Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 7: Bố cục trong văn bản

ppt 24 trang minh70 3980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 7: Bố cục trong văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_7_tiet_7_bo_cuc_trong_van_ban.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 7: Bố cục trong văn bản

  1. TIẾT 7 BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN  GIÁO VIÊN: VŨ THỊ NHƯƠNG TRƯỜNG THCS BÌNH MINH THÀNH PHỐ HAI DƯƠNG
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 1: Thế nào là liên kết trong văn bản? Tính liên kết trong văn bản có tác dụng gì? Câu 2: Có mấy phương tiện liên kết? Đó là những phương tiện nào? Trả lời: - Liên kết trong văn bản là các câu văn, đoạn văn nối liền nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau. - Tác dụng: làm cho văn bản có nghĩa, dễ hiểu. Trả lời: - Có hai phương tiện liên kết: + Nội dung: ý nghĩa các câu nối liền, gắn bó chặt chẽ với nhau. + Hình thức: bằng phương tiện ngôn ngữ (từ, câu ) thích hợp.
  3. TIẾT 7 BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN I. BỐ CỤC VÀ NHỮNG YÊU CẦU VỀ BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN 1. Bố cục của văn bản a.Ví dụ
  4. a. Ví dụ: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - tự do - Hạnh phúc ĐƠN XIN RA NHẬP ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH Trải qua một thời gian học tập, tìm hiểu về Đội, em thấy Đội TNTP Hồ Chí Minh lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ đội viên phát triển mọi khả năng trong học tập hoạt động, vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tên em là: Nguyễn Thùy Lan - thuộc chi đội 4/3- Trường tiểu học Lộc Thọ - Thành phố Nha Trang. Kính gửi : Anh Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh Trường tiểu học Lộc Thọ- Thành phố Nha Trang. Vì vậy em viết đơn xin ra nhập Đội, được vào đội em xin hứa sẽ chấp hành tốt những nội quy mà đội đề ra. Em xin trân thành cảm ơn! Nha Trang, ngày 1 tháng 9 năm 2014 Kí tên
  5. TIẾT 7 BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN I. BỐ CỤC VÀ NHỮNG YÊU CẦU VỀ BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN 1. Bố cục của văn bản a. Ví dụ: b. Nhận xét * Đơn xin ra nhập đội TNTP Hồ Chí Minh - Quốc hiệu - Tên đơn - Nơi gửi đơn - Lí do, nguyện vọng - Lời hứa - Lời cảm ơn Ngày, tháng, năm Kí tên
  6. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - tự do - Hạnh phúc ĐƠN XIN RA NHẬP ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH Kính gửi : Anh Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh Trường tiểu học Lộc Thọ- Thành phố Nha Trang. Tên em là: Nguyễn Thùy Lan - thuộc chi đội 4/3- Trường tiểu học Lộc Thọ - Thành phố Nha Trang. Trải qua một thời gian học tập, tìm hiểu về Đội, em thấy Đội TNTP Hồ Chí Minh lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ đội viên phát triển mọi khả năng trong học tập hoạt động, vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Vì vậy em viết đơn xin ra nhập Đội, được vào đội em xin hứa sẽ chấp hành tốt những nội quy mà đội đề ra. Em xin trân thành cảm ơn! Nha Trang, ngày 1 tháng 9 năm 2014 Kí tên Nguyễn Thùy Lan
  7. TIẾT 7 BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN I. BỐ CỤC VÀ NHỮNG YÊU CẦU VỀ BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN 1. Bố cục của văn bản a. Ví dụ: b. Nhận xét - Văn bản không được viết tùy tiện mà phải có bố cục rõ ràng, được sắp xếp đúng trình tự, hợp lí. => Sự sắp xếp các phần nội dung trong văn bản trên theo trình tự như vậy gọi là bố cục của văn bản. - Bố cục giúp giao tiếp đạt kết quả cao nhất. c. Kết luận – Ghi nhớ ý 1.
  8. TIẾT 7 BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN I. BỐ CỤC VÀ NHỮNG YÊU CẦU VỀ BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN 1. Bố cục của văn bản a. Ví dụ: b. Nhận xét c. Kết luận 2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản a. Ví dụ: Đọc hai câu chuyện SGK * Câu chuyện 1
  9. * Câu chuyện 1 – SGK Ngữ văn 7 Có một con ếch quen thói coi trời bằng vung, nên cứ nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời và kêu ồm ộp. Trước kia, ếch sống ở trong giÕng. Tại vì năm ấy trời mưa, nước trong giÕng dềnh lên tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài. Trước đó, ếch ta từ đáy giÕng nhìn lên và nó thấy trời bé tí, chỉ bằng cái vung thôi. Còn nó lại oai ghê lắm, vì nó mà cất tiếng kêu thì tất thảy bọn cua, ốc, nhái ở giÕng đều phải hoảng sợ. Cuối cùng, nó bị một con trâu giẫm bẹp. Từ đấy, trâu trở thành bạn của nhà nông.
  10. * Văn bản: Ếch ngồi đáy giÕng – SGK Ngữ văn 6 Có một con ếch sống lâu ngày trong một giêngs nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giêngs, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giêngs dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
  11. TIẾT 7 BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN I. BỐ CỤC VÀ NHỮNG YÊU CẦU VỀ BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN 1. Bố cuc của văn bản a. Ví dụ: b. Nhận xét c. Kết luận 2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản a. Ví dụ: Đọc hai câu chuyện SGK * Câu chuyện 1 b. Nhận xét Câu chuyện SGK Ngữ Văn bản Ếch ngồi đáy Văn 7 giếng - SGK Ngữ Văn 7 Giống nhau - Đều có các ý giống nhau Khác nhau - Các ý lộn xộn, khó hiểu, - Các câu trong mỗi đoạn tập thừa từ. trung vào một ý thống nhất. - Gồm hai đoạn. - Gồm ba đoạn.
  12. * Câu chuyện 1 – SGK Ngữ văn 7 (đã sửa) Có một con ếch sống ở trong giếng, ếch ta từ đáy giêngs nhìn lên và nó thấy trời bé tí, chỉ bằng cái vung thôi. Còn nó lại oai ghê lắm, vì nó mà cất tiếng kêu thì tất cả bọn cua, ốc, nhái ở giếng đều phải hoảng sợ. Tại vì năm ấy trời mưa, nước trong giếng dềnh lên tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài. Ếch quen thói coi trời bằng vung, nên cứ nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời và kêu ồm ộp. Cuối cùng, nó bị một con trâu giẫm bẹp.
  13. TIẾT 7 BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN I. BỐ CỤC VÀ NHỮNG YÊU CẦU VỀ BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN 1. Bố cuc của văn bản a. Ví dụ: b. Nhận xét c. Kết luận 2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản a. Ví dụ: Đọc hai câu chuyện SGK * Câu chuyện 1 b. Nhận xét => Nội dung các phần, các đoạn phải thống nhất chặt chẽ với nhau, đồng thời giữa chúng phải có sự phân biệt rạch ròi. * Câu chuyện 2
  14. * Câu chuyện 2 – SGK Ngữ văn 7 Ngày xưa, có một anh tính rất hay khoe. Một hôm, anh ta may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm. Nhưng rồi anh ta cũng khoe được áo với một người rằng: “Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này, tôi chả thấy con lợn nào chạy qua cả”. Đấy là do người kia, tính cũng hay khoe, bỗng không biết từ đâu tất tưởi chạy đến hỏi anh ta: “ Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?”.
  15. * Văn bản: Lợn cưới, áo mới – SGK Ngữ văn 6 Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm. Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to: - Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không? Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo: - Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này, tôi chả thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
  16. TIẾT 7 BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN I. BỐ CỤC VÀ NHỮNG YÊU CẦU VỀ BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN 1. Bố cuc của văn bản a. Ví dụ: b. Nhận xét c. Kết luận 2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản a. Ví dụ: Đọc hai câu chuyện SGK * Câu chuyện 1 b. Nhận xét * Câu chuyện 2 - Có hai đoạn. - Ý mỗi đoạn đã phân biệt tương đối rõ ràng. - Có thể hiểu câu chuyện nhưng là chuyện cười mà không gây cười, ý nghĩa phê phán không rõ ràng. => Các phần, các đoạn xếp đặt theo trình tự hợp lí -> đạt mục đích giao tiếp.
  17. TIẾT 7 BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN I. BỐ CỤC VÀ NHỮNG YÊU CẦU VỀ BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN 1. Bố cuc của văn bản a. Ví dụ: b. Nhận xét c. Kết luận 2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản a. Ví dụ: Đọc hai câu chuyện SGK b. Nhận xét c. Kết luận – Ghi nhớ ý 2 3. Các phần của bố cục
  18. 3. Các phần của bố cục Nhiệm vụ Văn bản tự sự Văn bản miêu tả Mở bài - Giới thiệu chung về nội - Giới thiệu đối tượng miêu tả dung sự việc. Thân bài - Kể lại diễn biến sự việc. - Miêu tả chi tiết đối tượng theo một trình tự. Kết bài - Kể kết cục sự việc. - Nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả.
  19. TIẾT 7 BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN I. BỐ CỤC VÀ NHỮNG YÊU CẦU VỀ BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN 1. Bố cuc của văn bản 2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản 3. Các phần của bố cục - Gồm ba phần + Mở bài : Thông báo đề tài, làm cho người đọc (nghe) có thể đi vào đề tài một cách dễ dàng, tự nhiên. + Thân bài: Nội dung chính của đề tài. + Kết bài: Có nhiệm vụ nhắc lại đề tài. * Ghi nhớ ý 3:
  20. TIẾT 7 BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN I. BỐ CỤC VÀ NHỮNG YÊU CẦU VỀ BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN 1. Bố cuc của văn bản 2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản 3. Các phần của bố cục II. LUYỆN TẬP Bài tập 2 - SGK - Bố cục của văn bản cuộc chia tay của những con búp bê gồm ba phần. + Phần một: chia đồ chơi và búp bê. + Phần hai: Thủy chia tay cô giáo và các bạn. + Phần ba: Hai anh em chia tay nhau. => Bố cục trên rành mạch, hợp lí, đạt mục đích giao tiếp.
  21. TIẾT 7 BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN I. BỐ CỤC VÀ NHỮNG YÊU CẦU VỀ BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN 1. Bố cuc của văn bản 2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản 3. Các phần của bố cục II. LUYỆN TẬP Bài tập 3 - SGK Bố cục này có chỗ chưa rành mạch, hợp lí. - Mở bài: Sau lời chào mừng thì giới thiệu họ tên; cần giới hạn đề tài báo cáo. - Thân bài: Bỏ đi phần 4 - Kết bài: Trước lúc hội nghị thành công cần tóm tắt những điều trình bày; gợi mở hướng mới đang có ý định.
  22. Bài tập 3 – SGK ( Bố cục đã sửa) - Mở bài: + Chào mừng các đại biểu, các thầy cô và các bạn tham dự hội nghị; giới thiệu họ tên của người báo cáo. -Thân bài: + Nêu rõ kinh nghiệm của bản thân đã học như thế nào ở trên lớp. + Nêu rõ kinh nghiệm của bản thân đã học như thế nào ở nhà. + Nêu rõ kinh nghiệm của bản thân đã học như thế nào trong cuộc sống. - Kết bài: + Tóm tắt những điều đã trình bày. + Gợi mở ra hướng học mới. + Chúc hội nghị thành công.
  23. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Ở NHÀ * Học thuộc các ghi nhớ trong SGK. * Làm bài tập 1- SGK, hoàn chỉnh bài tập 2,3. - Bài tập: Tự tạo lập một văn bản hành chính theo trình tự bố cục đã học. * Đọc trước bài học “Mạch lạc trong văn bản”.
  24. Tiết học của chúng ta đến đây là kết thúc Cảm ơn các thầy cô giáo đã đến dự tiết học Thân aí chaò cać em và heṇ gặp laị ở tiêt́ hoc̣ sau