Bài giảng Ngữ văn 7 - Thực hành Tìm hiểu tác phẩm “Thiên trường vãn vọng” theo đặc điểm thể loại

pptx 33 trang minh70 6600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Thực hành Tìm hiểu tác phẩm “Thiên trường vãn vọng” theo đặc điểm thể loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_7_thuc_hanh_tim_hieu_tac_pham_thien_truong.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Thực hành Tìm hiểu tác phẩm “Thiên trường vãn vọng” theo đặc điểm thể loại

  1. TÌM HIỂU TÁC PHẨM “THIÊN TRƯỜNG VÃN VỌNG” THEO ĐẶC ĐIỂM THỂ LOẠI
  2. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG BÀI THỰC HÀNH PHÂN TÍCH PHÂN TÍCH THEO ĐẶC TÁC GIẢ - TÁC PHẨM ĐIỂM THỂ LOẠI TÁC GIẢ TÁC PHẨM NỘI DUNG HÌNH THỨC THỂ HIỆN HOÀN PHỦ LUẬT LIÊN NIÊM VẦN ĐỐI KẾT NGÔN CẢNH THỂ THIÊN THƠ CẤU NGỮ SÁNG THƠ TRƯỜNG TÁC
  3. I. Tìm hiểu chung
  4. 1. Tác giả: Trần Nhân Tông (1258-1308) là vị vua thứ ba của vương triều Trần. Ông có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông xâm lược, cũng như trong công cuộc xây dựng củng cố vương triều. Ông là vị vua yêu nước, anh hùng, có tinh thần “thân dân”. Ông là một nhà văn hóa, nhà thơ tiêu biểu của thời Trần.
  5. 2. Tác phẩm: a. Chú thích .Phủ Thiên Trường: • Tên cũ là hương Tức Mặc (nay thuộc xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định), nơi phát tịch của họ Trần. • Sau khi lập ngôi vua, để nhớ công lao sáng lập uy danh của dòng họ, vua Trần xây hành cung ở Thiên Trường. • Là nơi ở của Thượng hoàng, hàng năm vua Trần về thăm.
  6. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác khi Trần Nhân Tông về thăm phủ Thiên Trường
  7. b. Thể thơ: Đây có thể coi là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, từ nội dung cho đến hình thức thể hiện. c. Bố cục: Chia làm 2 phần d. PTBĐ: Miêu tả, biểu cảm
  8. II. Đọc – hiểu văn bản
  9. 1. Bức tranh làng quê khi chiều về Hai câu đầu: Cảnh thôn xóm “Trước xóm thôn sau tựa khói nồng Bóng chiều man mác có dường không” -“Bán vô bán hữu” -> Cảnh vật hiện ra không rõ nét, nửa hư, nửa thực. Thời gian: Cảnh chiều muộn ở nông thôn Bắc Bộ. -=> Cảnh đẹp mơ màng, yên tĩnh
  10. 2. Hai câu cuối: Cảnh chiều trên cánh đồng quê - Hình ảnh tiêu biểu, đặc trưng của đồng quê: + Trẻ chăn trâu, thổi sáo + Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng Bức tranh có âm thanh màu sắc, gợi lên cảnh quê thanh bình, đầy sức sống Không gian thoáng đãng, cao rộng, yên ả. Cuộc sống yên bình, con người hòa nhập với thiên nhiên.
  11. 2. Hình thức thể hiện: 2.1. Luật thơ Bài thơ được quy định bởi luật trắc.Được thể hiện qua câu đầu tiên của bài : “Thôn hậu, thôn tiền đạm tự yên” ➢ Tạo nên một khung cảnh làng quê Thiên Trường yên bình, với những nét vẽ đơn sơ, nhạt nhoà nhưng lại giàu sức gợi tả. ➢ Làm nổi bật lên cảm xúc của tác giả bao trùm lên bài thơ
  12. 2.2. Liên: • Sự sắp đặt âm thanh làm cho câu thơ trong bài không đơn điệu. (1) Thôn hậu, thôn tiền đạm tự yên (2) Bán vô, bán hữu tịch dương biên. B -T - B - B - T - T - B T - B - T - T - T - B - B Hai câu thơ các chữ tương ứng có thanh ngược nhau. Bằng cách sử dụng cách quy định liên giữa các câu, kết hợp với điệp ngữ (thôn, bán) làm cho câu thơ không đơn điệu mà trở nên nhịp nhàng.
