Bài giảng Ngữ văn 8 - Đập đá ở Côn Lôn - Trường THCS Giang Sơn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Đập đá ở Côn Lôn - Trường THCS Giang Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_8_dap_da_o_con_lon_truong_thcs_giang_son.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Đập đá ở Côn Lôn - Trường THCS Giang Sơn
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CƯ KUIN, ĐẮK LẮK Bài giảng ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN Chương trình Ngữ văn, lớp 8- Tiết 58 Giáo viên: Nguyễn Thị Lợi hoacucquy7@gmail.com Trường THCS Giang Sơn Tháng 12/2018
- 1/Kiến thức - Thấy được vẻ đẹp của một nhân cách lớn, tư thế hiên ngang, lẫm liệt, khí phách hào hùng và niềm lạc quan tin tưởng vào ý chí kiên cường của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh lưu đày, khổ ải. - Cảm nhận được giọng điệu cứng cỏi, ngang tàng của người anh hùng và những hình ảnh biểu tượng của cách nói khoa trương tạo ý nghĩa sâu sắc cho bài thơ. 2/ Kĩ năng - Kĩ năng tìm hiểu phân tích thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật qua đó mở rộng hiểu biết về thể thơ này. - Biết vận dụng kiến thức của một số bộ môn như: Lịch sử, Địa lí, GDCD, Âm nhạc để hiểu sâu sắc nội dung của bài thơ.
- 3/ Thái độ - Bồi dưỡng cho học sinh lòng tự hào, khâm phục, kính trọng, biết ơn tinh thần cách mạng của lớp cha anh đi trước - Qua bài học bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính tốt đẹp trong cuộc sống như: tính kiên trì, tự tin, niềm lạc quan biết vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống để thành công 4/ Định hướng phát triển năng lực - Định hướng phát triển các năng lực cho học sinh như: năng lực tự học, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực văn học/ thẩm mĩ, năng lực sáng tạo.
- Tiết 58 Văn bản ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN I. Tìm hiểu chung 1/ Tác giả - Phan Châu trinh (1872-1926), hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu là Hi Mã - Quê ở làng Tây Lộc, huyện Hà Đông , tỉnh Quảng Ngãi - Ông bị bắt và bị đày ra Côn Đảo(1908-1910) - Là nhà nho yêu nước đầu thế kỉ XX, là người giỏi biện luận, có tài văn chương - Tác phẩm chính: Tây Hồ thi tập,Tỉnh quốc hồn ca, Xăng –tê thi tập ( các tập thơ), Giai nhân kì ngộ ( truyện thơ dịch) - Văn chính luận của ông hùng biện đanh thép, thơ trữ tình thấm đẫm tinh thần yêu nước và dân chủ
- 2/ Tác phẩm - Hoàn cảnh sáng tác Bài thơ được ông sáng tác vào năm 1908 khi ông bị Thực dân Pháp bắt đày ra Côn Đảo lao động khổ sai Kích vào đây để xem về Côn Đảo Kích vào đây để xem vi deo giới thiệu về nhà tù Côn Đảo Phan Châu trinh là người lãnh đạo phong trào Duy Tân (Theo cái mới), phong trào diễn ra sôi nổi tại nhiều nơi ở Trung Kì vào đầu thế kỉ XX. Mục đích tuyên truyền, đả kích các hủ tục phong kiến lạc hậu, cổ động mở mang công nghiệp, thương nghiệp, chống đi phu, chống sưu thuế. Pháp đã thẳng tay đàn áp, bắt bớ, tù đày, tuyên án tử hình với nhiều người yêu nước trong đó có Phan Châu Trinh. Khi bị đày ra Côn Đảo ông đã sáng tác bài thơ này.
