Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết thứ 34: Từ đồng nghĩa

ppt 22 trang minh70 3340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết thứ 34: Từ đồng nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_7_tiet_thu_34_tu_dong_nghia.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết thứ 34: Từ đồng nghĩa

  1. heo - lợn bút – viết mướp đắng- khổ qua bắp –ngô mãng cầu – quả na nón-mũ
  2. TIẾT 34. TỪ ĐỒNG NGHĨA 1. Thế nào là từ đồng nghĩa?
  3. Xa ngắm thác núi Lư Nắng rọi Hương Lô khói tía bay Xa trông dòng thác trước sông này Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây 1. Giải nghĩa các từ rọi, trông. 2. Tìm những từ có nghĩa giống với từ rọi và từ trông?
  4. - Rọi: ánh sáng chiếu thẳng vào - Các từ có nghĩa giống nghĩa với từ rọi : soi, chiếu - Trông: dùng mắt nhìn để nhận biết -Các từ có nghĩa giống với từ trông : nhìn, ngó, ngắm, xem, dòm => Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
  5. Nh×n ®Ó nhËn biÕt: nh×n, xem, ng¾m , dßm Tr«ng Coi sãc, gi÷ g×n cho yªn æn: ch¨m sãc, chăm nom Mong: mong ngãng, chê ®îi, trông chờ Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
  6. Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
  7. Thảo luận theo nhóm Tìm từ đồng nghĩa với các từ cho trước Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 1. năm học 1. máy thu thanh 1. má 2. nhà thơ 2. xe hơi 2.trái thơm 3. mổ xẻ 3. dương cầm 3. cái chén
  8. Tìm từ đồng nghĩa với các từ cho trước Nhóm 1 1. năm học 1. niên khóa Đồng nghĩa 2. nhà thơ 2. thi nhân với từ 3. mổ xẻ 3. phẫu thuật Hán Việt 1. máy thu thanh 1. ra-đi-ô Đồng nghĩa Nhóm 2 với từ 2. xe hơi 2. ô tô mượn gốc 3. pi-a-nô 3. dương cầm Ấn - Âu 1. mẹ Đồng nghĩa Nhóm 3 1. má giữa từ địa 2. trái thơm 2. quả dứa phương với 3. cái chén 3. cái bát toàn dân .
  9. TIẾT 34. TỪ ĐỒNG NGHĨA 1. Thế nào là từ đồng nghĩa? 2. Các loại từ đồng nghĩa.
  10. Đọc các câu sau và trả lời câu hỏi. 1. “ Rủ nhau xuống bể mò cua, Đem về nấu quả mơ chua trên rừng” ( Trần Tuấn Khải) 2. “ Chim xanh ăn trái xoài xanh Ăn no tắm mát đậu cành cây đa” ( Ca dao ) 1.Giải thích nghĩa của từ quả và từ trái trong hai ví dụ trên. Từ nào là từ địa phương ? Từ nào là từ toàn dân? 2. Hai từ quả và trái có thể thay thế cho nhau hay không? Vì sao?
  11. quả, trái: Là bộ phận của cây do bầu nhụy phát triển thành . quả trái (Cách gọi ở miền Bắc) (Cách gọi ở miền Nam) Từ toàn dân Từ địa phương - Nghĩa giống nhau Từ đồng nghĩa - Không phân biệt sắc thái hoàn toàn
  12. Đọc các câu sau và trả lời câu hỏi: 1.Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏbỏ mạngmạng. 2. Công chúa Ha-ba-na đã hihi sinhsinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay. 1. Tìm từ đồng nghĩa trong hai câu trên. Cho biết nghĩa của chúng có điểm nào giống và khác nhau? 2. Hai từ đồng nghĩa đó có thể thay thế được cho nhau không? Vì sao?
  13. hi sinh, bỏ mạng ( chÕt ) hi sinh bỏ mạng - Chết vô ích Chết vì nghĩa vụ, lý tưởng ( sắc thái khinh bỉ) cao đẹp ( sắc thái kính trọng) Sắc thái nghĩa khác nhau Từ đồng nghĩa không hoàn toàn
  14. Các loại từ đồng nghĩa. - Từ đồng nghĩa hoàn toàn: -Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: + Nghĩa giống nhau. + Nghĩa giống nhau. +Không phân biệt sắc thái ý + Sắc thái ý nghĩa khác nhau. nghĩa.
  15. TIẾT 34. TỪ ĐỒNG NGHĨA 1. Thế nào là từ đồng nghĩa? 2. Các loại từ đồng nghĩa. 3. Sử dụng từ đồng nghĩa.
  16. Qua từ đồng nghĩa trong hai câu sau, em có nhận xét gì khi sử dụng từ đồng nghĩa? 1.Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng. 2. Công chúa Ha-ba-na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay. - Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. -Khi sử dụng phải chú ý đến sắc thái biểu cảm của chúng.
  17. ? Ở bài 7(sgk//91), tại sao đoạn trích Chinh phụ ngâm khúc lấy tiêu đề là Sau phút chia li mà không phải là Sau phút chia tay? - Giống nhau: Đều chỉ sự rời nhau, mỗi người đi một nơi. -Khác nhau: -Chia tay chỉ có tính chất tạm thời, thường là sẽ gặp lại nhau trong một tương lai gần. -Chia li gợi sự rời xa lâu dài, không có hi vọng gặp lại nhau. Như vậy dùng chia li phù hợp với thực tế khách quan đưa tiễn chồng ra trận của người chinh phụ.
  18. 3. Sử dụng từ đồng nghĩa. - Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng thay thế được cho nhau. - Khi nói, khi viết cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.
  19. Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây: 1. Câu văn cần được (đẽo, gọt, gọt giũa, vót, bào) cho trong sáng và súc tích. Câu văn cần được gọt giũa cho trong sáng và súc tích. 2. Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn, đỏ hoe, đỏ gay, đỏ chói, đỏ quạch, đỏ tía, đỏ ửng). Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa đỏ chói. 3. Dòng sông chảy rất (hiền hoà, hiền lành, hiền từ, hiền hậu) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô. Dòng sông chảy rất hiền hoà giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.
  20. 1. Nắm khái niệm từ đồng nghĩa, các loại từ đồng nghĩa và cách sử dụng. 2. Làm các bài tập còn lại trong SGK vào vở bài tập. 3. Chuẩn bị bài: Từ trái nghĩa.