Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 31: Tìm hiểu văn bản: Bạn đến chơi nhà

pptx 24 trang minh70 3130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 31: Tìm hiểu văn bản: Bạn đến chơi nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_7_tiet_31_tim_hieu_van_ban_ban_den_choi_nh.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 31: Tìm hiểu văn bản: Bạn đến chơi nhà

  1. NGỮ VĂN 7 TiẾT 31: TÌM HiỂU VĂN BẢN BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ NHÓM THỰC HIỆN: TỔ 3
  2. 1. TÁC GIẢ • Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) • Tên thật là Nguyễn Thắng quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam nay là huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ (tục gọi là làng Và), xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
  3. ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ NGUYỄN KHUYẾN • Nguyễn Khuyến thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh học giỏi, sau đi thi, đỗ đầu cả ba kì, do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đổ. Nguyễn Khuyến làm quan khoảng mười năm, nhưng đến khi thực dân Pháp đánh chiếm xong Bắc Bộ, ông cáo quan về ở ẩn. • Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ ca của ông chủ yếu được sáng tác vào giai đoạn sau ngày cáo quan về ở ẩn ở Yên Đổ.
  4. • Cha Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Khởi( 1796–1853), thường gọi là Mền Khởi, đỗ ba khóa tú tài, dạy học. Mẹ là Trần Thị Thoan (1799–1874), nguyên là con của Trần Công Trạc, từng đỗ tú tài thời Lê Mạc. • Thuở nhỏ, ông cùng Trần Bích San (người làng Vị Xuyên, đỗ Tam Nguyên năm 1864–1865) ở trường Hoàng giáp cùng bạn học Phạm Văn Nghị. Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một người thông minh, hiếu học. Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu cử nhân (tức Giải nguyên) trường Hà Nội • Năm sau (1865), ông trượt thi Hội nên tu chí, ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám và đổi tên từ Nguyễn Thắng thành Nguyễn Khuyến, với hàm ý phải nỗ lực hơn nữa (chữ Thắng có chữ lực nhỏ, chữ Khuyến có chữ lực lớn hơn).
  5. • Đến năm 1871, ông mới đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên (Hoàng giáp). Từ đó, Nguyễn Khuyến thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ . • Năm 1873, ông được bổ làm Đốc Học, rồi thăng Án Sát tại tỉnh Thanh Hóa. Năm 1877, ông thăng Bố Chính tỉnh Quảng Ngãi. Sang năm sau, ông bị giáng chức và điều về Huế, giữ một chức quan nhỏ với nhiệm vụ toản tu Quốc Sử Quán. Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây. • Nguyễn Khuyến là người có phẩm chất trong sạch, mặc dù ra làm quan nhưng nổi tiếng là thanh liêm, chính trực. Nhiều giai thoại kể về đời sống và sự gắn bó của Nguyễn Khuyến đối với nhân dân. Ông là người có tâm hồn rộng mở, giàu cảm xúc trước cuộc sống và gắn bó với thiên nhiên.
  6. Hình ảnh về tác giả
  7. Nguyễn Khuyến lúc làm quan
  8. Từ đường Nguyễn Khuyến tại xã Trung Lương (Bình Lục)
  9. MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN KHUYẾN • Bạn đến chơi nhà • Thu điếu • Thu ẩm • Thu vịnh • Khóc Dương Khuê • Muốn lấy chồng • Anh giả điếc • Đề tranh tố nữ
  10. THẢO LUẬN TÌM HIỂU NỘI DUNG VĂN BẢN TRONG 3 PHÚT • NÊU: • Hoàn cảnh sáng tác ? • Xuất xứ ? • Thể thơ ? • Bố cục, nội dung từng phần ?
  11. 2. Tác phẩm • Hoàn cảnh sáng tác: Nguyễn Khuyến cáo quan về quê sống với ruộng vườn dân dã, đến một hôm có người bạn tri kỉ đến chơi nhà nhưng không có gì thiết đãi bạn nhà thơ làm bài thơ này tự cười chính bản thân mình. • Xuất xứ: trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập IV. • Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường Luật.
  12. Đôi nét về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường Luật • Mỗi bài thơ có 8 câu ( Bát cú ). • Mỗi câu thơ có 7 chữ ( Thất ngôn). • Gieo vần: có thể là vần chân, vần lưng, vần liền, vần gián cách. • Nghệ thuật đối(bắt buộc). Câu 3 đối câu 4, câu 5 đối câu 6. • Bố cục: + Hai cầu đầu: Đề + Hai câu tiếp: Thực + Hai câu tiếp: Luận + Hai câu cuối: Kết
  13. BỐ CỤC • Hai câu đầu( Đề ) => Giới thiệu sự việc. • Bốn câu tiếp ( Thực + Luận ) => Hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn tới chơi. • Hai câu cuối ( Kết ): =>Tình bạn thắm thiết, chân thành.
