Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 95: Ôn tập chủ đề văn nghị luận: Bài nước Đại việt ta

pptx 27 trang minh70 6930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 95: Ôn tập chủ đề văn nghị luận: Bài nước Đại việt ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_8_tiet_95_on_tap_chu_de_van_nghi_luan_bai.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 95: Ôn tập chủ đề văn nghị luận: Bài nước Đại việt ta

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 1:Em hãy đọc thuộc lòng đoạn văn “ Ta thường tới bữa vui lòng”. Nêu nội dung của đoạn văn ? Câu 2: Em hiểu như thế nào về thể loại Hịch? Câu 3:Nêu hoàn cảnh sáng tác và nội dung của văn bản “Hịch tướng sĩ ”?
  2. TIẾT 95: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN: BÀI NƯỚC ĐẠI VIỆT TA I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả : -Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu Ức Trai, quê gốc ở thôn Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. - Ông tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, trở thành một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có. - Sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập
  3. 2. Tác phẩm: Bình Ngô đại cáo a. Hoàn cảnh sáng tác: - Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo - Được công bố ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi ( đầu năm 1428), sau khi quân ta đại thắng, diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của quân Minh xâm lược, buộc Vương Thông phải giảng hòa, chấp nhận rút quân về nước.
  4. b.Ý nghĩa nhan đề - Bình: Dẹp yên - Ngô: Tên của nước Ngô thời Tam Quốc( Trung quốc) -Đại: Lớn, rộng khắp - Cáo: Báo cáo, tuyên bố Tuyên bố về sự nghiệp đánh dẹp giặc Ngô( giặc Minh)
  5. c.Thể loại: Cáo d. Bố cục: 4 phần - Phần mở đầu: Nêu luận đề chính nghĩa - Phần 2: Bản cáo trạng tội ác giặc Minh - Phần 3: Quá trình cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu gian khổ đến khi tổng phản công thắng lợi. - Phần cuối: Lời tuyên bố khẳng định nền độc lập, nêu lên bài học lịch sử.
  6. BỐ CỤC BÀI CÁO BỐ CỤC BÀI BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO 4 phần 4 phần 1/ Phần 1:Nêu luận đề chính 1/ Phần 1: Nêu luận đề chính nghĩa nghĩa 2/ Phần 2:Lập bản cáo trạng tội ác giặc 2/ Phần 2: Vạch tội ác kẻ thù Minh 3/ Phần 3: Kể lại quá trình 3/ Phần 3: Phản ánh quá trình cuộc khởi kháng chiến nghĩa Lam Sơn- Từ những ngày đầu gian khổ, đến lúc thắng lợi. 4/ Phần 4:Khẳng định nền độc lập vững 4/ Phần 4: Tuyên bố chiến chắc, đất nước mở ra một kỷ nguyên thắng nêu cao chính mới, nêu lên bài học lịch sử nghĩa
  7. 3. Văn bản : Nước Đại Việt ta a. Vị trí: Phần mở đầu tác phẩm Bình Ngô đại cáo. b. Đọc, giải thích từ c. Bố cục: 3 phần - Hai câu đầu: Nguyên lí nhân nghĩa. - Tám câu tiếp: Chân lí về sự tồn tại độc lập,có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. - Sáu câu cuối: Sức mạnh của nguyên lí nhân nghĩa, của chân lí độc lập dân tộc.
  8. d. Nội dung: Đoạn trích Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm lược là kẻ phản nhân nghĩa , nhất định thất bại.
  9. e. Nghệ thuật: - Lập luận chặt chẽ, kết hợp lí lẽ và thực tiễn - Câu văn biền ngẫu kết hợp đối, so sánh, liệt kê - Giọng điệu đanh thép, trang trọng, hùng hồn.
  10. II. Luyện tập Bài 1: So sánh thể chiếu, hịch, cáo Gợi ý: a.Giống nhau: - Văn phong: + Là thể văn nghị luận. + Kết cấu chặt chẽ. +Lập luận sắc bén. + Lối văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu. - Người viết: Vua, chúa, thủ lĩnh viết b.Khác: Mục đích + Cáo : trình bày chủ trương, công bố kết quả sự nghiệp. +Chiếu: ban bố mệnh lệnh; sự kiện trọng đại liên quan đến vận mệnh dân tộc. + Hịch: Cổ vũ, thuyết phục,kêu gọi, động viên khích lệ.
  11. Bài 2: Em hiểu nhân nghĩa là gì? Quan niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện như thế nào trong văn bản Nước Đại Việt ta ? Gợi ý: - Nhân nghĩa: khái niệm đạo đức của Nho giáo, nói về đạo lí, cách ứng xử, tình thương giữa con người với con người. - Quan niệm của Nguyễn Trãi: + Yên dân: làm cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc. + Trừ bạo: diệt trừ kẻ bạo ngược.( giặc Minh xâm lược)
  12. Bài 3. Cho câu văn sau: Như nước Đại Việt ta từ trước, a. Chép tiếp theo trí nhớ 7 câu tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn văn. b. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? c. Nêu nội dung đoạn văn trên? d.Tác giả khẳng định sự tồn tại độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt ở những phương diện nào? e. Nêu đặc sắc về nghệ thuật ở đoạn này? f. Em hãy kể tên một văn bản trong chương trình THCS cũng nói về sự tồn tại độc lập chủ quyền? Cho biết tên tác giả?
  13. • Gợi ý: d. Sự tồn tại độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt : - Nền văn hiến lâu đời - Cương vực lãnh thổ - Phong tục tập quán - Truyền thống lịch sử - Chế độ chính trị, chủ quyền riêng. e.Nghệ thuật đặc sắc: - Từ ngữ: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia =>tính chất hiển nhiên - Câu văn biền ngẫu kết hợp đối, liệt kê, so sánh. - Giọng điệu hào hùng, mạnh mẽ, đanh thép.
  14. Bài 4:Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài Sông núi nước Nam. Vì sao? Hãy chỉ rõ điều đó? Gợi ý : - Ở Sông núi nước Nam : Ý thức dân tộc được xây dựng trên 2 yếu tố + Lãnh thổ + Chủ quyền - Nước Đại Việt ta: tiếp nối 2 yếu tố trên và bổ sung thêm ba yếu tố: + Văn hiến + Phong tục tập quán + Lịch sử => Như vậy tư tưởng của Nguyễn Trãi trên cơ sở tiếp nối có sự phát triển và hoàn thiện hơn.
  15. Bài 5:Trò chơi “ Ai nhanh hơn” Câu 1: Dòng nào sau đây nói đúng nhất chức năng của thể cáo? A.Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua hoặc thủ lĩnh một phong trào. B. Dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một việc làm lớn để mọi người cùng biết. C. Dùng để kêu gọi, thuyết phục mọi người đứng lên chống giặc. D. Dùng để tâu lên vua những ý kiến, đề nghị của bề tôi. => Đáp án đúng : B
  16. Bài 5: Câu 2: Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. A. Đúng B. Sai Đáp án đúng: A Câu 3:Bình Ngô đại cáo được công bố vào năm nào? A.1426 B.1429 C. 1430 D. 1428 =>Đáp án đúng: D
  17. Bài 5: Câu 4: Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của Bình Ngô đại cáo? A. Khi nghĩa quân Lam Sơn đã lớn mạnh B. Sau khi quân ta đại thắng giặc Minh amm lược C. Trước khi quân ta phản công quân Minh xâm lược D. Khi giặc Minh đang đô hộ nước ta => Đáp án đúng: B
  18. Bài 5: Câu 5: Mục đích của việc nhân nghĩa thể hiên trong Bình Ngô đại cáo? A. Nhân nghĩa là lối sống có đạo đức và giàu tình thương. B. Nhân nghĩa là để yên dân làm cho dân được sống ấm no C.Nhân nghĩa là trung quân, hết lòng phục vụ vua D.Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến => Đáp án đúng: B
  19. Bài 5: Câu 6:Ý nào dưới đây thể hiện trình tự mà Nguyễn Trãi đưa ra để khẳng định tư cách độc lập của dân tộc? A. Cương vực lãnh thổ, nền văn minh, truyền thống lịch sử, chủ quyền, phong tục B. Nền văn hiến, lãnh thổ, phong tục, truyền thống lịch sử, chủ quyền, hào kiệt C. Truyền thống lịch sử, nền văn hiến, chủ quyền, cương vực lãnh thổ, phong tục D. Chủ quyền, truyền thống lịch sử, phong tục, nền văn hiến, cương vực lãnh thổ => Đáp án đúng: B
  20. Bài 5: Câu 7: Văn bản nào được coi là bản tuyên ngôn độc lập của nước ta từ xưa đến nay? A. Sông núi nước Nam- Lí Thường Kiệt B. Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi C. Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh D. Cả 3 ý trên => Đáp án đúng: D
  21. Bài 6: Em hãy vẽ sơ đồ lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta .
  22. NGUYÊN LÍ NHÂN NGHĨA Yên dân Trừ bạo ( Bảo vệ đất nước để ( Giặc Minh yên dân) xâm lược) Ch©n lÝ vÒ sù tån t¹i ®éc lËp cã chñ quyÒn cña dÂn téc ®¹i viÖt Văn hiến Lãnh thổ Phong tục Lịch sử Chế độ, chủ riêng quyền riêng lâu đời riêng riêng Søc m¹nh cña nh©n nghÜa, søc m¹nh cña ®éc lËp d©n téc
  23. Bài 7: Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 10- 12 câu chứng minh Nước Đại Việt ta là một áng văn tràn đầy tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc, trong đoạn có sử dụng một câu cảm thán.
  24. • Gợi ý: * Về hình thức: + Đúng mô hình đoạn văn( diễn dịch) + Đúng dung lượng: 10- 12 câu + Đảm bảo yêu cầu tiếng Việt: có sử dụng câu cảm thán. * Nội dung: - Khai thác đặc sắc nghệ thuật: từ ngữ, câu văn, giọng điệu - Làm nổi bật tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc qua: + Nguyên lí nhân nghĩa + Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc Đại Việt + Sức mạnh của nguyên lí nhân nghĩa, của chân lí độc lập dân tộc.
  25. Hướng dẫn học bài -Học thuộc lòng đoạn trích - Nắm chắc nội dung phần ghi nhớ -Hoàn thiện các bài tập còn lại - Chuẩn bị bài: “ Bàn luận về phép học”- Nguyễn Thiếp. - Cụ thể: + Đọc kĩ văn bản + Nắm vững các chú thích ( SGK/78) + Tìm hiểu mục đích của việc học chân chính + Nêu một số phương pháp học tập hiệu quả của bản thân em.