tiết 89: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
- CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI LỚP HỌC TRỰC TUYẾN CÔ GIÁO: TRẦN THANH TÂM TRƯỜNG THCS BẮC LỆNH – THÀNH PHỐ LÀO CAI Năm học: 2019- 2020
- KIỂM TRA BÀI CŨ H: Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt? Cho VD minh họa. - Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình CN-VN. - T/d: Câu đặc biệt dùng để bộc lộ cảm xúc, liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng, Xác định thời gian - nơi chốn; Gọi đáp
- - Bạn Nam / tặng em một quyển sách - Em / được bạn Nam tặng một quyển sách H: Hãy chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau trong hai câu trên? - Nội dung giống nhau - Cấu trúc khác nhau Câu 1: CN: Bạn Nam - là người thực hiện hành động tặng sách hướng tới em. Câu 2: CN: Em - là người chịu tác động của hành động tặng.
- Bài 22 - Tiết 89 CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
- I. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động 1. Bài tập a. - Mọi người / yêu mến em CN VN -> CN tác động lên đối tượng khác b. Em / được mọi người yêu mến CN VN -> CN bị đối tượng khác tác động đến - CN (1) là chủ thể của hành động "yêu mến" - CN (2) là chủ thể của hành động được "yêu mến" 2. Kết luận: (sgk - tr.41 ) - K/n câu chủ động, câu bị động.
- *Bài tập nhanh: Xác định câu chủ động, câu bị động. 1.a: Người lái đò đẩy thuyền ra xa. 1.b: Thuyền được người lái đò đẩy ra xa. 2.a: Mẹ rửa chân cho em bé. 2.b: Em bé được mẹ rửa chân. => câu chủ động (a), câu bị động (b)
- II. Cách chuyển đổi câu chủ động và câu bị động 1.Bài tập: (sgk- tr. 42) . * So sánh các cặp câu sau: (1) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm “hoá vàng”. (2) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm "hoá vàng“ 2. Kết luận. - Có 2 cách chuyển câu chủ động thành câu bị động. + Câu bị động có động từ tình thái (từ bị / được). + Câu bị động không có động từ tình thái (từ bị / được). Học sgk (tr.41)
- * Bài tập nhanh: Chuyển các câu sau đây, thành câu bị động? Câu nào không chuyển được ? Vì sao? a. Nó rời nhà lúc 7 giờ sáng. (không chuyển đổi được vì ko thể nói: Nhà bị nó rời lúc 7 giờ sáng.) b. Người ta làm tất cả cảnh cửa chùa bằng gỗ lim. -> - Tất cả cảnh cửa chùa làm bằng gỗ lim. - Tất cả cảnh cửa chùa được người ta làm bằng gỗ lim. *Lưu ý: +Không phải câu nào có các từ tình thái (bị, được) cũng là câu bị động. + Khi biến đổi câu chủ động thành câu bị động, cần linh hoạt tránh áp dụng 1 cách máy móc.
- III. Luyện tập Bài tập 3: (tr.43): Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và nhận xét sắc thái, ý nghĩa. a)-> Ca phẫu thuật đã được (các bác sĩ) thực hiện thành công ->Ca phẫu thuật (các bác sĩ) đã thực hiện thành công b) ->Một số đồng chí phục vụ được Bác đặt cho những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng. ->Một số đồng chí phục vụ được Bác đặt cho những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng. c)-> Ngôi chùa này đã được (một nhà sư vô danh) xây từ thế kỉ XIII. -> Ngôi chùa này đã xây từ thế kỉ XIII.
- Bài tập vận dụng Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7câu) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước, tình bạn, trong đó có dùng câu chủ động, câu bị động.
- HƯỚNG DẪN HỌC BÀI * Bài cũ: Học nội dung ghi nhớ, làm bài tập trong sách bài tập. *Bài mới: Soạn bài 23: Đọc văn bản “Ý nghĩa văn chương” (và trả lời câu hỏi mục A, B-1, 2a) tr.44,45,46.
- CHÚC CÁC EM HỌC TẬP TỐT