  13. 2.3. Niêm: (1)Thôn hậu,thôn tiền đạm tự yên (2) Bán vô, bán hữu tịch dương biên. (3) Mục đồng địch lý quy ngưu tận, (4) Bạch lộ song song phi há điền. Nhà thơ sử dụng luật về niêm không những làm cho các câu thơ trong bài có sự hài hoà về thanh bằng, thanh trắc giữa các câu thơ và làm cho bài thơ có mở đầu có kết thúc. Câu 1 là buổi chiều tà ở làng quê với những làn sương mờ ảo Câu 4 là hình ảnh đàn cò trắng bay xuống ruộng, trâu về chuồng Khung cảnh thôn quê thanh bình, yên ấm Nhà thơ luôn gắn bó máu thịt với làng quê, một tâm hồn luôn khát khao sống hoà nhập với thiên nhiên và với cuộc sống đời thường.
  14. 2.4. Vần: Gieo vần chân ở 3 câu 1-2-4: Thôn hậu, thôn tiền đạm tự yên Bán vô, bán hữu tịch dương biên. Mục đồng địch lí ngưu quy tận, Bạch lộ song song phi hạ điền. ➢ Bài thơ làm theo vần bằng gợi sự yên bình, êm ả, nhẹ nhàng của cảnh vật quê hương.
  15. 2.5. Đối Đối trong câu “thôn hậu - thôn tiền” Đối các câu “Thôn hậu, thôn tiền đạm tự yên Bán vô, bán hữu tịch dương biên” Hoà điệu êm ái cho câu thơ vừa tạo dựng và mở rộng không gian bức tranh miền quê đơn sơ,giản dị. ➢ Cảnh chiều tà (tịch dương) đang dần buông xuống, nhà thơ thể hiện từ xa đến gần, từ trên cao xuống thấp, từ trước đến sau, khơi gợi lên trong trí tưởng tượng của người đọc về một buổi chiều tà ở làng quê đầy hư ảo nhưng cũng hết sức gần gũi thân thương.
  16. 2.6. Cấu tứ: Bài thơ có thể được tìm hiểu theo kết cấu: Khai, thừa, chuyển, hợp.
  17. • Câu khai: "Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên" ➢ Có chức năng mở đề là câu vào bài, mở bài, khái quát bài thơ. Mở đầu bài thơ tác giả đã vẽ nên một không gian mờ ảo của cảnh chiều. Cảnh vùng thôn quê phía trước thôn và phía sau thôn đều chìm trong làn sương mờ mờ như khói phủ.
  18. • Câu thừa: "Bán vô bán hữu tịch dương biên" ➢ Có chức năng thừa tiếp thừa hành "nhiệm vụ" của câu thứ nhất nêu ra. Tác giả nhìn bóng chiều và cảm nhận như nửa có, nửa không, vừa thực, vừa mơ. Không gian và lòng người hòa quện vào nhau tạo ra một cảm giác hư ảo khó tả.
  19. • Câu chuyển: "Mục đồng địch lí ngưu quy tận" ➢ Có chức năng đặc biệt quan trọng trong bài thơ, là câu có tác dụng quyết định nhất đối với toàn bộ bài thơ. ➢ Hình ảnh những chú bé chăn trâu không hề lẻ loi trong bức tranh mênh mông mà trái lại cũng chiếm một vị trí quan trọng, giúp diễn tả hết tâm trạng của tác giả.
  20. ➢ Hình ảnh mục đồng ngồi trên lưng trâu càng làm cho không gian thêm yên tĩnh chứ không tạo nên một âm thanh nào khác có thể làm thay đổi tâm trạng của tác giả.
  21. • Câu hợp: "Bạch lộ song song phi hạ điền" ➢ Có chức năng thâu tóm ý toàn bài làm bộc lộ tư tưởng của tác giả. ➢ Hình ảnh cò trắng từng đôi liệng xuống đồng vừa làm tăng thêm sức sống cho bức tranh, vừa gợi nên một khung cảnh thiên nhiên thanh bình một không khí nhẹ nhàng của miền quê yên tĩnh.
  22. 2.7. Ngôn ngữ: • Chỉ bằng ba nét vẽ rất chọn lọc, lối tả ít mà gợi nhiều của thi pháp cổ, thi sĩ đã vẽ lên một không gian nghệ thuật về cảnh sắc làng quê một buổi chiều tàn phủ mờ sương khói và ánh tà dương rất yên bình, êm đềm, nên thơ.
  23. • Bài thơ sử dụng nghệ thuật điểm nhãn với những nét chấm phá trong ngôn ngữ, hình ảnh tiêu biểu: ➢ Trong bức tranh đồng quê rộng lớn đã xuất hiện điểm nhấn: Hình ảnh đàn trâu và mục đồng thổi sáo. những nét vẽ hết sức tinh tế về cảnh sắc thôn quê bình dị với đàn trâu thong thả về chuồng trong điệu sáo dặt dìu thấm đẫm tình quê của những đứa trẻ chăn trâu hồn nhiên.
  24. • Hình ảnh con trâu trong thơ gắn liền với một điển cố trong Thiền học: ❑Điển cố này dùng ngụ ý con người cũng như vạn vật đều có cái Chân Tâm nhưng vì mê lầm nên nhiều người đã đánh mất nó, mãi không tìm lại được.
  25. • Nếu như tiếng sáo của mục đồng biểu trưng cho cái tâm hồn nhiên bình lặng, trong sáng không bị vẩn đục bởi những mê kiến, vọng kiến thì hình ảnh đàn trâu quay về (ngưu quy tận) chính là nẻo về của Chân tâm
  26. III. TỔNG KẾT
  27. • Bài thất ngôn tứ tuyệt “Thiên Trường vãn vọng” là một bức tranh quê đậm nhạt, mờ sáng, rất đẹp và tràn đầy sức sống. Một bút pháp nghệ thuật cổ điển tài hoa. Một tâm hồn thanh cao, yêu đời. Tình yêu thiên nhiên, yêu đồng quê xứ sở đã được thể hiện bằng một số hình tượng đậm đà, ấm áp qua những nét vẽ tinh tế, gợi hình, gợi cảm, giàu liên tưởng.
  28. IV. CỦNG CỐ
  29. Câu 1: Phủ Thiên Trường nằm ở tỉnh nào? A. HÀ NAM B. BẮC GIANG C. HÀ NỘI D. NAM ĐỊNH
  30. Câu 2: Bài thơ được viết theo luật và vần gì? A. LUẬT TRẮC VÀ VẦN BẰNG B. LUẬT BẰNG VÀ VẦN BẰNG C. LUẬT TRẮC VÀ VẦN TRẮC D. LUẬT BẰNG VÀ VẦN TRẮC
  31. Câu 3: Quang cảnh làng quê được gợi lên ở câu thơ thứ hai qua từ “bán vô bán hữu”? A. BỨC TRANH LÀNG QUÊ THANH BÌNH, YÊN Ả. B. BỨC TRANH LÀNG QUÊ TRÀN ĐẦY SỨC SỐNG VÀ SỰ TƯƠI MỚI C. CẢNH VẬT BUỔI CHIỀU HIỆN LÊN NỬA THỰC, NỬA ẢO TẠO NÊN KHUNG CẢNH NÊN THƠ D. KHUNG CẢNH BIỂU CHIỀU TRÊN LÀNG QUÊ THẦN TIÊN, KỲ DIỆU NHƯ CHỐN BỒNG LAI TIÊN CẢNH.