Bài giảng Ngữ văn 8 - Ôn tập văn bản Ngắm trăng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Ôn tập văn bản Ngắm trăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_8_on_tap_van_ban_ngam_trang.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Ôn tập văn bản Ngắm trăng
- Chào 8A1 thân yêu!
- Trường THCS Lương Khánh Thiện Ngữ văn 8 Ôn tập văn bản Ngắm trăng ( Vọng nguyệt) Hồ Chí Minh Gv: Lương Thị Hiền
- 1. Đọc diễn cảm bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu. 2. Trình bày 3 bài tập đã cho hôm trước -Bài 1: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về tâm trạng của nhà thơ trong 4 câu thơ cuối bài thơ “Khi con tu hú”. -Bài 2: Bài 2: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về 6 câu thơ đầu bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu. -Bài 3: Trong bài thơ hình ảnh thơ: “tiếng chim tu hú” xuất hiện mấy lần nêu ý nghĩa của những lần đó.
- Ôn tập văn bản Ngắm trăng ( Vọng nguyệt) Hồ Chí Minh I. Kiến thức cơ bản II. Luyện tâp III. Hướng dẫn tự học
- Ôn tập văn bản Ngắm trăng ( Vọng nguyệt) Hồ Chí Minh I. Kiến thức cơ bản 1.Tác giả
- Chọn các đáp án đúng: Trong các câu sau, câu nào nói đúng thông tin về tác giả Hồ Chí Minh: A. Hồ Chí Minh (1890–1969 ) quê ở Nam Đàn, Nghệ An. B. Bác là vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, một chiến sĩ cộng sản quốc tế. C. Một nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước. D. Là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ Mới. E. Danh nhân văn hóa thế giới.
- Hãy tóm tắt những hiểu biết về tác giả?
- I. Kiến thức cơ bản 1.Tác giả - Hồ Chí Minh (1890–1969 ), quê ở Nam Đàn, Nghệ An. - Bác là vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, một chiến sĩ cộng sản quốc tế. - Một nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước, - Danh nhân văn hóa thế giới.
- I. Kiến thức cơ bản 1.Tác giả - Hồ Chí Minh (1890–1969 ), quê ở Nam Đàn, Nghệ An. - Bác là vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, một chiến sĩ cộng sản quốc tế. - Một nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước, - Danh nhân văn hóa thế giới. 2. Tác phẩm
- Chọn các đáp án đúng: Hoàn cảnh sáng tác của tập “Nhật kí trong tù” : A. Sáng tác tháng 7-1939 khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ -Huế. B. Viết khi tác giả bị giam tại nhà tù Tưởng Giới Thạch (8/1942 -9/1943). C. 1939, lúc tác giả 18 tuổi, đi học xa quê. Trích trong tập “Nghẹn ngào”. D. Đáp án khác.
- 2. Tác phẩm: * Tập thơ Nhật ký trong tù + Sáng tác: từ 8/1942 đến 9/1943 thời gian Bác bị bắt giam tại Trung Quốc + Gồm 133 bài thơ chữ Hán +Giá trị: Tập thơ là viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam. * Bài thơ: “Ngắm trăng”
- Nêu phương thức biểu đạt, thể thơ, bố cục của bài thơ ?
- NGẮM TRĂNG 2. Tác phẩm: (Vọng nguyệt) * Tập thơ Nhật ký trong tù Phiên âm + Sáng tác: từ 8/1942 đến 9/1943 thờiNgục trung vô tửu diệc vô hoa, gian Bác bị bắt giam tại Trung Quốc Đối thư lương tiêu nại nhược hà? Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, + Gồm 133 bài thơ chữ Hán Nguyệt tòng song khích khán thi gia. + Giá trị: Tập thơ là viên ngọc quý Dịch thơ trong kho tàng văn học Việt Nam. Trong tù không rựơu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hửng hờ; *Bài thơ: “Ngắm trăng” Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, - Xuất xứ: là bài thơ thứ 20 trong tậpTrăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. thơ “Nhật kí trong tù” (bản dịch của Nam Trân) - Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt - Nhân vật trữ tình: Người tù cách mạng: Hồ Chí Minh - Bố cục: 2 phần + Hai câu đầu: Hoàn cảnh ngắm trăng + Hai câu sau: Cuộc ngắm trăng
- Chọn các đáp án đúng: Nội dung của bài thơ “Ngắm trăng”: A. Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại, tầm thường tù túng và khao khát tự do mãnh liệt của nhà thơ, khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thưở ấy. B. Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê và phong thái ung dung nghệ sĩ của Bác Hồ ngay trong cảnh tù ngục cực khổ tối tăm C. Bài thơ thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh từ đày. D. Đáp án khác.
- 2. Tác phẩm: * Tập thơ Nhật ký trong tù + Sáng tác: từ 8/1942 đến 9/1943 thời gian Bác bị bắt giam tại Trung Quốc + Gồm 133 bài thơ chữ Hán +Giá trị: Tập thơ là viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam. * Bài thơ: “Ngắm trăng” - Xuất xứ: là bài thơ thứ 20 trong tập thơ “Nhật kí trong tù” - Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt - Nhân vật trữ tình: Người tù cách mạng: Hồ Chí Minh - Bố cục: 2 phần + Hai câu đầu: Hoàn cảnh ngắm trăng + Hai câu sau: Cuộc ngắm trăng - Nội dung: Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê và phong thái ung dung nghệ sĩ của Bác Hồ ngay trong cảnh tù ngục cực khổ tối tăm
- 2. Tác phẩm: * Bài thơ: “Ngắm trăng” - Xuất xứ: là bài thơ thứ 20 trong tập thơ “Nhật kí trong tù” - Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt (viết bằng chữ Hán) - Nhân vật trữ tình: Người tù cách mạng: Hồ Chí Minh - Bố cục: 2 phần + Hai câu đầu: Hoàn cảnh ngắm trăng + Hai câu sau: Cuộc ngắm trăng - Nội dung: Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê và phong thái ung dung nghệ sĩ của Bác Hồ ngay trong cảnh tù ngục cực khổ tối tăm - Nghệ thuật: + Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, + Lời thơ giản dị, hàm súc, giọng điệu tự nhiên, thoải mái, pha chút vui đùa hóm hỉnh, + Sử dụng các biện pháp điệp ngữ, đối, nhân hóa
- I. Kiến thức cơ bản 1. Tác giả 2.Tác phẩm II. Luyện Tập Bài 1: Đọc thuộc lòng phần phiên âm và dịch thơ của 2 câu đầu bài thơ và trả lời câu hỏi: a.Nội dung chính của 2 câu đầu bài thơ. b.Chỉ ra những nét nghệ thuật trong 2 câu đầu và nêu tác dụng a. Nội dung chính của 2 câu đầu bài thơ : nói về hoàn cảnh ngắm trăng của Bác, một hoàn cảnh rất đặc biệt đó là: ngắm trăng trong tù.
- b. Nghệ thuật chính trong 2 câu đầu + Câu 1: Nghệ thuật điệp ngữ: Vô (Không) ( Không rượu, không hoa) Kết hợp với phó từ cũng( chỉ sự tiếp diễn tương tự) Nghệ thuật liệt kê (rượu, hoa) →Nhấn mạnh hoàn cảnh ngắm trăng rất khác thường và cũng rất đặc biệt của Bác. Đó là ngắm trăng trong tù đày, thiếu thốn. Trong tù thiếu thốn đủ thứ nhưng Bác đặc biệt nhắc đến thiếu rượu và hoa vì đó là những thứ thường có trong các cuộc ngắm trăng của các thi sĩ ngày xưa! Câu 2: Câu hỏi tu từ ( Phiên âm) → Nhấn mạnh tâm trạng xốn xang, xúc động, băn khoăn bối rối của Bác vì trăng thì quá đẹp mà hoàn cảnh ngắm trăng thì quá oái oăm, ngắm trăng khi mà bản thân đang bị xiềng xích tù đày, ngắm trăng mà chả có rượu và hoa để thêm phần lãng mạn. → Thấy tình yêu trăng, yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp , tâm hồn thi sĩ của Bác
- Bài 2: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật và nội dung của hai câu thơ cuối bài : “Ngắm trăng” Bài 3: Từ văn bản “Ngắm trăng” hãy viết đoạn văn nêu nêu cảm nhận của em về tâm hồn người thi sĩ, chiến sĩ Hồ Chí Minh.
