Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài học 23: Hành động nói

pptx 12 trang minh70 3280
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài học 23: Hành động nói", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_8_bai_hoc_23_hanh_dong_noi.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài học 23: Hành động nói

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ ?Thế nào là câu phủ định? Nêu chức năng của câu phủ định và cho ví dụ minh họa? =>Câu phủ định là câu có những từ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu có, Câu phủ định dùng để: + Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả). + Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ)
  2. Tuần 25 - Tiết 96, 99, 100 - Tiết 96: Hành động nói - Tiết 99: Hành động nói (tiếp theo) - Tiết 100: Ôn tập về luận điểm
  3. I. Một số kiểu hành động nói: 1. Hành động nói là gì? * Ví dụ: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Mẹ con Lí Thông đang ngủ, bỗng nghe có tiếng gọi cửa. Ngỡ là hồn oan của Thạch Sanh hiện về, mẹ con hắn hoảng sợ, van lạy rối rít. Khi Thạch Sanh vào nhà kể cho nghe chuyện giết chằn tinh, chúng mới hoàn hồn. Nhưng Lí Thông bỗng nảy ra kế khác. Hắn nói: - Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu. Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng vội vã từ giã mẹ con Lí Thông, trở về túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân. (Thạch Sanh)
  4. _ (1) Con trăn ấy là của Đẩy vua nuôi đã lâu. (2) Nay em Thạch giết nó, tất không khỏi bị tội . Mục đích Sanh đi chết. (3) Thôi, bây giờ nhân để mình trời chưa sáng em hãy trốn hưởng ngay đi. (4) Có chuyện gì để lợi anh ở nhà lo liệu. -> Hành động nói của Lí Thông Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định. * Ghi nhớ: SGK T62
  5. 2. Một số kiểu hành động nói thường gặp: Ví dụ: Lời nói của Lý Thông Mục đích Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Trình bày Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Đe dọa Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi. Điều khiển Có chuyện gì để anh ở nhà lo Hứa hẹn liệu.
  6. VD 2: Chỉ ra các hành động nói trong đoạn trích và cho biết mục đích của mỗi hành động: Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống: - Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ? Điểm thêm một “giây” nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa: - Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài. Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc. ( ) Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc: - U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi! ( Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
  7. Hành động nói Mục đích Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ? Hỏi Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Trình bày, thông báo Đoài. U nhất định bán con đấy ư ? U Hỏi để bộc lộ cảm xúc không cho con ở nhà nữa ư ? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi ! Bộc lộ cảm xúc Người ta dựa theo mục đích của hành động mà đặt tên cho nó. Những kiểu hành động nói thường gặp là hỏi, trình bày, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc. * Ghi nhớ: SGK T63
  8. II. Cách thực hiện hành động nói: * VD sgk/70: Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý (1). Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy (2). Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm (3). Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày (4). Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến (5). (Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta) Câu 1: Trình bày; Câu 2: Trình bày; Câu 3: Trình bày Câu 4: Điều khiển; Câu 5: Điều khiển
  9. - Câu 1: Trình bày; Câu 2: Trình bày; Câu 3: Trình bày Kiểu câu: Trần thuật → Cách dùng trực tiếp - Câu 4: Điều khiển; Câu 5: Điều khiển Kiểu câu: Trần thuật → Cách dùng gián tiếp Mỗi hành động có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó ( cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác ( cách dùng gián tiếp). * Ghi nhớ: SGK T71
  10. Kiểu hành động nói Kiểu câu 1 Trình bày Trần thuật 2 Hỏi Nghi vấn 3 Điều khiển Cầu khiến 4 Hứa hẹn Trần thuật 5 Bộc lộ cảm xúc Cảm thán
  11. IV. Luyện tập Đọc đoạn hội thoại và xác định kiểu hành động nói Lan: Cô giáo nhắc cả lớp chiều nay đi sinh hoạt đội. ==> Hành động trình bày Hoa: Cô báo mấy giờ đi ? ==>Hành động hỏi Lan: 2 giờ ==> Hành động trình bày * Hướng dẫn tự học ở nhà: 1. Tự làm bài tập ở nhà: Bài 1,2,3 trang 63; bài 1,2,3,4,5 trang 71. 2. Tự ôn tập ở nhà: Khái niệm luận điểm; Quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận, quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
  12. Hướng dẫn học bài về nhà: * Học bài và nắm nội dung bài học * Hoàn thiện nhiệm vụ ở mục III. * Chuẩn bị bài “Nước Đại Việt ta”: + Đọc các VD và trả lời các câu hỏi. + Tìm hiểu được nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc và những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích.