Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 25: Bánh trôi nước

ppt 20 trang minh70 7480
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 25: Bánh trôi nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_7_tiet_25_banh_troi_nuoc.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 25: Bánh trôi nước

  1. NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ TIẾT HỌC MÔN NGỮ VĂN - LỚP 7A
  2. Kiểm tra bài cũ - Đọc thuộc bài thơ “Bài ca côn sơn”? Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ?
  3. Tác giả: Hồ Xuân Hương
  4. I. ĐỌC, TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả: - Hồ Xuân Hương: (Sống cuối thế kỉ XVIII – XIX) - Nữ thi sĩ tài hoa và độc đáo nhất thời kì văn học trung đại Việt Nam. - Được mệnh danh là: Bà chúa thơ Nôm
  5. 2. Tác phẩm: Xuất xứ: Bài “Bánh trôi nước” nằm trong chùm thơ Vịnh vật. *Thơ vịnh vật : +Vịnh cái quạt +Vịnh quả mít +Vịnh con ốc nhồi +Vịnh đánh đu => Tả, kể về đối tượng được vịnh. Nhằm bộc lộ cảm xúc, tâm tình => Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo của Hồ Xuân Hương.
  6. 2.Tác phẩm BÁNH TRÔI NƯỚC Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Hồ Xuân Hương 7
  7. -Nghĩa thực (nghĩa đen): Tả bánh trôi nước Có hai lớp nghĩa -Nghĩa ẩn dụ (nghĩa bóng): nói về thân phận, phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội xưa.
  8. II. ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN: 1.Hình ảnh bánh trôi nước. ( Nghĩa thực)
  9. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 2.Vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước. ( Nghĩa bóng): 10
  10. Thảo luận nhóm: ( 2 phút) Câu hỏi: Vẻ đẹp độc đáo của bài thơ thể hiện ở hai nét nghĩa. Trong hai nét nghĩa đó, nghĩa nào quyết định giá trị của bài thơ ? Vì sao? -> Nét độc đáo của bài thơ là sự tương đồng rất tài tình giữa nghĩa tả thực bánh trôi nước và ý nghĩa tượng trưng về thân phận người phụ nữ trên nhiều phương diện: hình dáng, màu sắc, sự chìm nổi, chính vì thế nghĩa thứ hai (nghĩa ẩn dụ) quyết định giá trị của bài thơ. Nếu chỉ tả cái bánh thì bài thơ chỉ là bài vịnh vật, không có gì sâu sắc. Nhưng nhờ nét nghĩa thứ hai, nhờ nói đến hình ảnh, số phận, phẩm chất, của người phụ nữ mà bài thơ trở nên độc đáo về mặt nội dung cũng như nghệ thuật. Đó chính là nét đa nghĩa trong văn thơ.
  11. IV. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Sử dụng hình ảnh ẩn dụ. - Kết cấu chặt chẽ, độc đáo. - Ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu. - Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng nghĩa. 2. Nội dung: Bài thơ thể hiện thái độ vừa trân trọng với vẻ đẹp phẩm chất trong trắng, sắt son của người phụ nữ vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ.
  12. V. LUYỆN TẬP. Bài tập 1: Thảo luận nhóm 1 phút: Hãy tìm những câu ca dao bắt đầu bằng cụm từ “Thân em”? 13
  13. Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu. 14
  14. 1. Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày. 2. Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai? 3. Thân em như giếng giữa đàng Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân. 4. Thân em như quế giữa rừng Thơm tho ai biết ngát lừng ai hay. 5. Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.15
  15. ? Hãy cho biết mối tương quan giữa cảm xúc của bài thơ “Bánh trôi nước” với những câu hát than thân? - Cảm xúc chung đều chỉ thân phận bấp bênh, chìm nổi của người phụ nữ. Họ không có quyền hạn gì, không làm chủ được cuộc đời mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội trọng nam khinh nữ đầy rẫy bất công. Tiếng nói phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến.
  16. THẢO LUẬN : Người PN trong XH ngày nay có gì khác với người PN trong XHPK xưa? Một số hình ảnh người phụ nữ xưa - nay
  17. Phó chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam Bà Nguyễn Thị Doan
  18. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội
  19. Hướng dẫn học ở nhà * Đối với bài học ở tiết học này - Học bài : ghi nhớ, hoàn chỉnh lại bài tập vào VBT - Tìm thêm 1 số câu ca dao có nội dung tương tự. * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo. - Chuẩn bị bài “ Quan hệ từ” + Thế nào là quan hệ từ + Sử dụng quan hệ từ + Luyện tập 20