Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài: Liên kết các đoạn văn trong văn bản

ppt 10 trang minh70 4710
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài: Liên kết các đoạn văn trong văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_8_bai_lien_ket_cac_doan_van_trong_van_ban.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài: Liên kết các đoạn văn trong văn bản

  1. LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
  2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: ?Có những cách nào để trình bày nội dung cho một đoạn văn? Dấu hiệu nào để nhận biết câu chủ đề, từ ngữ chủ đề? Trả lời: - Những cách trình bày đoạn văn: + Diễn dịch: câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn.Các câu tiếp khai triển ý làm sáng tỏ nội dung câu chủ đề. + Quy nạp: câu chủ đề nằm ở cuối đoạn văn + Song hành: Các câu có ý nghĩa ngang nhau cùng làm sáng tỏ cho chủ đề của đoạn văn. - Dấu hiệu nhận biết: + Từ ngữ chủ đề: là những từ ngữ dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần(thường là chỉ từ,đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. + Câu chủ đề : * Nội dung; Là câu diễn đạt ý khái quát của đoạn văn. * Hình thức: Lời lẽ ngắn gon.thường có đủ hai thành phần chính. * Vị trí: có thể đứng đầu hoặc cuối đoạn văn.
  3. Tiết 17 LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN I . Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong VB: 1. Tìm hiểu đoạn văn(SGK-50) 2. Nhận xét: a. Hai đoạn văn tuy cùng viết về một ngôi trường, nhưng thời điểm tả và phát biểu cảm nghĩ không hợp lí (đánh đồng thời gian hiện tại và quá khứ)->Sự liên kết giữa 2 đoạn văn còn lỏng lẻo -> người đọc thấy hụt hẫng. b. + Cụm từ “trước đó mấy hôm” bổ sung ý nghĩa về thời gian cho đoạn văn. + Từ “đó” tạo sự liên tưởng cho người đọc với đoạn văn trước. => Tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa 2 đoạn văn với nhau 3/ Kết luận: Cụm từ “trước đó mấy hôm” là phương tiện để liên kết đoạn văn -Nhờ vào sự liên kết giữa các đoạn văn làm cho văn bản trởõ nên liền mạch về ý nghĩa và hoàn chỉnh về hình thức
  4. I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong VB: II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản 1/ Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn - Các từ ngữ liệt kê: Trước hết, đầu tiên - Từ ngữ chỉ quan hệ tương phản đối lập: nhưng, trái lại, ngược lại, tuy vậy, thế mà, tuy nhiên, vậy mà - Chỉ từ: đó, này, nọ, kia . - Các từ ngữ chỉ quan hệ tổng kết ,khái quát: nói tóm lại, tóm lại, nhìn chung - Quan hệ từ, đại từ 2. Dùng câu nối để liên kết đoạn văn * Ghi nhớ (SGK)
  5. Tiết 17. LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN I . Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản . Nhờ vào sự liên kết giữa các đoạn văn làm cho văn bản trở nên liền mạch về ý nghĩa và hoàn chỉnh về hình thức. II.Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản . Ghi nhớ : - Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, cần sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện các quan hệ ý nghĩa giữa chúng. - Các phương tiện liên kết: + Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết. + Dùng câu nối
  6. Tiết 17. LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN I . Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản . II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản III. Luyện tập. 1. Bài tập1. Các từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn và mối quan hệ ý nghĩa của chúng: a. nói như vậy: tổng kết b. thế mà: tương phản. c. cũng: nối tiếp, liệt kê. tuy nhiên: tương phản.
  7. 2. Bài tập 2. Điền vào chỗ trống a. Từ đó, oán nặng, thù sâu b. Nói tóm lại phải khen c. Tuy nhiên điều đáng kể là d. Thật khó trả lời: lâu nay tôi vẫn là .
  8. 3. Viết đoạn văn ngắn Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với cai lệ là một đoạn tuyệt khéo. Giả sử vì quá yêu nhân vật của mình mà tác giả để cho chị Dậu đánh phủ đầu tên cai lệ chẳng hạn thì câu chuyện sẽ giảm sức thuyết phục rất nhiều. Đằng này chị cố nhẫn nhịn hết mức, chỉ đến khi chị không thể cam tâm nhìn chồng đang đau ốm mà vẫn bị bọn chúng hành hạ thì chị mới vùng lên. Đó là hành động tự phát của một người khi bị dồn vào bước đường cùng, .
  9. III. Hướng dẫn tự học: 1. Tìm và chỉ ra tác dụng của các từ ngữ và câu văn được dùng để liên kết các đoạn văn trong một văn bản theo yêu cầu 2.Về nhà làm lại bài tập 3. 3.Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội