Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 88: Tức cảnh Pác Bó

ppt 17 trang minh70 2220
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 88: Tức cảnh Pác Bó", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_8_tiet_88_tuc_canh_pac_bo.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 88: Tức cảnh Pác Bó

  1. Lời bài hát và video gợi nhắc em nhớ đến hoạt động cách mạng nào của Bác?
  2. TIẾT 88 TỨC CẢNH PÁC BÓ -HỒ CHÍ MINH-
  3. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả - Hồ Chí Minh (1890-1969) - Quê: làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An. - Vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, nhà cách mạng lỗi lạc, danh nhân văn hóa thế giới. - Người còn là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
  4. TÌM HIỂU CHUNG 2. Tác phẩm Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, Cuộc đời cách mạng thật là sang. * Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1941, khi Người sống và làm việc tại hang Pác Bó- Cao Bằng. * Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt * Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với miêu tả. * Bố cục: Hai phần + P1: Ba câu thơ đầu: Cuộc sống của Bác nơi núi rừng Pác Bó. + P2: Câu thơ cuối: Cảm nhận của Bác về cuộc đời cách mạng.
  5. ĐỊA DANH PÁC BÓ Pác Bó (Hà Quảng – Cao Bằng) Bác về đến cột mốc 108, Dòng suối khởi nguồn Pác Bó được Bác ngày 28/01/1941 tại Pác Bó (Cao Bằng) Đặt tên là suối Lê-nin Đường vào hang Pác Bó) Bàn đá nơi Bác làm việc Khu vực nơi Bác làm việc trước đây)
  6. TÌM HIỂU VĂN BẢN 1. Cuộc sống của Bác nơi núi rừng Pác Bó. * Câu thơ thứ nhất: Sáng ra bờ suối, tối vào hang - Thời gian: sáng > Nếp sống sinh hoạt nhịp nhàng, đều đặn của Bác. Tâm thế chủ động, tâm hồn ung dung, hòa hợp với thiên nhiên của Bác đã giúp Người vượt lên khó khăn.
  7. * Câu thơ thứ hai: Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng - Cháo bẹ, rau măng: bữa ăn đạm bạc nhưng luôn đầy đủ, dư thừa, luôn có sẵn. -> Sự khó khăn, gian khổ trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác. Tinh thần lạc quan, làm chủ hoàn cảnh của Người.
  8. Đồng chí Võ Nguyên Giáp kể lại: “Nơi ở đầu tiên của Bác tại Pác Bó tuy ẩm lạnh nhưng vẫn là nơi ở tốt nhất. Địa điểm thứ hai là một hốc núi nhỏ ở rất cao và rất sâu trong rừng, bên ngoài chỉ rất ít cành lau. Những khi trời mưa to, rắn rết chui cả vào chỗ nằm. Có buổi sáng, Bác thức dậy thấy một con rắn rất lớn nằm khoanh tròn ngay cạnh Người ( ) Sức khỏe của Bác có phần giảm sút. Bác sốt rét luôn. Thuốc men gần như không có gì ngoài ít lá rừng lấy về sắc uống theo cách chữa bệnh của đồng bào địa phương. Thức ăn cũng rất thiếu. Có thời gian, cơ quan chuyển vào vùng núi đá trên khu đồng bào Mán trắng, gạo cũng không có, Bác cũng như các anh em khác phải ăn toàn cháo bẹ hàng tháng ròng. Ở bất cứ hoàn cảnh nào, tôi cũng thấy Bác thích nghi một cách rất tự nhiên. Chẳng hiểu Bác được rèn luyện từ bao giờ, như thế nào mà mọi biến cố đều không mảy may lay chuyển được
  9. * Câu thơ thứ ba: Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Điều kiện làm việc rất Công việc lớn lao, thiêng khó khăn, thiếu thốn và liêng, có ý nghĩa với toàn tạm bợ. dân tộc. Tinh thần lạc quan, tầm vóc vĩ đại, sự hi sinh lớn lao của Bác dành cho dân tộc.
  10. 1. Cuộc sống của Bác nơi núi rừng Pác Bó. 2.Cảm nhận của Bác về cuộc đời cách mạng. * Câu thơ cuối: Cuộc đời cách mạng thật là sang. - Sang: giàu có về tinh thần → cuộc đời cách mạng tuy gian khổ nhưng tinh thần luôn phơi phới, ung dung, tràn đầy tình yêu thiên nhiên và nhiệt huyết cách mạng. Sang là “nhãn tự” của bài thơ.
  11. Câu thơ gợi nhớ đến vần thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm nói về cuộc sống vật chất đơn sơ, giản dị của mình: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Hay ta bắt gặp ở đây nghệ thuật trào lộng khi viết về những thiếu thốn vật chất trong đời sống đã có từ thơ ca truyền thống: Đã bấy lâu nay, bác tới nhà, Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu nước cả, khôn chài cá, Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
  12. TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật - Có tính chất ngắn gọn, hàm súc. - Vừa mang đặc điểm cổ điển, truyền thống, vừa có tính chất mới mẻ, hiện đại. - Có lời bình dị pha giọng đùa vui, hóm hỉnh. - Tạo được tứ thơ độc đáo, bất ngờ thú vị và sâu sắc. 2. Nội dung - Bài thơ phản ánh hoạt động phong phú, sôi nổi, phong thái ung dung tự tại và tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sĩ vĩ đại trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ.
  13. Quiz Click the Quiz button to edit this object
  14. SƠ ĐỒ TƯ DUY
  15. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học thuộc lòng bài thơ. - Nắm được nội dung của bài. - Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về một câu thơ mà em tâm đắc trong bài thơ. - Sưu tầm thêm một số bài thơ của Bác. * Chuẩn bị: - Soạn bài : Câu cầu khiến. + Xem lại kiến thức đã học ở tiểu học. + Tìm hiểu ngữ liệu.
  16. TƯ LIỆU THAM KHẢO ➢ Phần mềm: - Ispring 9 - Powerpoint 2010 ➢ Hình ảnh trên trang web: Google.com ➢ Nhạc nền trên trang Web: nhaccuatui.com