Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 36: Tập làm văn: Cách lập ý của bài văn biểu cảm

ppt 15 trang minh70 3210
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 36: Tập làm văn: Cách lập ý của bài văn biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_7_tiet_36_tap_lam_van_cach_lap_y_cua_bai_v.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 36: Tập làm văn: Cách lập ý của bài văn biểu cảm

  1. I. NHỮNG CÁCH LẬP Ý THƯỜNG GẶP CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM. 1. Liên hệ hiện tại vơí tương lai Ví dụ 1: (SGK/117). - Hiện tại: Tre gắn bó với con người: làm bóng mát, làm đu tre, diều sáo, - Tương lai : + sắt, thép có thể nhiều hơn tre nứa. + Tre sẽ còn mãi, vẫn là bóng mát, khúc nhạc tâm tình, => Liên hệ cây tre trong hiện tại với tương lai để bộc lộ cảm xúc trực tiếp: tự hào và tin tưởng vào sức sống trường tồn của cây tre.
  2. 2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại. Ví dụ 2: (SGK/118). Trong các món đồ chơi, tôi say mê nhất con gà đất: một chú trống đẹp mã, oai vệ, với chiếc kèn lá tơi cài vào ức để tạo ra tiếng gáy. Đến bây giờ, tôi vẫn còn cảm nhận được niềm vui kì diệu ấy tái sinh trong tâm hồn, khi nhớ lại buổi sáng sớm, tôi mang con gà ra đứng trước thềm, ấp nó giữa lòng bàn tay, dồn hơi đầy ngực, ngửa mặt lên trời và gập người dần dần lúc hạ giọng, giống y như dáng điệu con gà lúc gáy. Còn gì vui hơn với một đứa bé, khi nó được hoá thân thành một con gà trống để dõng dạc cất lên điệu nhạc sớm mai: “Ó ò o"! Bao giờ tôi cũng thử rất lâu để chọn được một con gà đất có giọng trầm; biết cách bụm hai bàn tay để điều khiển giọng gáy thật sinh động, giống y như người nghệ sĩ thổi kèn đồng. Bây giờ tôi hiểu ra, những đồ chơi con trẻ thời ấy rất hấp dẫn bởi chính tính mong manh của chúng. Chiếc trống lùng tung bị thủng trong chốc lát, con ve bị đứt dây, con gà đất rồi cũng vỡ trên tay đứa bé. Vâng, thử tượng tượng một quả bong bóng không bao giờ vỡ, không thể bay mất, nó cứ mãi như một vật lì lợm Ôi, nếu thế thì đâu còn là quả bóng bay? Đồ chơi trẻ con, đó là nỗi vui mừng khi có được trong tay, và còn là nỗi tiếc nuối khi bỗng dưng bị mất nó. Những con gà đất lần lượt vỡ dọc theo tuổi thơ mãi để lại trong tôi một nỗi gì sâu thẳm, giống như một linh hồn. ( Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường, Người ham chơi)
  3. 2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại. Ví dụ 2: (SGK - tr 118). - Đối tượng biểu cảm : Con gà đất - đồ chơi của tuổi thơ .
  4. 2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại. - Đối tượng biểu cảm : Con gà đất - đồ chơi của tuổi thơ . - Đoạn 1: Hồi tưởng kỉ niệm con gà đất trong quá khứ - Đoạn 2: Suy nghĩ về đồ chơi hiện tại. - Suy nghĩ, mơ ước: hoá thân thành con gà trở thành người nghệ sĩ thổi kèn đồng. => Biểu cảm trực tiếp từ việc hồi tưởng quá khứ mà suy nghĩ về hiện tại.
