Bài giảng Ngữ văn 7 - Ôn tập bài: Quan Âm Thị Kính
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Ôn tập bài: Quan Âm Thị Kính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_7_on_tap_bai_quan_am_thi_kinh.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Ôn tập bài: Quan Âm Thị Kính
- Trò chơi củng cố bài Quan Âm Thị Kính
- Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4
- Câu 1 Tóm tắt nội dung “ Quan Âm Thị Kính ’’
- Câu 2 : Trích đoạn nỗi oan chồng có mấy nhân vật ? Những Nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện sự xung đột ?
- Câu 3 : Trong trích đoạn mấy lần Thị Kính kêu oan ? Kêu với ai ?
- Câu 4 : Việc Thị Kính quyết định “Trá hình nam tử bước đi tu hành ”có ý nghĩa gì ?
- Câu 1 *Tóm tắt: - Thị Kính là người con gái nết na, xinh đẹp nhà Mãng Ông được gả cho Thiện Sĩ, học trò dòng dõi thi thư. Trong một đêm Thị Kính đang vá áo nhìn chồng ngủ thấy sợi dâu mọc ngược, sẵn con dao nàng định xén đi thì Thiện Sĩ tỉnh giấc gạt tay vợ và la toáng lên. Mẹ chồng vào nghe lời kể nghi oan cho Thị Kính âm mưu giết chồng thì mắng chửi và đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ. Thị Kính giả nam, xin vào chùa tu được đặt là Kính Tâm . - Bấy giờ trong làng có cô Thị Mầu nổi tiếng lẳng lơ dụ dỗ Kính Tâm không được thì dan díu với anh điền trong nhà. Thị Mầu mang thai, bị làng bắt phạt nên khai liều là của Kính Tâm. Thị Mầu sinh con mang tới chùa đổ vạ, Thị Kính suốt 3 năm trời ròng rã xin sữa nuôi con, cuối cùng thân tàn lực kiệt, viết thư để lại cho cha mẹ rồi chết đi. Cuối cùng mọi người mới biết Kính Tâm là nữ, bèn lập đàn giải oan cho nàng. Nàng hóa thành Phật bà Quan âm Thị Kính.
- Câu 2 : Trong đoạn trích có năm nhân vật: Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông. - Nhân vật Thị Kính và Sùng bà là hai nhân vật tạo xung đột chính của đoạn trích: + Sùng bà: kiểu nhân vật mụ ác, đại diện cho giai cấp thống trị thời phong kiến + Thị Kính: nhân vật nữ chính, tiêu biểu cho người dân thường, vốn chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội cũ
- Câu 3 : Thị Kính kêu oan 5 lần : - 4 lần kêu oan đầu tiên đến mẹ chồng và chồng (Oan con lắm mẹ ơi! Oan cho thiếp lắm chàng ơi! ) + Lời kêu oan không được thấu tỏ do: + Thiện Sĩ là kẻ bạc nhược, đớn hèn còn mụ Sùng thì hiển nhiên không muốn chấp nhận Thị Kính - Lần thứ năm lời kêu oan của Thị Kính nhận được sự cảm thông, thấu hiểu của Mãng ông
- Câu 4 : + Từ cuộc sống hòa hợp đầm ấm đến tình cảnh chia lìa . → Bị đẩy khỏi thế giới quen thuộc, người phụ nữ bỗng hóa bơ vơ giữa cái vô định giữa cái vô định cuộc đời. - Thị Kính giả trai vào tu trong chùa càng khẳng định nàng không có lối thoát . + Quan niệm về định mệnh, cho rằng sự khổ cực là do số kiếp nên quay về cửa Phật tìm lối giải thoát, tu tâm tích đức.