Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 107: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh

pptx 11 trang minh70 5730
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 107: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_7_tiet_107_luyen_tap_viet_doan_van_chung_m.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 107: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh

  1. TIẾT 107: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH
  2. TiẾT 107: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH I. Quy trình xây dựng đoạn văn chứng minh. Xác định luận điểm cho đoạn văn Lựa chọn cách triển khai đoạn văn Dự định số luận cứ sử chứng minh dụng Triển khai thành Quy trình xây dựng đoạn văn đoạn văn
  3. TiẾT 107: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH Lưu ý: - Khi viết đoạn văn chứng minh cần hình dung xem đoạn văn đó thuộc phần nào để có câu từ chuyển đoạn sao cho hợp lí. - Đoạn văn phải có câu chủ đề nêu rõ luận điểm của đoạn. Các ý, các câu trong đoạn phải tập trung làm sáng tỏ luận điểm. - Lí lẽ , dẫn chứng phải được sắp xếp hợp lí, rõ ràng, rành mạch.
  4. TiẾT 107: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH II.Cách viết đoạn văn chứng minh. Đề bài 2: Chứng minh rằng “văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có.” Đề bài 3: Chứng minh rằng “văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có.”
  5. TiẾT 107: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH Đề 2: *Mở đoạn: - Giới thiệu câu nói của Hoài Thanh “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”. Đây là một nhận định đúng đắn của Hoài Thanh. *Thân đoạn: - Giải thích: Văn chương: các tác phẩm văn học nói chung. “Văn chương gây những tình cảm ta không có”: cho ta những tình cảm chưa từng trải qua, ta chưa từng có, chỉ khi tiếp xúc với các tác phẩm văn chương thì ta mới có những tình cảm đó. (yêu cái thiện, ghét cái ác; lòng vị tha, đồng cảm với những số phận bất hạnh ) - Dẫn chứng: Truyện cổ tích, Bức tranh của em gái tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê; Cảnh khuya, Bài ca Côn Sơn - Khẳng định vai trò to lớn của văn chương trong việc giáo dục, định hướng hình thành tình cảm tốt đẹp cho con người. *Kết đoạn: Khẳng định câu nói của Hoài Thanh là hoàn toàn chính xác, giúp em có những tình cảm đẹp, thêm yêu các tác phẩm văn chương hơn.
  6. TiẾT 104: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH *Mở đoạn: Giới thiệu câu nói của Hoài Thanh “Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có” *Thân đoạn: - Giải thích: Văn chương: các tác phẩm văn học nói chung “Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có”: Văn chương làm sâu sắc thêm những tình cảm sẵn có từ trước (tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước con người, yêu cha mẹ, anh em ) - Dẫn chứng: Ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người; bài thơ “Tiêng gà trưa” làm sâu sắc thêm tình bà cháu, thêm yêu và biết ơn bà hơn; Bài ca dao “Công cha như núi ngất trời con ơi” giúp em càng thấu hiểu công lao trời biển của cha mẹ không gì sánh bằng, hiểu đạo làm con phải kính yêu, biết ơn, hiếu thảo hơn với cha mẹ để đền đáp ân nghĩa của đấng sinh thành - Khẳng định vai trò to lớn của văn chương trong việc giáo dục, hình thành tình cảm thái độ cho con người. *Kết đoạn: Khẳng định câu nói của Hoài Thanh là hoàn toàn đúng đắn. Văn chương đã bồi đắp tâm hồn ta những tình cảm cao đẹp, giàu giá trị nhân văn mà ta cần học tập, trân trọng và giữ gìn
  7. TiẾT 104: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH Tác giả Hoài Thanh nói: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”. Đây là một nhận định rất đúng đắn khi nói về khả năng khơi gợi tình cảm ở văn chương. Vì văn chương là cái nôi của sự kết hợp của cảm xúc và trí tuệ nhân loại. Mỗi tác phẩm văn học đều chứa đựng trong đó những khả năng khơi gợi ở người đọc một điều gì đó và cái cách văn học cho người ta những cung bậc cảm xúc là biểu hiện nghệ thuật tình cảm ở văn chương. Đọc mỗi tác phẩm văn học, ta thấy ở đó những mảnh đời khác nhau mà ta có những trải nghiệm cùng tình cảm khác nhau, từ đó yêu thương thêm con người, cuộc sống, biết ghét cái ác, cái xấu. (dẫn chứng: Truyện cổ tích “Thạch Sanh” ; Cuộc chia tay cuả những con búp bê” Quả thật văn chương có tác dụng kì diệu, nó bồi đắp tâm hồn ta những tình cảm cao đẹp để làm giàu tâm hồn con người. Từ đó văn chương có vai trò định hướng những tình cảm mà ta cần phải có để sống tốt hơn, nhân ái hơn
  8. TiẾT 104: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH Viết đoạn văn “ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”. Vậy “ tình cảm mà ta không có” là gì? Đó là những tình cảm mà ta chỉ có được sau quá trình đọc, hiểu và cảm nhận tác phẩm văn chương. Đọc xong truyện ngắn “ Bức tranh của em gái tôi” , nhân vật Kiều Phương đã cho ta lòng vị tha. Khi thưởng thức văn bản “ Sông nước cà Mau” tự nhiên ta thấy yêu thiên nhiên ở vùng đất cực Nam của Tổ quốc. Hay khi học xong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” việc Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thảm thương của Dế Choắt ta lại thấy vô cùng bất bình trước tính cách kiêu căng, tự phụ của Dế Mèn. Thật vậy ! Văn chương thực sự đã vun đắp cho ta những tình cảm mà ta không có, nó làm đẹp tâm hồn con người để ta sống tốt hơn!
  9. TiẾT 107: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH Đề 8: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người. 1. Tìm hiểu đề, tìm ý - Kiểu bài: Lập luận chứng minh - Luận điểm chính: “Vai trò, tác dụng của việc bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người ”
  10. TiẾT 107: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH 2.Lập dàn ý a. Mở bài: • Nêu luận điểm: “ Bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người ”. • Môi trường có vai trò hết sức to lớn đối cới sự phát triển của con người. b.Thân bài: Gồm 3 luận điểm Ø Luận điểm 1: Bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người ( vai trò của môi trường thiên nhiên). Ø Luận điểm 2: Nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm môi trường. Ø Luận điểm 3: Biện pháp giữ gìn bảo vệ môi trường sống trong lành. c. Kết bài: - Khẳng định vai trò, tầm quan trọng của thiên nhiên môi trường. - Suy nghĩ, liên hệ bản thân trong việc bảo vệ môi trường.
  11. Hướng dẫn về nhà -Hoàn thiện phần viết đoạn văn, bài văn cho các đề đã thực hiện trên lớp. Soạn: Sống chết mặc bay: - Đọc kĩ, tìm hiểu thêm tác giả, tác phẩm, - Trả lời các câu hỏi SGK tìm hiểu: *Cảnh ngoài đê *Cảnh trong đình (tìm chi tiết kể, tả; nghệ thuật viết truyện; gía trị của truyện ngắn) - Suy nghĩ về tác hại của lũ lụt.