Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 97: Văn học Nước Đại Việt ta

pptx 21 trang minh70 6880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 97: Văn học Nước Đại Việt ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_8_tiet_97_van_hoc_nuoc_dai_viet_ta.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 97: Văn học Nước Đại Việt ta

  1. Trong dòng văn học ca ngợi truyền thống yêu nước xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc tới các tác phẩm của Nguyễn Trãi , một anh hùng dân tộc, một con người có nhân cách lớn, nhà tư tưởng vĩ đại được suy tôn là danh nhân văn hóa của nhân loại. Trong đó, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được đánh giá là áng “thiên cổ hùng văn”, luôn được nhiều thế hệ người Việt luôn yêu thích, tự hào.
  2. NƯỚC Đại Việt TA
  3. Mục tiêu cần đạt 1/ Kiến thức - Thấy được ý nghĩa tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỉ XV - Thấy được nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích: lập luận chặt chẽ, sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. 2/ Kĩ năng: - Tìm và phân tích luận điểm, luận cứ trong một bài cáo. 3/ Thái độ: - Tự hào, trân trọng
  4. Ngữ văn. Tiết 97. Văn học NƯỚC ĐẠI VIỆT TA I. Đọc và tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Nguyễn Trãi (1380-1442) - Nhà chính trị quân sự lỗi lạc, nhà văn hóa lớn của dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới năm 1980. - Các tác phẩm tiêu biểu: “Ức Trai thi tập”, “Quốc âm thi tập”, “Bình Ngô đại cáo”.
  5. Ngữ văn. Tiết 97. Văn học NƯỚC ĐẠI VIỆT TA . - Nguyễn Trãi - 2. Tác phẩm: a. Hoàn cảnh ra đời: - Năm 1428 đất nước sạch bóng quân thù, nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập. - Thừa lệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết bài cáo công bố trước thiên hạ vào ngày 17 tháng Chạp năm Đinh Mùi 1428. - Trích trong tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”: Tuyên bố rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô. => Được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của nước ta sau bài “Nam quốc sơn hà”
  6. NƯỚC ĐẠI VIỆT TA Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo, Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền Văn Hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác, Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có. Vậy nên: Lưu Cung tham công nên thất bại, Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong, Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô, Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã, Việc xưa xem xét, Chứng cớ còn ghi.
  7. • Em có nhận xét gì các từ ngữ: «từng nghe», «cho nên» ở đầu đoạn 1 và đoạn 3? → Có vai trò bắc cầu, nối đoạn phù hợp với lập luận của văn nghị luận
  8. Ngữ văn. Tiết 97. Văn học NƯỚC ĐẠI VIỆT TA - Nguyễn Trãi - b. Thể loại: Cáo: - Người viết: Do vua chúa, tướng lĩnh, thủ lĩnh phong trào viết - Về mục đích: Trình bày một chủ trương hay công bố một kết quả của một sự nghiệp để mọi người cùng biết. - Về hình thức: Được viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi.
  9. So sánh điểm giống và khác nhau của Chiếu, Hịch, Cáo - Giống nhau: + Do vua, tướng lĩnh biên soạn + Thể văn nghị luận, kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, viết bằng văn xuôi hoặc văn vần. Chiếu Hịch Cáo Dùng để cổ vũ, kêu gọi, khích Trình bày một chủ trương Dùng để ban bố lệ tinh thần, cũng có khi hay công bố một kết quả của mệnh lệnh khuyên nhủ, răn dạy thần một sự nghiệp để mọi người dân và người dưới quyền cùng biết.
  10. BỐ CỤC ĐOẠN TRÍCH 1 Hai câu đầu: Nguyên lí nhân nghĩa 2 Tám câu tiếp: Chân lí về độc lập, chủ quyền của dân tộc 3 Sáu câu cuối: Sức mạnh của nhân nghĩa, độc lập
  11. II. Tìm hiểu văn bản: 1. Hai câu đầu: Nguyên lí nhân nghĩa Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo, - “Yên dân”- làm cho nhân dân được hưởng thái bình, hạnh phúc - “Trừ bạo”: Diệt mọi thế lực tàn bạo để giữ yên cuộc sống cho nhân dân => Nguyên lí "nhân nghĩa":Trừ giặc Minh bạo ngược để giữ yên cuộc sống cho dân, làm cho dân an hưởng thái bình, hạnh phúc. - Dùng từ ngữ chuẩn xác, trang trọng, giàu ý nghĩa, cách đặt vấn đề khéo léo. => Lấy dân làm gốc là nguyên lí cơ bản.