  14. “Đã bấy lâu naynay, bácbác tới nhà,” - Chỉ thời gian lâu thân mật, sự nể trọng ngày của nhà thơ với bạn - Sự mong ngóng của nhà thơ - Giọng điệu vồn vã, chân thành, cởi mở - Cách mở đầu tự nhiên, giản dị như lời nói thường ngày, như lời chào, như tiếng reo vui của nhà thơ. => Thể hiện niềm vui mừng, xúc động của nhà thơ khi có bạn lâu ngày đến thăm.
  15. - Phép liệt kê: chợ, gà, cá, cải, cà, bầu, Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. mướp, trầu Ao sâu nước cả, khôn chài cá, - Phép đối lập: đối lập giữa cái CÓ và cái Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. KHÔNG Cải chửa ra cây, cà mới nụ, - CÓNgôn ngữLÍ DOthơ dungKHÁCHdị, tự nhiênKHÔNGnhư cách diễn Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. đạt thường ngàyQUAN. Đầu trò tiếp khách, trầu không có, Chợ- Sử dụngtrẻnhiềuthờitínhđi vắngtừ : sâuKhông, cả, rộngthể, thưađi - Nhiều phóchợtừthờichỉxasự phủ định: khôn, chửa; chỉ Cáthời gianaohaysâusự, nướctiếp diễncả củaKhônghoạt độngthể :đánhmới, đương, vừa; lặp cấu trúc cụmbắttừ ”chửa ra cây”, ”vừa rụng rốn”, ”mới nụ”, ”đương hoa” Gà vườn rộng, rào Không thể bắt - Giọng thưađiệu: vui đùa, thấp thoáng nụ cười hóm Cảihỉnh, củachửanhà thơra .cây, Không thể ăn cà, mới nụ, (chưa đến thời kì bầu=> ,Khiếnvừachorụngngônrốn,ngữ thơthu háichặt) chẽ, nhất quán trong trong việc thể hiện nội dung. mướp đương hoa => Giúp tác giả giãi bày với bạn về tình Trầuhuống khó xử của mình khiKhôngbạn đếncóthăm.
  16. Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu nước cả, khôn chài cá, Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trò tiếp khách, trầu không có, - Biện pháp nghệ thuật: phép liệt kê; đối lập; nói quá; sử dụng ngôn ngữ dung dị, tự nhiên; nhiều tính từ, phó từ; tạo tình huống khó xử thật bất ngờ, thú vị: có sẵn mọi thứ nhưng hóa ra lại chẳng có gì đãi bạn. - Nhấn mạnh sự đối lập giữa mong muốn thết đãi bạn chu đáo của nhà thơ với hiện thực không thể thực hiện được do những lí do khách quan. - Thể hiện cuộc sống thanh bạch của nhà Nho nghèo giữa chốn hương quê bằng giọng điệu hóm hỉnh, hài hước.
  17. SO SÁNH 2 CỤM TỪ “TA VỚI TA” * Giống nhau: - Cùng hình thức ngữ âm - Đều dùng để kết thúc bài thơ * Khác nhau: Qua Đèo Ngang Bạn đến chơi nhà (Bà Huyện Thanh Quan) (Nguyễn Khuyến) - Chỉ một mình nhà thơ - Chỉ nhà thơ - Chỉ bạn của nhà thơ - Dùng để nói về cái ”tôi” riêng - Dùng một âm ”ta” để nói về hai người: lẻ, thầm kín buồn lặng của chính nhà thơ và bạn, tác giả đã ca ngợi một tình nhà thơ. Qua đó thể hiện nỗi cô bạn gắn bó, đậm đà, thắm thiết vượt lên đơn tuyệt đối của nhà thơ trước trên tất cả mọi thử thách tầm thường. Qua cảnh vật và cuộc đời. đó còn thể hiện niềm vui trọn vẹn của nhà thơ khi có một tình bạn đẹp, có một người bạn tâm đầu ý hợp.
  18. Câu 1: Cảm xúc vui mừng của nhà thơ khi bạn tới chơi nhà. Nội 6 câu tiếp: Hoàn cảnh đặc biệt, chẳng dung có gì tiếp đãi bạn của nhà thơ. Câu kết: Khẳng định tình bạn đậm đà, thắm thiết, vượt lên trên mọi thứ vật chất đời thường. Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến) Tạo tình huống bất ngờ, thú vị. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, Nghệ bố cục độc đáo; giọng thơ chất phác, thuật hóm hỉnh, hồn nhiên. Ngôn ngữ thơ dung dị, tự nhiên mà thấm thía, sâu sắc