Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài thơ: Nhớ rừng

pptx 22 trang minh70 9420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài thơ: Nhớ rừng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_8_bai_tho_nho_rung.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài thơ: Nhớ rừng

  1. Ôn tập các bài thơ sau 1. Nhớ rừng 2.Ông đồ 3. Quê hương 4. Khi con tu hú 5.Tức cảnh Pác Bó 6.Ngắm trăng 7. Đi đường
  2. Bài thơ: Nhớ rừng - Tác giả: Thế Lữ - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác năm 1934, đăng báo, sau đó in trong tập “ Mấy vần thơ” - Thể thơ: tám chữ
  3. Nội dung bài thơ Nhớ rừng Bài thơ mượn lời con hổ trong vườn bách thú, diễn tả tình cảnh chán nản, u uát, nỗi bất hòa với thực tại tù túng, khát khao tự do, niềm nhớ tiếc quá khứ hào hùng, bộc lộ tấm lòng yêu nước thầm kín của tác giả.
  4. Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Nhớ rừng - Nhân hóa - Thể thơ tám chữ được vận dụng tài tình, phù hợp với cảm xúc và những liên tưởng bay bổng - Giọng điệu sôi nổi , bi tráng - Sự kết hợp nhuần nhuyễn các từ láy tượng hình, tượng thanh - Thủ pháp tương phản đối lập
  5. Bài tập • Bài 1: Học thuộc lòng bài thơ • Bài 2: Giới thiệu những nét chính về tác giả Thế Lữ và tác phẩm Nhớ rừng • Bài 3: Có thể nói , một trong những đặc trưng tiêu biểu của chủ nghĩa lãng mạn là sử dụng thủ pháp tương phản đối lập trong việc khắc họa hình tượng . Em hãy chỉ ra biểu hiện của phép tương phản trong bài thơ?
  6. GỢI Ý BÀI TẬP 3 • Sự tương phản qua nhiều cấp độ, nhiều biểu hiện, trong đó những biểu hiện chính bao gồm: - Tương phản giữa không gian đại ngàn kì vĩ, thăm thẳm và không gian vườn bách thú tầm thường, giả dối. - Tương phản giữa khí thế hào hùng uy phong của chúa sơn lâm trong quá khứ và hình ảnh uất ức, chán chường của mãnh hổ trong vườn bách thú. - Tương phản giữ dáng vẻ chán chường, khuất phục bề ngoài và nội tâm bên trong đầy kiêu hãnh, vừa nung nấu nỗi căm hờn, vừa mang chứa giấc mộng ngàn to lớn
  7. • Bài tập 4: Cho câu thơ sau “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối” a. Chép theo trí nhớ 9 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ. b. Nêu xuất xứ của đoạn thơ trên. Trình bày một số thông tin sơ lược về tác giả của bài thơ. c. “ Ta” ở đây là ai? Cảnh được diễn tả trong đoạn thơ là cảnh có thực hay tưởng tượng? Vì sao “ta” lại than thở “ Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
  8. 5. Bằng đoạn văn Tổng- phân- hợp khoảng 12 câu, hãy cảm nhận hiệu quả của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? -Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? (Nhớ rừng, Thế Lữ)
  9. Gợi ý câu 5 • Về mặt hình thức: Viết đoạn văn tổng –phân- hợp khoảng 12 câu. • - Về mặt nội dung: Cảm nhận được hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ. • Các biện pháp tu từ: + Điệp ngữ (Đâu những đêm Đâu những ngày Ta say mồi Ta lặng ngắm) + Những câu hỏi tu từ (đâu, nào đâu) + Phép ẩn dụ: những đêm vàng + Nhân hoá: hình ảnh mãnh hổ • Hiệu quả: + Tái hiện lại được vẻ đẹp của những kỉ niệm miên man trong hồi tưởng. + Diễn tả những nỗi nhớ tha thiết về những kỉ niệm rực rỡ, lung linh trong quá khứ huy hoàng. + Thể hiện nỗi luyến tiếc trong khát khao, kiêu hãnh về những gì một đi không trở lại.