  5. 3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn mong ước. Ví dụ 3: (SGK - tr 119). Cô vừa đi vừa hỏi tôi: - Bây giờ em đã giải được những bài toán khó, đã làm được những bài luận dài rồi đấy. Vậy em còn yêu mến cô giáo cũ của em nữa không? Và khi xuống đến chân cầu thang, cô nói to với tôi: - Đừng quên cô nhé! Ôi! Cô giáo rất tốt của em, không, chẳng bao giờ em lại quên cô được! Sau này, khi em đã lớn, em vẫn sẽ nhớ đến cô, và sẽ tìm gặp cô giữa một đám học trò nhỏ. Mỗi bận đi ngang qua một trường học và nghe tiếng một cô giáo giảng bài, em sẽ tưởng chừng như nghe tiếng nói của cô. Em sẽ nhớ lại hai năm ngồi trong lớp học của cô, ở đó, em đã học được bao nhiêu điều bổ ích; ở đó em đã bao nhiêu lần nhìn thấy cô mệt nhọc và đau đớn, nhưng luôn luôn theo dõi lớp học, luôn luôn yêu thương mọi người. Cô đã thất vọng khi thấy một em bé cứ cầm sai cây bút khi viết mà không sao uốn nắn được; cô đã lo lắng cho chúng em đến biến sắc mặt khi các vị thanh tra vào lớp và hỏi bài chúng em; cô lấy làm sung sướng khi chúng em đạt được những kết quả xuất sắc. Lúc nào cô cũng có lòng tốt và dịu hiền như người mẹ. Không bao giờ, phải, không bao giờ em lại có thể quên cô được, cô giáo yêu quý của em ! (Ét - môn - đô đơ A - mi - xi, Những tấm lòng cao cả)
  6. 3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn mong ước: Ví dụ 3: (SGK - tr 119). - Đối tượng biểu cảm : Cô giáo . - Tưởng tượng: khi trưởng thành sẽ xa cô giáo cũ . - Hồi tưởng: lại kí ức hai năm ngồi trong lớp học của cô giáo. - Hứa hẹn: Khi đã trưởng thành vẫn sẽ nhớ và tìm về cô, không bao giờ quên cô được. => Tưởng tượng tình huống, gợi lại kỷ niệm, hứa hẹn, mong ước để bày tỏ lòng kính yêu vô hạn đối với cô giáo.
  7. 4. Quan sát, suy ngẫm: Ví dụ 4: (SGK/120,121) U tôi đã ngủ từ lâu. Nhưng tôi buông bút, nhìn ra bốn bên, chỗ nào cũng thấy bóng u. Cái bóng đen đủi, hòa lẫn với bóng tối, vẽ nên một khuôn mặt trăng trắng với đôi mắt nhỏ, lòng đen nhuộm một màu nâu đồng. Cái bóng mơ hồ yêu dấu ấy đứng bên cạnh lớp lớp những ngày tháng ngậm ngùi đói khổ, những năm này năm khác qua đi trong cơn thấp thỏm đợi chờ dài dặc mang ngấn nước mắt và tiếng thở dài. Người ta, nhiều lúc nhàn, quây quần bên cạnh người thân, nhưng không mấy khi lại tỉ mỉ vẩn vơ mà nhìn ngắm những người yêu mến của ta. Cho nên thỉnh thoảng tôi sực nhớ, tôi chợt nhìn u, tôi bỗng giật mình, tôi ngờ ngợ như người ngồi trước mặt đây không phải là u tôi. Có đâu u tôi lại thế kia. Tóc đường ngôi của u tôi lốm đốm, rụng, chỉ còn lưa thưa. Lúc u tôi cười, nếp nhăn ở đuôi con mắt nhăn lại, xếp lên nhau, đến khi cười hết cũng còn những vết rạn khía quanh xuống hai bên gò má. Hàm răng trên của u tôi hểnh khuyết ba lỗ đã mấy năm nay. U tôi đã già từ bao giờ? U tôi đã già đi lúc nào? Tôi thực không hay. (Theo Tô Hoài, Cỏ dại)
  8. 4. Quan sát, suy ngẫm. Ví dụ 4: (SGK – tr 120 +121) - Đối tượng biểu cảm : U tôi. - Quan sát: Cái bóng đen đủi khuôn mặt ( trăng trắng, đôi mắt nhỏ, mái tóc, nếp nhăn, hàm răng , ) - Suy ngẫm: U tôi già đi từ bao giờ? U tôi già đi từ lúc nào? Tôi thực không hay” => Quan sát, miêu tả chi tiết, suy nghĩ để bày tỏ cảm xúc về nỗi vất vả, gian truân của U và sự thờ ơ của mình nên thương U nhiều hơn.
