Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 97: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích cách làm bài văn nghị luận giải thích

ppt 41 trang minh70 4820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 97: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích cách làm bài văn nghị luận giải thích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_7_tiet_97_tim_hieu_chung_ve_phep_lap_luan.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 97: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích cách làm bài văn nghị luận giải thích

  1. CHÀO MỪNG
  2. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI HỌC 1. Trước giờ học: + Chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. + Vào lớp học trước 5’ so với giờ học. 2. Trong khi học: + Không nói chuyện riêng. + Tư thế học phù hợp; thái độ nghiêm túc, tập trung. + Tắt micro và bật camera trong quá trình học; khi cần phát biểu mới bật micro và tắt ngay khi ngừng phát biểu. + Ghi vào vở học khi có biểu tượng 3. Sau khi học: + Học và làm bài tập về nhà. + Nộp bài theo hướng dẫn của thầy/cô (nếu có). Cảm ơn các em! Chúc buổi học thành công!
  3. Kiểm tra bài cũ Hãy nêu đặc điểm của văn bản nghị luận ? - Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận. Trong một bài văn có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phụ. + Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục. + Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục. + Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục
  4. Thế nào là phép lập luận chứng minh ? - Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy. - Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.
  5. Tiết 97 TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN GIẢI THÍCH
  6. A. Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích: I. Mục đích và phương pháp giải thích: ? Vì sao lại có mưa ? => Ban ngày mặt trời chiếu xuống mặt đất làm đất nóng lên. Nước bốc hơi từ các sông hồ lên gặp khí lạnh, lên cao trở thành muôn vàn những giọt nước nhỏ tụ lại với nhau thành đám mây. Khi những đám mây này bay lên cao gặp khí lạnh những giọt nước tụ lại với nhau thành những đám mây nặng (do những hạt nước quá nhiều) tạo thành mưa.
  7. ? Vì sao nước biển mặn ? => Nước sông suối có hòa tan nhiều loại muối lấy từ các lớp đất đá trong lục địa, khi ra đến biển mặt biển có độ thoáng rộng nên nước thường bốc hơi, còn các muối ở lại, lâu ngày muối tích tụ lại làm cho nước biển mặn.
  8. Những vấn đề cần giải thích trong văn nghị luận thường gặp như: ? Trung thực là gì? Người sống trung thực sẽ nhận được những điều gì? Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải, chân lí. Người sống trung thực sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng
  9. ? Lòng khiêm tốn là gì ? Khiêm tốn có thể coi là bản tính căn bản, khiêm tốn là chính nó tự nâng cao giá trị cá nhân, khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, khiêm tốn là tính nhã nhặn
  10. * Văn bản: Lòng khiêm tốn * Nhận xét: - Bố cục của bài văn + Mở bài: Đoạn 1: Nêu vấn đề cần giải thích về lòng khiêm tốn + Thân bài: Đoạn 2,3,4,5,6: Lập luận để hiểu thế nào là lòng khiêm tốn - Giải thích khiêm tốn - Biểu hiện của lòng khiêm tốn - Lí do con người cần khiêm tốn - Tầm quan trọng của khiêm tốn + Kết bài: Đoạn 7: Kết thúc vấn đề Khẳng định khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những người muốn thành công trên đường đời.
  11. Các câu định nghĩa - “ Lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính với sự vật” - “ Khiêm tốn là tính nhã nhặn không ngừng học hỏi”. - “ Khiêm tốn là thường hay tự cho mình là kém nhiều thêm nữa” - Khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình đối với mọi người”. => Là một trong những cách giải thích. Vì nó trả lời cho câu hỏi: Khiêm tốn là gì?
  12. - Biểu hiện của khiêm tốn: Nhã nhặn, nhún nhường, luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào khuôn thước, không ngừng học hỏi - Đối lập với khiêm tốn: khoe khoang, tự đề cao mình => Cũng là một trong những cách giải thích. Vì đó là thủ pháp nghệ thuật đối lập, nó làm tăng thêm giá trị cho lòng khiêm tốn.