  12. 2. Tám câu tiếp: Chân lý về độc lập chủ quyền dân tộc: - Có nền văn hiến riêng Như nước Đại Việt ta từ trước, - Có lãnh thổ riêng Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, - Có phong tục riêng Núi sông bờ cõi đã chia, - Có lịch sử riêng Phong tục Bắc Nam cũng khác, - Có chế độ, chủ quyền riêng Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời Liệt kê , những từ ngữ mang tính chất hiển nhiên ⇒ gây nền độc lập, vốn có cùng hứng cứ hùng hồn giàu s c thuyết c , ứ Cùng Hán, Đường, Tống, phục, giọng điệu đanh thép, lời văn biền ngẫu. Nguyên, mỗi bên xưng đế một => Khẳng định Đại Việt là một quốc gia có độc lập phương, chủ quyền, là một nước tự lực tự cường, có thể vượt Tuy mạnh yếu từng lúc khác mọi thử thách để đi đến độc lập. nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có.
  13. Đọc lại bài Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt, em thấy tác giả quan niệm về tổ quốc và độc lập dân tộc như thế nào? So với Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi, em thấy Nguyễn Trãi có gì tiến bộ, phát triển hơn?
  14. Bài thơ thần "Nam Nam quốc sơn hà Nam đế cư quốc sơn hà", đã nêu ra Tiệt nhiên phận định tại thiên thư những yếu tố cơ bản để xác Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm định chủ quyền dân tộc: có Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. hoàng đế riêng, có lãnh thổ riêng, có "sách trời" (thần linh) bảo hộ, công nhận và có Sông núi nước Nam vua Nam ở đưa ra lời chân lí khẳng định: Rành rành định phận ở sách trời quân xâm lược sẽ thất bại nếu Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm cứ cố tình xâm phạm tới Đại Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời. Cồ Việt.
  15. Bài thơ thần "Nam Bài “Nước Đại Việt ta” quốc sơn hà", đã nêu ra kế thừa hai yếu tố để khẳng những yếu tố cơ bản để xác định chủ quyền dân tộc: có định chủ quyền dân tộc: có hoàng đế và có lãnh thổ riêng hoàng đế riêng, có lãnh thổ biệt; bổ sung thêm: nền văn riêng, có "sách trời" (thần hiến lâu đời, cương vực lãnh linh) bảo hộ, công nhận và có thổ rõ ràng, riêng biệt, có đưa ra lời chân lí khẳng định: phong tục tập quán, lối sống quân xâm lược sẽ thất bại nếu riêng, có lịch sử gắn liền với các cứ cố tình xâm phạm tới Đại triều đại phong kiến đã qua, có Cồ Việt. nhân tài hào kiệt đời nào cũng có.
  16. Hỡi đồng bào cả nước, Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống,quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
  17. 3. Sáu câu cuối: Sức mạnh của nhân nghĩa, độc lập: - Sự thảm bại của kẻ thù và sự oai hùng, Vậy nên: niềm tự hào về những chiến công hiển Lưu Cung tham công nên thất bại, hách của dân tộc ta. Triệu Tiết thích lớn phải tiêu - Liệt kê, dẫn chứng cụ thể, xác thực. vong, Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô, => Lời khẳng định đanh thép về sức Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã, mạnh của chân lí, của chính nghĩa quốc Việc xưa xem xét, gia dân tộc, là lẽ phải không thể chối cãi Chứng cớ còn ghi. được. Tác giả dẫn ra những sự kiện lịch => Đây là bản tuyên ngôn độc lập của dân sử trên nhằm mục đích gì? tộc.
  18. III. Tổng kết: 1. Giá trị nội dung: - Đoạn trích Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn hiến, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử bất kì hành động xâm lước trái đạo lí nào của kẻ thù đều sẽ phải chịu một kết cục thất bại. 2. Giá trị nghệ thuật: - Áng văn chính luận với lập luận chặt chẽ - Chứng cứ hùng hồn giàu sưc thuyết phục - Lời thơ đanh thép thể hiện ý chí của dân tộc - Lời văn biền ngẫu nhịp nhàng
  19. Nguyên lý nhân nghĩa Yên dân Trừ bạo Bảo vệ thái Trừ giặc bình cho dân minh xâm Chân lý về sự tồn tại chủ lược quyền của dân tộc Việt Văn Lãnh Phong Lịch sử Chế độ chủ hiến lâu thổ tục riêng riêng quyền riêng đời riêng Sức mạnh của nhân nghĩa Sức mạnh của độc lập dân tộc
  20. HƯỚNG DẪN HỌC 1. Học thuộc đoạn trích 2. Trình bày được những hiểu biết về tác giả, đoạn trích. 3. Trình bày được nội dung, nghệ thuật đoạn trích. 4. Ôn lại 5 kiểu câu chia theo mục đích nói. 5. Soạn bài: Hành động nói: - Soạn phần câu hỏi trang 62, 63. - Xem trước phần luyện tập