Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài học 22: Chương trình địa phương (tiếp theo)

ppt 13 trang minh70 7120
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài học 22: Chương trình địa phương (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_8_bai_hoc_22_chuong_trinh_dia_phuong_tiep.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài học 22: Chương trình địa phương (tiếp theo)

  1. CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần tập làm văn)
  2. Ban biên tập Thành viên: Tổ 1 -Người thực hiện: Nông Kỳ Vọng, Triệu Xuân Hồng, Lý Thị Hoài Thương, Lê Thị Thùy Trang, Tô Thị Mỹ Trâm, Trương Công Hội, Trương Văn Hoài, Ka Hiêng.
  3. Cổng vào vườn quốc gia cát tiên
  4. • Vườn quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn 5 huyện: Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lâm (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước), cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía bắc. Đặc trưng của vườn quốc gia này là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới. Được thành lập theo quyết định số 01/CT ngày 13 tháng 1 năm 1992của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở kết nối khu rừng cấm Nam Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 360/TTg, ngày 7 tháng 7 năm 1978 của Thủ tướng chính phủ) và khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 194/CT, ngày 9 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng).
  5. Lịch sử hình thành vườn quốc gia cát tiên
  6. Sau đây là những hình ảnh vườn quốc gia cát tiên.
  7. Rất đa dạng về sịnh học -Khoảng 50% diện tích của Cát Tiên là rừng cây xanh, 40% là rừng tre, 10% là nông trại. Động vật đặc trưng có: tê giác Java một sừng, voichâuÁ, bòtót,gấuchó, gấu,ngựa, trâur ừng, hổ, báo hoa mai, báo gấm, nai Các loài chim của Cát Tiên cũng phong phú đa dạng: đại bàng đen, vịt trời cánh trắng, chim mỏ sừng lớn Cát Tiên là nơi cư ngụ của 40 loài nằm trong Sách đỏ thế giới, trong đó đặc biệt là loài tê giác một sừng. Cư dân địa phương và người Trung Hoa tin rằng khả năng chữa bệnh của sừng tê giác như thần dược và được mua bán với giá cao trên thị trường (khoảng trên dưới 20.000 USD/sừng).
  8. Đề cử thất bại di sản TG • Năm 2013, tại kỳ họp thứ 37 của Ủy ban Di sản thế giới tại Campuchia Vườn quốc gia Cát Tiên từng được đưa ra bầu chọn là di sản thiên nhiên thế giới nhưng bị thất bại (Hồ sơ Cát Tiên được các cơ quan tư vấn của UNESCO đặt ở mức N - Not recommended for inscription, tức không được khuyến khích để ghi danh). Trước đó, Cát Tiên ứng cử hồ sơ di sản theo tiêu chí X về đa dạng sinh học.
  9. • Ngoài lượng động vật phong phú, Cát Tiên còn là địa bàn của 62 loại lan. • Cát Tiên cũng được UNESCO công nhận là "Khu dự trữ sinh quyển thế giới". Ngày 4 tháng 8 năm 2005, Ban Thư ký Công ước Ramsar công nhận Hệ đất ngập nước Bàu Sấu là Khu Ramsar thứ 1.499 của thế giới và thứ hai của Việt Nam với tổng diện tích là 13.759 ha (trong đó có 5.360 ha đất ngập nước theo mùa, 151ha đất ngập nước quanh năm).
  10. Các hợp phần • Phần nằm trên địa bàn Cát Tiên và Bảo Lâm (Bảo Lộc cũ) thường được gọi là khu vực Cát Lộc. Khu vực này dành để bảo tồn loài tê giác. Phần trên địa bàn Tân Phú và Vĩnh Cửu thường được gọi là khu vực Nam Cát Tiên. Khu vực này có khoảng chục vùng đất ngập nước như Bàu Sấu (rộng 5-7 hecta thuộc huyện Tân Phú), Bàu Chim (50-100 hecta), Bàu Cá, Bàu Đắc Lớ, Trảng Cò, Bàu Sấu còn là tên gọi chung cho toàn bộ các vùng đất ngập nước rộng khoảng 137,60 km² (trong đó 1,5 km² ngập nước thường xuyên, 53,6 km² ngập nước theo mùa, và phần còn lại có độ cao tuyệt đối không quá 125 m) ở Nam Cát Tiên. Phần trên địa bàn Bù Đăng thường được gọi là Tây Cát Tiên
  11. Cây cầu ở Nam Cát Tiên
  12. Cây chò ngàn năm