  13. - Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn: Khiêm tốn là đức tính tốt nên được mọi người yêu quý và giúp đỡ. - Cái hại của không khiêm tốn: Đó là đức tính xấu, nên bị mọi người xa lánh. - Nguyên nhân của thói không khiêm tốn: Do con người quá tự đề cao mình, cho rằng thành tích của mình là quá mĩ mãn => Được coi là nội dung giải thích
  14. Thế nào là lập luận giải thích? Lập luận giải thích là dùng nhiều lí lẽ- có thể kèm theo dẫn chứng để giải thích phân tích một khái niệm hay một nhận định nào đó về tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ nhằm làm cho người đọc hiểu rõ nội dung ý nghĩa của khái niệm hay nhận định ấy. Từ đó nâng cao nhận thức, trí tuệ và bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.
  15. Người ta thường giải thích bằng các cách nào? Bài văn giải thích cần chú ý những điều gì? - Nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo của hiện tượng hoặc vấn đề cần giải thích. - Bài văn giải thích có mạch lạc, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu. Không nên dùng những điều không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu
  16. Phân biệt mục đích, phương pháp của phép lập luận giải thích và mục đích, phương pháp của phép lập luận chứng minh? CHỨNG MINH GIẢI THÍCH Mục đích Nhằm thuyết phục người đọc Nhằm làm cho người tin vào tính chân thật của vấn đọc hiểu rõ về một vấn đề. đề chưa biết. Phương - Nêu các sự thật hiển nhiên Nêu định nghĩa, nêu pháp không ai chối cãi ví dụ, nêu biểu hiện, so - Phân tích lí lẽ làm cho ai sánh, đối chiếu, giải cũng phải thừa nhận thích nguyên nhân, - Kết hợp dẫn chứng và phân phân tích lợi, hại tích dẫn chứng
  17. II. Luyện tập: * Bài tập kiểm tra, đánh giá năng lực: Câu 1: Trong đời sống hàng ngày, phép lập luận giải thích giúp ích gì cho chúng ta? A. Giúp cho ta hiểu những điều chưa biết B. Giúp cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm. C. Giúp cho chúng ta vui và yêu đời hơn. D. Câu A,B đúng. Câu 2: Người ta thường giải thích phép lập luận bằng các cách nào sau đây? A. Nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác. B. Chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo C. Dùng biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ để giải thích. D. Câu A,B đúng.
  18. Bài tập (tr.72): Đọc văn bản và cho biết vấn đề được giải thích và phương pháp giải thích trong bài. * Văn bản: Lòng nhân đạo (Lâm Ngữ Đường) - Vấn đề được giải thích: Lòng nhân đạo - Phương pháp giải thích : + Nêu định nghĩa: Lòng nhân đạo tức là lòng thương người + Kể ra các biểu hiện của lòng thương người: ông lão hành khất, đứa trẻ nhặt từng mẩu bánh, mọi người xót thương. + Đối chiếu lập luận bằng cách: đưa ra câu nói của Thánh Găng đi: “ Chinh phục được mọi người ai cũng cho là khó làm sao phát huy lòng nhân đạo đến cùng và tột độ vậy”
  19. B. Cách làm bài văn lập luận giải thích: I. Các bước làm bài văn lập luận giải thích: ? Với đề văn đã cho, Đề bài: Nhân dân ta có câu tục em sẽ thực hiện như ngữ: “Đi một ngày đàng, học thế nào? một sáng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó. * Tìm hiểu đề văn: sgk/48
  20. Các bước thực hiện Bước 1 Bước2 Bước3 Bước4 Đọc, rà soát lại Đọc kĩ đề Đưa các Từ dàn bài, lỗi chính tả, cách ý bàì, để tìm viết dùng từ, cách đã tìm hiểu đề đoạn văn, ngắt câu. Lỗi được vào và tìm ý. bài văn liên kết về hình dàn bài hoàn chỉnh thức, nội dung.