  10. Ôn tập bài thơ: Ông đồ Trả lời nhanh các câu hỏi sau: 1. Tác giả của bài thơ? 2. Bài thơ viết theo thể thơ nào? 3. PTBĐ chính của bài thơ là gì? 4. Bố cục của bài thơ?
  11. • 1. Vũ Đình Liên • 2. Thể thơ ngũ ngôn( năm chữ) • 3. Biểu cảm • 4. Bố cục : 3 phần - Hai khổ đầu: thuở vàng son của những ông đồ - Hai khổ tiếp: thời tàn của những ông đồ - Khổ cuối: Sự biến mất của những ông đồ
  12. Bài tập • 1. Đọc thuộc lòng bài thơ • 2. Viết đoạn văn ngắn trình bày những hiểu biết của em về tác giả Vũ Đình Liên? • 3.Nêu những nghệ thuật đặc sắc của bài thơ? • 4. Từ nội dung bài thơ Ông đồ, hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ, bàn về mối quan hệ giữa cái cũ và cái mới trong cuộc sống.
  13. Gợi ý câu 3 • Kết cấu thơ đầu – cuối tương ứng • Thể thơ năm chữ dung dị, nhịp thơ chậm,phù hợp để diễn tả niềm hoài cổ. • Ngôn từ bình dị, cô đọng, gợi cảm.
  14. Gợi ý câu 4 • Hình thức: viết đoạn văn ngắn( 200 chữ) • Nội dung: Cần nêu được các ý sau: - Nêu khái niệm cái cũ là gì? Cái mới là gì? - Mối quan hệ giữa cái cũ và cái mới: + Cái mới thường tiến bộ hơn, ưu việt hơn, sẽ ra đời và thay thế cái cũ. + Không có cái mới xã hội không thể phát triển + Tuy nhiên nếu đối xử với cái cũ bằng thái độ thiếu tôn trọng , nếu chăm chăm theo đuổi cái mới mà quên cái cũ, xã hội sẽ đánh mất những giá trị nền tảng, khó phát triển bền vững.
  15. • 5. Hai nguồn thi cảm chính trong thơ Vũ Đình Liên là lòng thương người và niềm hoài cổ. Hãy chứng minh ý kiến trên qua bài thơ Ông đồ • 6. Bài thơ “Ông đồ” có mấy lần sử dụng câu hỏi tu từ? Hãy tìm hiểu giá trị nghệ thuật của câu hỏi tu từ đó.
  16. • Gợi ý câu 5 - Lòng thương người: + Nhà thơ thể hiện niềm thương cảm với ông đồ già bị quên lãng, thờ ơ bị phủ đẩy hoa đào, xa mực tàu giấy đỏ. Hai khổ thơ đầu khi xuân về, hoa đào nở, ông đồ viết chữ trong sự khen ngợi tấm tắc của mọi người, ngòi bút của tác giả cũng như hân hoan, vui vẻ, trân trọng tài viết chữ của ông đồ. Nhưng khi ông đồ ế khách thì từ giọng điệu, nhịp điệu đều như xót xa, ngậm ngùi. Suy cho cùng giọng điệu hay chi tiết miêu tả trong bài đã bị chi phối bởi tình cảm, cảm xúc của tác giả: “Giấy đỏ buồn không thắm/ mực đọng trong nghiên sầu .” + Câu hỏi cuối bài thể hiện trực tiếp lòng thương người của tác giả. Trước cảnh mùa xuân trở về, hoa đào nở nhưng ông đồ đã hoàn toàn vắng bóng, nhà thơ bang khuâng tự hỏi: “Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?”. Đó là sự tiếc thương, khắc khoải, xót xa của nhà thơ trước việc vắng bóng ông đồ già và từ đó tiếc thương cho cả một lớp người – lớp nhà nho thất thế đang bị lãng quên. - Niềm hoài cổ: Thể hiện niềm nhớ nhung, luyến tiếc cảnh cũ người xưa nay đã vắng bóng. Vũ Đình Liên không chỉ ngậm ngùi, bang khuâng nhớ về những người muôn năm cũ, qua đó hoài niệm về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Bởi thế niềm hoài cổ của nhà thơ mang ý nghĩa nhân văn và tinh thần dân tộc đáng trân trọng.