- Bài 2: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật và nội dung của hai câu thơ cuối bài : “Ngắm trăng” Gợi ý: a. Câu mở đầu: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hai câu cuối b. Các câu phát triển: - Giới thiệu vị trí của 2 câu cuối trong mạch cảm xúc bài thơ Đến câu thơ thứ 3, 4 ánh trăng mới xuất hiện trực tiếp trước mắt đắm say của người tù: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Cảnh ngắm trăng ở đây thật đặc biệt. Đặc biệt trong sự giản dị không có rượu có hoa. Đặc biệt bởi vị thế của người ngắm trăng không phải là người thanh nhàn, một tao nhân mặc khách mà là một người tù bị giam hãm, xiềng xích trong bốn bức tường với muôn nghìn khổ cực. Nhưng tâm hồn của người tù đó đã vượt thoát khỏi bốn bức tường của nhà lao để mở rộng chào đón chân thành và tha thiết người bạn đặc biệt của mình.
- Chỉ ra các nét nghệ thuật và phân tích: Tác giả sử dụng thành công các nghệ thuật đối, nhân hóa, điệp ngữ . * Nghệ thuật đối: . Trong bản nguyên tác chữ Hán, nhà thơ sử dụng phép đối giữa hai câu thơ rất chỉnh. Người- ngắm- trăng Trăng- ngắm- nhà thơ. Thể hiện sự đối xứng tương đồng giữa Trăng và Người. Vầng trăng là biểu tượng cho sự thanh cao, ánh sáng, tự do, vẻ đẹp, vĩnh hằng của vũ trụ. Vậy mà nay, Trăng đối xứng với Người. Trăng len mình qua song cửa hẹp vào chốn lao tù ẩm ướt hôi hám để chiêm ngưỡng Người. Và Người không còn là tù nhân nữa mà thành Nhà thơ. Điều đó đã khẳng định vẻ đẹp trong con người Hồ Chí Minh, vẻ đẹp sánh ngang tầm thiên nhiên. * Nghệ thuật nhân hóa: Trăng nhòm, ngắm. Trăng được thổi linh hồn, trở thành người bạn tri âm, tri kỉ. Trăng tự tìm đến Bác để chia sẻ buồn vui. Người yêu Trăng, Trăng yêu Người trong sự đồng điệu, giao hòa tuyệt vời.
- * Nghệ thuật điệp ngữ : song (cửa sổ), khán (nhìn, ngắm): song sắt nhà tù vốn dĩ là thứ chắn ở giữa người tù và trăng, giữa người tù và thế giới bên ngoài, nhưng giờ đây nó không có tác dụng nữa, tâm hồn của Bác, tinh thần của Bác đã vượt qua song sắt nhà tù để ngắm (khán) trăng để đến với cái Đẹp của sự thanh cao và tư do.
- Tác dụng chung: Nghệ thuật đối, nhân hóa, điệp ngữ đã làm cho bài thơ hay hơn, sinh động hơn và diễn tả thành công ý thơ. Tâm hồn nhà thơ đã vượt qua song sắt của nhà tù để hướng tới vầng trăng. Ở đây con người và vầng trăng có được sự gặp gỡ, gần gũi, thân thiết, giao hòa. Lòng yêu trăng của nhà thơ Hồ Chí Minh đã vượt lên mọi điều kiện ngặt nghèo của hoàn cảnh trong tù. Cuộc ngắm trăng tuy không đầy đủ về vật chât nhưng vẫn trọn vẹn. Trọn vẹn vì tinh thần và cảm xúc của người tù để rồi cuối cùng ta không còn thấy một tù nhân nữa mà là một thi nhân (nhà thơ). Đây quả thực là cuộc vượt ngục về tinh thần của người tù Hồ Chí Minh. →Thấy được tình yêu trăng, yêu thiên nhiên, tâm hồn lãng mạn bay bổng. Ý chí, nghi lực và tinh thần thép của Bác. Chất thép và chất tình, chất thi sĩ và chất chiến sĩ trong con người Bác. Câu kết: hai câu thơ thật hay giúp ta thêm hiểu, thêm yêu, thêm trân trọng Bác.