Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

ppt 38 trang minh70 5130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_7_tiet_nhung_cau_hat_ve_tinh_yeu_que_huong.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

  1. Quê hương là gì hả mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu? Quê hương là gì hả mẹ Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều? ( Đỗ Trung Quân- Quê hương)
  2. Ở đâu năm cửa(1) nàng ơi Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng? Sông nào bên đục, bên trong? Núi nào thắt cổ bồng(2) mà có thánh sinh? Đền nào thiêng nhất xứ Thanh Ở đâu mà lại có thành tiên xây? Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi Sông Lục Đầu(3) sáu khúc nước chảy xuôi một dòng. Nước sông Thương(4) bên đục bên trong Núi Đức Thánh Tản(5) thắt cổ bồng lại có thánh sinh. Đền Sòng(6) thiêng nhất xứ Thanh Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây(7).
  3. Chú thích • Năm cửa: năm cửa ô của Hà Nội ( Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Giấy, Ô Quan Chưởng, Ô Cầu Dền, Ô Đống Mác). • Thắt cổ bồng: eo, thót ở giữa như hình cái bồng ( bồng: một nhạc cụ, hai đầu bịt như mặt trống, chính giữa thắt eo). Ví dụ: mâm bồng thường dùng để xếp ngũ quả trên bàn thờ. • Sông Lục Đầu: quãng sông do sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Môn, sông Thái Bình gặp nhau tạo thành. Tên sông Lục Đầu gợi nghĩ đến chiến thắng Vạn Kiếp lẫy lừng của Trần Hưng Đạo chống quân Mông- Nguyên xưa kia. • Sông Thương: con sông có đoạn chảy qua thị xã Bắc Giang, ở đây đặc điểm “ nước chảy đôi dòng” ( bên đục, bên trong) của sông Thương nổi rõ hơn cả. • Núi Đức Thánh Tản: tức núi Tản Viên ( Ba Vì). Theo truyền thuyết, Sơn Tinh ( tức thần Tản Viên, sau được tôn là Đức Thánh Tản) hóa phép khiến núi thắt cổ bồng để ngăn không cho Thủy Tinh dâng nước lên. • Đền Sòng: đền thờ Bà Chúa Liễu Hạnh, ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Lễ hội đền Sòng ( mở vào tháng 3 âm lịch) là một trong những lễ hội lớn ở miền Bắc. • Tương truyền, ở Lạng Sơn có thành tiên xây,
  4. Ô QUAN CHƯỞNG XƯA
  5. VÀ NAY
  6. Long Thành bao quản nắng mưa Cửa Ô Quan Chưởng bây giờ còn đây. ( Ca dao )
  7. SÔNG LỤC ĐẦU
  8. SÔNG THƯƠNG BÊN ĐỤC BÊN TRONG
  9. NÚI ĐỨC THÁNH TẢN
  10. ĐỀN THỜ ĐỨC THÁNH TẢN
  11. ĐỀN SÒNG
  12. LẠNG SƠN
  13. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? 1 Bài ca là lời của một người và chỉ có một phần? 2 Bài ca có hai phần: phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là lời đáp của cô gái 3 Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao, dân ca. 4 Hình thức này không phổ biến trong ca dao, dân ca
  14. Đáp án 2 3
  15. Trong bài 1, vì sao chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm ( của từng địa danh) như vậy để hỏi- đáp?
  16. Bằng cách đố và đáp về núi, sông, các di tích văn hóa- lịch sử trên các miền Tổ quốc, những đứa con của một dân tộc có bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước bộc lộ lòng yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào về lịch sử dân tộc.
  17. Tìm những bài ca dao đối đáp tương tự - Em đố anh : Sông nào là sông sâu nhất ? Núi nào là núi cao nhất nước ta ? Anh mà giảng được cho ra Thì em kết nghĩa giao hòa cùng anh. - Em hỏi thì anh xin trả lời : Sâu nhất là sông Bạch Đằng Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan Cao nhất là núi Lam Sơn Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra Anh đà giảng được cho ra Em mau kết nghĩa giao hòa cùng anh.
  18. SÔNG BẠCH ĐẰNG
  19. NÚI LAM SƠN
  20. LÊ LỢI & NGUYỄN TRÃI
  21. Đứng bên ni(14) đồng, ngó(15) bên tê(16) đồng, mênh mông bát ngát, Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông. Thân em như chẽn lúa đòng đòng(17) Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. Ni: này; tê: kia ( tiếng địa phương miền Trung) Ngó: nhìn Lúa đòng đòng: lúa sắp trổ bông.
  22. Quan sát 2 dòng đầu và nhận xét có gì đặc biệt ? Sự đặc biệt đó có tác dụng gì ? Hai dòng đầu được kéo dài ra và cùng với phép đảo ngữ, điệp ngữ, đối xứng có tác dụng gợi tả cánh đồng rất đẹp, rất to lớn và trù phú.
  23. Phân tích hình ảnh cô gái ở hai dòng cuối. 2/ Hình ảnh cô gái được so sánh như chẽn lúa đòng đòng thể hiện sự trẻ trung đầy sức sống. So với cánh đồng bao la, cô gái thật nhỏ bé nhưng chính bàn tay con người đã làm nên cánh đồng bao la đó.
  24. - Bài này là lời của ai ? Người ấy muốn bày tỏ tình cảm gì ? Bài này là lời của chàng trai ca ngợi cánh đồng bao la và ca ngợi cô gái có vẻ đẹp đáng yêu. Đây là cách tỏ tình của chàng trai với cô gái.
  25. Bài ca dao chia làm hai phần vừa độc lập vừa gắn bó với nhau. -Hai câu đầu tả cảnh đồng lúa trong cảnh bình minh. -Hai câu sau tả dáng hình cô thôn nữ như những chẽn lúa đòng Hai câu đầu, mỗi câu kéo dài mười hai tiếng, câu thứ ba không phải sáu tiếng mà là bảy tiếng, chỉ câu 4 mới trở lại 8 tiếng bắt vần giống lục bát. Sự độc đáo này khiến giọng điệu câu ca phóng túng, linh hoạt, ngôn ngữ như cũng được nới rộng theo đối tượng miêu tả, cảnh và người hòa hợp, đậm chất đồng quê Đây là lời của cô thôn nữ trước đồng ruộng quê hương, vừa ca ngợi vẻ đẹp Cánh đồng, vừa ý thức được vẻ đẹp của chính mình. Hình ảnh chẽn lúa đòng là biểu tượng cho tuổi xuân thì, vẻ đẹp thanh xuân và tình yêu, sự gắn bó tự nhiên của cô gái với quê hương. Cũng có người hiểu đây là lời của chàng trai- bài ca thuộc nhóm tỏ tình, ví ghẹo. Nhưng hiểu theo cách thứ nhất sẽ hợp lý hơn ( hai chữ thân em đã làm rõ chủ thể trữ tình- muợn cảnh ngụ tình, trước thiên nhiên và cuộc sống con người tự giãi bày, tâm sự)
  26. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người thường gợi nhiều hơn tả, hay nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử, văn hóa của từng địa danh. Đằng sao những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh là tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người và quê hương đất nước. Ghi nhớ