Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 104: Tổng kết phần văn

ppt 20 trang minh70 7130
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 104: Tổng kết phần văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_8_tiet_104_tong_ket_phan_van.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 104: Tổng kết phần văn

  1. ( tiếp theo )
  2. NỘI DUNG BÀI HỌC: I. Phần văn bản nghị luận. II.Phần văn bản nước ngoài. III.Phần văn bản nhật dụng.
  3. VĂN BẢN NGHỊ LUẬN: - Văn bản nghị luận là loại văn dùng lập luận để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống xã hội. Lập luận được xây dựng bằng một hệ thống luận điểm, luận cứ và dẫn chứng lô- gíc, chặt chẽ để thuyết phục người đọc. - Điều này đã thể hiện rất rõ trong các văn bản ở bài 22,23,24,25,26.
  4. BẢNG HỆ THỐNG VĂN BẢN NGHỊ LUẬN:
  5. * Sự khác biệt giữa văn nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại Văn nghị trung đại Văn nghị luận hiện đại Về hình thức thể loại: thường được thể Về hình thức thể loại: văn nghị luận hiện bằng những thể văn cổ của phong hiện đại là một thể văn ( thể nghị luận) kiến: Chiếu, hịch, cáo, tấu, với những trong văn xuôi hiện đại, chứ không cách diến đạt và ngôn ngữ riêng của thành các thể văn một cách ròi như những vấn đề đó. văn nghị luận trung đại Về nội dung nghệ thuật: thoát li khỏi Về nội dung và nghệ thuật: Có nhiều từ những hình ảnh ước lệ, khuôn mẫu ngữ cổ: nhiều hình ảnh giàu tính ước lệ, trong câu chữ: tạo được cách hành câu văn biền ngẫu sóng đôi nhịp nhàng văn giản dị, câu văn gần với lối nói dùng nhiều điển tích, điển cố hằng ngày Về tư tưởng: mang đậm dấu của thế giới quan người trung đại: tư tưởng thiên mệnh Về tư tưởng: thoát khỏi những Chiếu dời đô; tinh thần thần chủ Hịch tướng tư tưởng cổ điển, hướng tới những sĩ; lí tưởng nhân nghĩa Nước Đại Việt ta; tư tưởng mới của thời đại tâm lí sùng cổ, noi theo những bậc tiền nhân, tìm khuôn mẫu ở những thời đã qua
  6. ? Chứng minh các văn bản nghị luận trong các bài 22->26 đều được viết có lí, có tình, có chứng cứ, có sức thuyết phục cao. - Có lí: có luận điểm xác đáng, lập luận chặt chẽ - Có tình: có cảm xúc ( thái độ, niềm tin, khát vọng của tác giả gửi gắm vào trong tác phẩm của mình) - Có chứng cứ: có sự thật hiển nhiên để khẳng định luận điểm) => Trong văn bản nghị luận, ba yếu tố này đã kết hợp chặt chẽ với nhau, yếu tố lí là chủ chốt.
  7. Chiếu dời đô- Lí công Uẩn - Nêu sử sách làm tiền đề, làm chỗ dựa cho lí lẽ. - Soi sáng tiền đề vào thực tế hai triều đại Đinh, Lê để chỉ rõ thực tế đó đối với sự phát triển của đất nước, nhất thiết phải dời đô. - Đi tới kết luận: Khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm kinh đô. Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn - Khích lệ lòng căm thù giặc, nỗi nhục mất nước. - Khích lệ lòng trung quân, ái quốc và lòng nhân nghĩa, thuỷ chung của người cùng cảnh ngộ. - Khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước. - Khích lệ lòng tự trọng, liêm sỉ ở mỗi người khi nhận rõ cái sai, thấy rõ điều đúng. - Khích lệ lòng yêu nước bất khuất, quyết chiếnd quyết thắng kẻ thù xâm lược.
  8. Nước Đại Việt ta- Nguyễn Trãi - Nêu tư tưởng nhân nghĩa yên dân và trừ bạo - Nêu lên lòng tự hào, tình yêu nước sâu sắc khi nói về nền văn hiến Đại Việt. Bàn luận về phép học - Nguyễn Thiếp - Phê phán những sai trái, lệch lạc trong việc học. - Khẳng định quan điểm, phương pháp học đúng đắn - Mục đích chân chính của việc học. - Tác dụng của việc học chân chính.
  9. ? Nêu những nét giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của các văn bản trong bài 22,23,24?
  10. •Giống nhau: - Đều bao trùm một tinh thần dân tộc sâu sắc, thể hiện ý chí tự cường của dân tộc độc lập, tinh thần quyết chiến quyết thắng lũ xâm lược, tự hào về một đất nước độc lập. - Hình thức thể loại: 3 văn bản đều có văn phong cổ: Từ ngữ, cách diễn đạt hình ảnh ước lệ, câu văn biền ngẫu sóng đôi. •Khác nhau: + Nội dung tư tưởng: - Chiếu dời đô: Ý tưởng chọn vùng đất tốt dời đô để chấn hưng đất nước, xây dựng nền tự chủ ch quốc gia Đại Việt - Hich tướng sĩ: Khơi dậy lòng căm thù để khích lệ tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược chống giặc. - Nước Đại Việt ta: Khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập của một nước có chủ quyền, có lãnh thổ, có văn hiến riêng kết hợp với sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa để chiến thắng giặc ngoại xâm. + Hình thức thể loại: Viết bằng các thể loại văn : chiếu, hịch, cáo, đem sắc thái riêng và giọng điệu riêng cho từng văn bản.
  11. - Bình Ngô đại cáo: Được coi như một bản tuyên ngôn độc lập, vì ngay từ đầu bài cáo, tác giả đã nêu lên những luận điểm đúng đắn với những luận cứ rõ ràng để khẳng định chân lí của lịch sử: Đại Việt là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, có lãnh thổ và nền văn hiến riêng, kết hớp sức mạnh nhân nghĩa để bao lần đánh thắng giặc ngoại xâm. - Sông núi nước Nam: Được xem như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta, ý thức dân tộc được xác định trên hai yếu tố: Lãnh thổ và chủ quyền. - Nước Đại Việt ta Đã phát triển một cách hoàn chỉnh quan niệm quốc gia, dân tộc. So với quan niệm của Lí Thường Kiệt thì học thuyết của Nguyễn Trãi đã phát triển cao bởi tính toàn diện và sâu sắc hơn. Nguyễn Trãi đưa các yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc: Nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng.
  12. BẢNG HỆ THỐNG VĂN BẢN NƯỚC NGOÀI:
  13. BẢNG HỆ THỐNG VĂN BẢN NHẬT DỤNG: Tên văn Tên tác giả Nội dung chủ yếu Phương thức biểu bản đạt Thông tin về Tài liệu của Tác hại của việc sử dụng Ngày Trái Đất Sở khoa học bao bì ni lông và lợi ích Thuyết minh. năm 2000 công nghệ của việc giảm bớt chất Hà Nội thải ni lông để bảo vệ môi trường. Giải thích, chứng Ôn dịch, Nguyễn Tác hại của thuốc lá đối minh bằng những lí thuốc lá Khắc Viện với đời sống cá nhân và lẽ dẫn chứng cụ thể, cộng đồng. sinh động và gần gũi. Vấn đề giảm dân số và Nghị luận kết hợp Bài toán dân Thái An sự phát triển của xã hội với tự sự và thuyết số loài người minh 12:58 SA
  14. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: - Về nhà học kĩ phần nội dung vừa ôn tập. - Ôn tập phần Tập làm văn. - Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì II. 12:58 SA