- - Côn Lôn tức Côn Đảo (Còn gọi là Phú Hải) nằm ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, là đảo lớn nhất có hình dạng như con Gấu lớn quay lưng về đất liền, chân hướng ra biển Đông, có chiều dài khoảng 15km, chiều ngang chỗ rộng nhất khoảng 9km, chỗ hẹp nhất khoảng 1km. Diện tích 51,520km2, gồm 16 quần đảo lớn nhỏ, cách TP Hồ Chí Minh 97 hải lí - Dân số: 8360 người - Ngành kinh tế phát triển nhất là dịch vụ trong đó có du lịch
- Video nhà tù Côn Đảo
- I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN 1. Đọc Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn, Lừng lẫy làm cho lở núi non. 2.Thể thơ Xách búa đánh tan năm bảy đống, Ra tay đập bể mấy trăm hòn. - Thất ngôn bát cú Đường luật Tháng ngày bao quản thân sành sỏi, Mưa nắng càng bền dạ sắc son. Những kẻ vá trời khi lỡ bước, 3. Bố cục Gian nan chi kể việc con con! - Bốn câu đầu:Công việc đập đá và khí phách của người tù cách mạng - Bốn câu cuối:Ý chí kiên cường của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày
- I. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN Làm trai : là quan niệm sống anh hùng của của các bậc nam nhi giám chống chọi 4. Phân tích với gian nguy để làm nên sự nghiệp lớn 4.1. Công việc đập đá và khí phách của người tù cách mạng Làm trai đứng ở trong trời đất Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn, Phải có danh gì với núi sông ( Nguyễn Công Trứ) Lừng lẫy làm cho lở núi non. -Lừng lẫy: ngạo nghễ, lẫm liệt -Tính chất công việc: vất vả, nặng nhọc-> nhằm làm tiêu hao sức lực -> khuất phục ý chí của người tù - Điều kiện làm việc: đứng giữa sóng gió của biển cả non cao, thiên nhiên khắc nghiệt - Tư thế của người tù: hiên ngang sừng sững, đạp lên gian khổ,vượt lên cái chết không chút sợ hãi-> tư thế của một người anh hùng => Hình ảnh người anh hùng hiện lên oai phong , lẫm liệt như một dũng sĩ giữa đất trời Côn Đảo đang chinh phục thiên nhiên
- Nghĩa thực: miêu tả hình ảnh người tù với công việc đập đá khổ sai Xách búa đánh tan năm bảy đống, Nghĩa bóng: hình ảnh người tù với tư thế hiên Ra tay đập bể mấy trăm hòn. ngang lẫm liệt như sắp bước vào trận chiến mãnh liệt chinh phục thiên nhiên với hành động mạnh mẽ, quả quyết phi thường - Hành động mạnh mẽ ( đánh tan năm bảy đống, đập bể mấy trăm hòn) khẳng định lòng kiêu hãnh của con người có chí lớn muốn hành động giúp nước cứu đời - Giọng thơ đanh thép, hào hùng, thể hiện ý chí không chịu khuất phục của người anh hùng trong hoàn cảnh tù đày => Bốn câu thơ đầu bằng bút pháp lãng mạn, khẩu khí ngang tàng, hiên ngang đã xây dựng bức tượng đài uy nghi về người anh hùng với khí phách hiên ngang, lẫm liệt giữa đất trời Côn Đảo
- 4.2.Ý chí kiên cường của người tù cách mạng trong cảnh tù đày Tháng ngày, mưa nắng: chỉ những gian khổ triên miên theo năm tháng Tháng ngày bao quản thân sành sỏi, Mưa nắng càng bền dạ sắc son. Thân sành sỏi: chỉ sức chịu đựng dẻo dai Dạ sắc son: chỉ ý chí kiên cường -Nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, tượng trưng-> tạo sự đối lập giữa thử thách, gian nan( tháng ngày, mưa nắng), với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ( thân sành sỏi) và ý chí chiến đấu sắc son của người chiến sĩ cách mạng( dạ sắc son) => Khẳng định lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng mà mình đã chọn
- Những kẻ vá trời khi lỡ bước Kẻ vá trời: những người mưu đồ việc lớn Gian nan chi kể việc con con - Nghệ thuật so sánh, đối lập giữa chí lớn của con người giám mưu đồ đại sự ( kẻ vá trời) mà không thành( lỡ bước) với những gian nan thử thách phải gánh chịu trên đường chiến đấu xem như việc ( con con) không đáng có - Thể hiện sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ, tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày-> Khẳng định tấm lòng thủy chung, son sắc với nước , với dân, với sự nghiệp cách mạng của người chiến sĩ vĩ đại Phan Châu Trinh => Người chiến sĩ cách mạng đã ý thức sâu sắc về sự nghiệp cứu nước, công việc gian khổ nhưng vĩ đại.
- II. TỔNG KẾT 1. Nội dung Bài thơ “Đập Đá Ở Côn Lôn” giúp ta cảm nhận được một hình tượng đẹp lẫm liệt ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp bước gian nguy cũng không sờn lòng đổi chí 2. Nghệ thuật - Bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng - Nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, tượng trưng -Lối nói khoa trương, lãng mạn, sử dụng các từ láy tăng sức gợi hình, gợi cảm
- Nghĩa trang Hàm Dương
- Củng cố - Dặn dò - Qua bài thơ các em cần thấy được khí phách hào hùng, tư thế hiên ngang và ý chí kiên cường bất khuất của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày - Từ đó mỗi chúng ta cần nêu cao lòng khâm phục, tự hào và biết ơn sâu sắc với lớp cha anh đi trước đã không quản ngại khó khăn, gian khổ hy sinh xương máu để giành độc lập tự do cho dân tộc - Viết bài văn ngắn trình bày cảm nhận của mình về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX. - Nghiên cứu chuẩn bị bài tiếp theo : Ôn luyện về dấu câu
- Tài liệu, phần mềm, nguồn trích dẫn tham khảo 1. Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên),Sách giáo khoa Ngữ văn 8( Tập 1), Nhà xuất bản giáo dục, 2005 2. Phạm Thị Ngọc Trầm( Chủ biên),Hướng dẫn thực hiên chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn THCS ( Tập 2), Nhà xuất bản Giáo dục năm 2010 3. Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên),Sách giáo khoa Lịch sử 8( Tập 1), Nhà xuất bản giáo dục, 2008 4. Phần mềm Microsoft PowerPoint, Ispring Suite 8.0 5. Hình ảnh nguồn tìm kiếm từ Google.com 6. Âm nhạc, videos, nguồn từ Youtube.com và nhaccuatui.com 7.Trang wep : truonghoctot.com, Kênh công nghê Day và Hoc.com, Lophoccongdong.com