  21. I. Các bước làm bài văn lập luận giải thích: Tìm hiểu đề văn: sgk/84 1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
  22. ? Đề bài thuộc ? Em sẽ tìm ý cho đề bài trên bằng cách nào? kiểu loại nào? ngoài cách tìm ý truyền thống, ta còn có cách phạm vi, tính nào khác không? làm thế nào để giải thích chất của đề. được tường tận vấn đề. Tra từ - Đặt câu hỏi: điển, - Lập luận Tìm các từ Vấn đề có nghĩa giải thích. tự mình then chốt trong là gì? tại sao? suy - Làm rõ vấn đề và chỉ ra vì sao? Ý nghĩa đề (nôi dung nghĩ thấu các ý quan sâu xa của vấn đáo, của câu trọng cần đề là gì? Liên hệ tục ngữ) hỏi người được giải thích. với các câu ca dao hiểu tục ngữ biết hơn. tương tự
  23. I. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh: Tìm hiểu đề văn: sgk/48 1. Tìm hiểu đề và tìm ý: - Kiểu loại: Lập luận giải thích. - Vấn đề cần giải thích:“ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” - Yêu cầu: Làm sáng tỏ câu tục ngữ. - Giải thích nhiều mặt của vấn đề: + Nghĩa đen câu tuc ngữ là gì? + Nghĩa bóng (hàm ẩn) câu tục ngữ. + Nghĩa sâu xa của nó. - Liên hệ với các câu ca dao, tục ngữ tương tự.
  24. I. Các bước làm bài văn lập luận giải thích: ? Với các ý đã tìm Tìm hiểu đề văn: sgk/48 được, em sẽ đưa vào dàn bài như 1. Tìm hiểu đề và tìm ý: thế nào? 2. Lập dàn bài:
  25. * Câu hỏi thảo luận: nhóm đôi bạn: ? Một bài văn nghị luận giải thích gồm mấy phần? Đó là những phần nào? Có bạn cho rằng: “Chúng ta cần gì phải tuân thủ theo quy luật đó!” Ý kiến của em?
  26. Cho đề văn: Nhân dân ta có câu tục ngữ“ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích câu tục ngữ đó. 1/ Tìm hiểu đề, tìm ý: 2/ Lập dàn bài: a/ Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa là đúc kết kinh nghiệm thể hiện khát vọng đi Nêu vấn đề cần giải nhiều nơi để mở rộng hiểu biết. thích.Giới thiệu câu trích. b/ Thân bài:Triển khai việc giải thích - Nghĩa đen: - Giải nghĩa các khái niệm, + Đi một ngày đàng nghĩa là gì? Một sàng khôn các từ ngữ khó trong câu là gì? trích của vấn đề. - Nghĩa bóng: - Lần lượt giải thích từng + Đi đây đi thì mở rộng tầm hiểu biết, khôn nội dung, từng khía cạnh ngoan từng trải. bằng cách dùng lí lẽ trả lời các câu hỏi - Nghĩa sâu: Khát vọng của người nông dân xưa muốn mở rộng tầm hiểu biết - Liên hệ:Đi một bữa chợ, học một mớ khôn, Khẳng định ý nghĩa , tầm c/ Kết bài: Câu tục ngữ xưa vẫn còn ý nghĩa cho quan trọng, tác dụng củavấn đến ngày hôm nay. . đề-Nêu suy nghĩ,
  27. 2. Lập dàn bài:SGK/86. a. Mở bài: Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích. b. Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích.Cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp c. Kết bài: Nêu ý nghĩa điều cần giải thích với mọi người
  28. 3. Viết bài: ? Theo em, đoạn văn sau đây là phần nào trong dàn bài.
  29. Dựa vào dàn ý, có bạn đã viết đoạn vănsau: Bác Hồ kính yêu đã dành cho các cháu thiếu niên nhi đồng muôn vàn tình thân yêu. Bác quan tâm dạy bảo, động viên các cháu chăm học, chăm làm, xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu yêu của Bác Hồ. Một trong5 điều dạy của Bác Hồ đối với chúng ta:“Học tập tốt, lao động tốt”.
  30. 3. Ba cách mở 2. Cách viết bài khác nhau mở bài như thế về cách lập có phù hợp với luận như thế yêu cầu của đề nào? bài không?. Đọc các đoạn 1. Khi viết mở mở bài ở SGK bài có cần lập và cho biết? luận không?
  31. ? Chúng ta sẽ Nhìn từ cái viết đoạn thân chung đến cái bài thế nào? riêng. Đối lập hoàn Đi thẳng vào cảnh với ý vấn đề. thức?
  32. Thân bài: Làm thế nào để đoạn đầu tiên của phần thân bài liên kết được với mở bài?Cần làm gì để các đoạn sau của thân bài liên kết với đoạn trước đó? Ngoài những cách nói :“ Đúng như vậy” hay “ Thật vậy” , có cách nào khác nữa không? → Các đoạn trong bài phải liên kết chặt chẽ qua các hình thức chuyển tiếp ý:Thật vậy; Quả đúng như vậy; Có thể thấy rõ; Điều đó chứng tỏ;
  33. ? Ngoài vấn đề trên, ta cần lưu ý thêm điều gì? - Hãy trao đổi với đôi bạn cùng tiến ! - Các đoạn văn trong bài giải thích phải đồng hướng và liên kết với nhau một cách chặt chẽ. Nghĩa là mọi lí lẽ đưa ra trong từng đoạn văn phải cùng hướng về luận đề, đảm bảo sự thống nhất. Cần thay đổi cách lập luận khi trình bày lí lẽ; cần có lối viết có hình ảnh và giàu sắc thái biểu cảm; vận dụng sáng tạo những ẩn dụ, so sánh.
  34. Lúa không chỉ có màu xanh của sắc thời con gái. Còn có hương thơm khi lúa lên đồng và lúa trổ hoa. Và còn có vị ngọt, màu vàng tươi khi lúa chín trên cánh đồng mênh mông bát ngát. Con người là hương hoa của đất trời. Một đời người phải được như một đời lúa. Lúa nhân hậu vì lúa không thoái hóa thành cỏ dại. Lúa phải được chăm bón mới tốt tươi. Người cũng vậy, phải có nhân cách văn hóa. Muốn thế, phải tu dưỡng, phải học, học hết mình, học vì mục đích cao đẹp mới có thể trở nên tài giỏi, thành đạt.
  35. 3. Viết bài: * Viết từng đoạn: Các đoạn trong bài phải liên kết chặt chẽ qua các hình thức chuyển tiếp; phải đồng hướng và liên kết với nhau đảm bảo sự thống nhất. + Không phân tích dẫn chứng, chỉ đưa ra như một vẻ thoáng qua, chỉ gợi mà thôi. + Ngôn từ sắc sảo. Lí lẽ phải sắc bén. Câu văn phải khúc chiết, mạch lạc, . 4. Đọc lại và sửa chữa:
  36. II. Luyện tập: Đề 1, Đề 2 /SGK/51 Em hãy nêu yêu cầu của phần luyện tâp
  37. - Bài tập dành cho các nhóm. Hãy viết thêm những cách kết bài khác cho đề bài trên.
  38. Câu tục ngữ không chỉ đúc kết những kinh nghiệm quý báu, mà còn là lời khuyên sâu sắc.Vấn đề quan trọng là chúng ta cần xác định nên đi đâu và học như thế nào để tiếp thu được nhiều tri thức. Khi công nghệ thông tin đã phát triển, chỉ cần “nhấp chuột” là có thể có nhiều thông tin cần thiết. Nhưng không vì thế mà câu tuc ngữ không còn có ý nghĩa. Bởi thực tế cuộc sống luôn mang đến cho ta những bài học thiết thực, bổ ích.
  39. Hướng dẫn học sinh tự học: - Nắm nội dung bài học (giải thích trong đời sống, giải thích trong văn nghị luận), học thuộc lòng ghi nhớ SGK. - Sưu tầm văn bản giải thích để làm tư liệu học tập. - Đọc 2 bài đọc thêm trang 72, 73. - Chuẩn bị bài: Sống chết mặc bay