  17. • Gợi ý câu 6 • Hai lần sử dụng câu hỏi tu từ: • “Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu?” • “ Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?” • - Các câu hỏi tu từ trên đều có tác dụng bộc lộ cảm xúc. • + Câu thứ nhất câu hỏi thể hiện niềm thương cảm, ngậm ngùi trước cảnh ông đồ ế khách. • + Câu thơ thứ hai, trước sự vắng bóng ông đồ, nhà thơ cất lên lời hỏi như thảng thốt, xót xa, như bâng khuâng tiếc nuối. Những người muôn năm cũ là ông đồ, là lớp nhà nho thất thế, là những người đã từng thuê ông viết chữ, cũng có thể à lời tự vấn cho chính mình, cho chính thế hệ mình-lớp người mới, lớp người hiện đại. Câu hỏi cuối bài cứ gieo vào đầu người đọc những suy ngẫm âm thầm mà sâu sắc.
  18. ÔN TẬP BÀI THƠ: Quê hương,Khi tu hú Câu 1: Sưu tầm, chép lại những bài thơ về tình quê hương mà em yêu thích nhất Câu 2: Cho câu thơ sau: Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng a. Chép tiếp theo trí nhớ 3 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ b. Cho biết khổ thơ em vừa chép trích trong bài thơ nào? Tác giả? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ đó? c. Nêu cảm nhận của em về khổ thơ em vừa chép. Câu 3: Phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió. (Quê hương - Tế Hanh)
  19. GỢI Ý CÂU 1 • Câu 1: (Gợi ý: Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh, Quê hương – Giang Nam, Mẹ Tơm – Tố Hữu, Bên kia sông Đuống – Hoàng cầm, Việt Bắc – Tố Hữu ).
  20. • Câu 2c . Hình thức Viết đúng hình thức đoạn văn. Đủ số câu (12 – 15 câu) . Về nội dung cần trình bày được các ý sau * Hình ảnh người dân chài: - "Làn da ngăn rám nắng" là làn da đặc trưng của người dân vùng chài, vốn đã trải qua nhiều dầu dãi nắng mưa, nay ánh lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi. - Không chỉ làn da mà còn từ ánh mắt, bàn tay, bước đi, từ "cả thân hình" đều nồng thở cái hương vị mặn mòi của biển cả. + "Vị xa xăm" là hương vị từ phương xa, là gió đại dương, là muối đại dương, là nắng đại dương, là hơi thở của đại dương nữa, "xa xăm" vốn là cảm nhận của thị giác, chỉ sự xa xôi, mơ hồ; nay được kết hợp với từ chỉ xúc giác “vị” khiến cho câu thơ trở nên tinh tế vô cùng. + Trong từ "nồng thở” còn như ẩn chứa một sức mạnh dồi dào, bền bỉ đã được tôi rèn từ lâu trong tâm hồn để từ làn da, đôi mắt, nụ cười đều sáng bừng sự sống. * Cùng với các chàng trai vùng chài là những con thuyền "bạn người đi biển": - Sau thời gian lao động vất vả, con thuyền không giấu giếm vẻ mệt mỏi của mình: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm". + Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". + Trong câu thơ này, Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. -> Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thía của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền - Khổ thơ trên là một trong những khổ thơ hay nhất trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh. Đọc khổ thơ, người đọc có thể cảm nhận trong đó bao nhiêu niềm yêu mến, tự hào về quê hương xứ sở của nhà thơ.
  21. Câu 4: Cho biết thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ “ Khi con tu hú”- Tố Hữu. Câu 5: Viết đoạn văn khoảng 12-15 câu nêu cảm nhận của em về bức tranh mùa hè trong 6 câu đầu bài thơ “ Khi con tu hú”- Tó Hữu. Câu 6: Cho biết nhan đề bài thơ “ Khi con tu hú”- Tố Hữu? Em hiểu nhan đề đó như thế nào? Câu 7: Viết đoạn văn khoảng 10 - 12 câu theo hình thức tổng phân hợp nêu cảm nhận về tâm trạng người tù qua khổ thơ: Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi. Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu