Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiếng Việt: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiếng Việt: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_7_tieng_viet_chuyen_doi_cau_chu_dong_thanh.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiếng Việt: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)
- TRƯỜNG TH VÀ THCS VICTORIA THĂNG LONG Môn: Ngữ Văn Lớp: 7V1 Tiếng Việt: CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (TIẾP THEO) Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Trang
- I. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động 1. Ví dụ Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm “hoá vàng”. (chủ thể hđ) (hoạt động) (đối tượng hđ) CN VN => Câu chủ động
- * Chuyển thành câu bị động - Cách 1: Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được người ta hạ xuống từ hôm “hoá vàng”. (đối tượng hđ) (chủ thể hđ) (hoạt động) CN VN - Cách 2 Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hoá vàng”. (đối tượng hđ) (hoạt động) CN VN
- I- Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động 1. Ví dụ 2. Quy tắc chuyển đổi: * Chuyển câu chủ động thành câu bị động: - Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu. - Thêm hoặc không thêm từ bị (được) vào sau từ (cụm từ) chỉ đối tượng. - Có thể lược bỏ hoặc biến chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
- Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ “bị”, “được” - Hai cách chuyển đổi : Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu 5
- Sơ đồ chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: *Cách 1: Câu bị động: ĐTHĐ được / bị (CTHĐ) HĐ *Cách 2 : Câu bị động: ĐTHĐ HĐ 6
- Bài tập 2. a. Thầy giáo phê bình em. - Em bị thầy giáo phê bình. ➔ Em không muốn nhận khuyết điểm, em thấy khó chịu khi thầy giáo phê bình. - Em được thầy giáo phê bình.➔ Em nhận ra khuyết điểm khi thầy giáo phê bình, em là người mong muốn tiến bộ.
- I- Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động 3. Lưu ý - Câu bị động chứa từ “được” mang sắc thái tích cực. Câu bị động chứa từ “bị” mang sắc thái tiêu cực. - Không phải câu nào chứa từ “bị” hoặc “được” đều là câu bị động.
- Những câu sau có phải là câu bị động không? - Bạn em được giải Nhất trong kì thi học sinh giỏi. - Tay em bị đau.
- I- Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động 3. Lưu ý - Câu bị động chứa từ “được” mang sắc thái tích cực. Câu bị động chứa từ “bị” mang sắc thái tiêu cực. - Không phải câu nào chứa từ “bị” hoặc “được” đều là câu bị động.
- II- Luyện tập Bài tập 1 *Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau. a. Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII. (Chủ thể) (HĐ) (Đối tượng của HĐ) - Ngôi chùa ấy được (một nhà sư vô danh) xây từ thế kỉ XIII. - Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII. b. Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân. (Chủ thể) (HĐ) (Đối tượng của hoạt động) - Một lá cờ đại được (người ta) dựng ở giữa sân. -Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.
- Bài tập 2. Chuyển đổi mỗi câu chủ động thành hai câu bị động- một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị. Cho biết sắc thái của mỗi câu ấy có gì khác nhau? b. Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi. - Ngôi nhà ấy đã bị người ta phá đi. - Ngôi nhà ấy đã được người ta phá đi.
- - Nắm nội dung bài học và ghi nhớ. - Hoàn thành bài tập - Lập sơ đồ tư duy bài học - Soạn Bài “Sống chết mặc bay”