  9. I. NHỮNG CÁCH LẬP Ý THƯỜNG GẶP CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM. 1. Liên hệ hiện tại vơí tương lai 2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại. 3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn mong ước. 4. Quan sát, suy ngẫm. * Ghi nhớ: Để tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết có thể hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm, hoặc vừa quan sát vừa suy ngẫm, vừa thể hiện cảm xúc. - Nhưng dù dùng cách gì thì tình cảm trong bài cũng phải chân thật và sự việc được nêu ra phải có trong kinh nghiệm. Được như thế bài văn mới làm cho người đọc tin và đồng cảm.
  10. III. LUYỆN TẬP. Bµi tËp 1: Tập lập ý bài văn biểu cảm theo các đề sau: a) Cảm xúc về vườn nhà. b) Cảm xúc về con vật nuôi (con bò, con chó, con mèo ) c) Cảm xúc về người thân. d) Cảm nghĩ về mái trường thân yêu.
  11. III. LUYỆN TẬP. b) Cảm xúc về con vật nuôi. *Liên hệ hiện tại với tương lai: - Xác định hình dung con vật mà em muốn nói đến ở hiện tại. - Trong tương lai nếu con vật đó không còn nữa thì em sẽ nhớ đến những đặc điểm mà em yêu quý (hình dáng, tính cách). - Xác định tình cảm của em đối với con vật đó.
  12. b) Cảm xúc về con vật nuôi. *Hồi tưởng quá khứ, suy nghĩ về hiện tại: - Xác định hình dung con vật mà em đã từng nuôi, những đặc điểm (hình dáng, tính cách) làm em nhớ mãi. - Bây giờ con vật đó có còn tồn tại hay không? Nếu còn tồn tại thì có đặc điểm gì khác? Nếu không còn tồn tại thì điều gì ở quá khứ làm em nhớ đến con vật đó nhất. - Tình cảm đối với con vật ở quá khứ đó còn mãi trong em đến bây giờ.
  13. Tiết 36. Tập làm văn I. nh÷ng c¸ch lËp ý thêng gÆp cña bµi v¨n biÓu c¶m 1. Liên hệ hiện tại vơí tương lai 2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại. 3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn mong ước. 4. Quan sát, suy ngẫm. * Ghi nhớ II. LUYỆN TẬP. d) Cảm nghĩ về mái trường thân yêu: *Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước: - Đặt một tình huống có liên quan đến ngôi trường (một buổi chào cờ, buổi lao động, hội trại). Nghĩ đến một tình huống khác tương tự nhưng không phải trên nền ngôi trường để nhận ra sự khác biệt, để bộc lộ cảm xúc. - Cảm xúc sẽ ùa về là những cảm xúc nào? Thôi thúc em làm gì? - Qua những cảm xúc đó em sẽ nhận ra tình cảm của em đối với ngôi trường mình.
  14. Tiết 36. Tập làm văn I. nh÷ng c¸ch lËp ý thêng gÆp cña bµi v¨n biÓu c¶m 1. Liên hệ hiện tại vơí tương lai 2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại. 3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn mong ước. 4. Quan sát, suy ngẫm. * Ghi nhớ II. LUYỆN TẬP. d) Cảm nghĩ về mái trường thân yêu: *Quan sát, suy ngẫm: - Nhìn vào một ngôi trường nào đó mà hình dung đến một ngồi trường khác trong tuổi thơ của em. - Suy ngẫm điều khác biệt giữa hai ngôi trường đó. Điều gì næi bật tạo nên sự khác biệt đó, từ đó biểu lộ cảm xúc. - Biểu cảm tâm trạng của em khi những cảm xúc đó ùa về.