Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết học 23: Trợ từ, thán từ

ppt 17 trang minh70 3120
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết học 23: Trợ từ, thán từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_8_tiet_hoc_23_tro_tu_than_tu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết học 23: Trợ từ, thán từ

  1. TIẾT 23: TRỢ TỪ, THÁN TỪ
  2. Kiểm tra bài cũ 1.Thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ? -Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ được dùng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định. -Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. 2.Xác định các từ ngữ địa phương trong ví dụ sau: Đồng chí mô nhớ nữa, Kể chuyện Bình Trị Thiên, Cho bầy tui nghe ví Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí – Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ, Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri. ( Nhớ – Nguyên Hồng)
  3. I. Trợ từ Nghĩa của các câu dưới đây có gì khác nhau ? 1. Ví dụ : a. Nó ăn hai bát cơm. b. Nó ăn những hai bát cơm. 2. Nhận xét: c. Nó ăn có hai bát cơm. => Những, có : Biểu thị thái độ đánh giá sự việc, sự việc được nói Câu a: Thông báo khách quan( thông tin sự kiện) đến ở từ ngữ đó. Câu b.c: Ngoài thông báo khách quan còn thêm thông tin bộc lộ. ? Các từ những và có trong các câu biểu thị thái độ gì của người nói đối với sự việc được nói đến ? Câu b:Những hàm ý nhiều hơn so với bình thường -> Khen Câu c:Có hàm ý ít so với bình thường -> Chê ? Các từ những và có có công dụng gì trong câu ?
  4. ? Nghĩa của các từ in đậm trong các câu dưới I. Trợ từ đây có công dụng gì ? 1. Ví dụ : d. Chính điều đó làm nó buồn. 2. Nhận xét: e. Ngay tôi cũng không biết sự việc này. Những, có : Biểu thị thái độ đánh Câu d: Chính: Nhấn mạnh sự việc giá sự việc, sự việc được nói đến ở ? Các đượctừ in nói đậm đến những, có, chính, ngay trong ví từ ngữ đó dụ Câuđi kèm e: Ngay với :từ Nhấn ngữ mạnh nào trong đối câu ? => Chính, ngay: Nhấn mạnh sự tượng được nói đến. việc, đối tượng được nói đến. b. Nó ăn những hai bát cơm. c. Nó ăn có hai bát cơm. => Những, có, chính, ngay: Đi d. Chính điều đó làm nó buồn. kèm với một từ ngữ trong câu. e. Ngay tôi cũng không biết sự việc này.
  5. I. Trợ từ ? Qua phân tích em hiểu 1. Ví dụ : thế nào là trợ từ ? 2. Nhận xét: Những, có : Biểu thị thái độ đánh giá sự vật,sự việc được nói đến ở từ ngữ đó Chính, đích: Nhấn mạnh sự vật, sự việc được nói đến. => Những, có, chính, ngay: Đi kèm với một từ ngữ trong câu. Ghi nhớ: Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. VD: Những, có, chính, đích, ngay
  6. Thảo luận nhóm ? Phân biệt từ loại các từ trong các cặp từ màu đỏ sau đây: ( trợ từ) 1.Chính nó đã nói với tôi điều đó . 2. Chị Dậu là nhân vật chính của tác phẩm ‘Tắt Đèn”. ( tính từ ) 3.Nó đưa cho tôi những 10 000 đồng . ( trợ từ ) 4. Nó đưa cho tôi những đồng tiền cuối cùng. ( lượng từ) 5.Em có quyền tự hào về tôi và cả em nữa. ( trợ từ ) 6. Ao sâu nước cả khôn chài cá. ( tính từ ) => Lưu ý: - Có những từ có hình thức âm thanh giống với các trợ từ nhưng không phải là trợ từ (hiện tượng đồng âm khác loại). - Cách phân biệt:Ta phải dựa vào tác dụng của trợ từ trong câu: +Nó đi với từ ,ngữ nào? +Có nhấn mạnh,hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự việc, sự vậtcủa người nói không?
  7. I. Trợ từ II. Thán từ : 1. Ví dụ: Các từ này, a, vâng trong đoạn trích sau đây biểu thị điều gì? a, Này ! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ nằm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ? b, - Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn. - Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. (Ngô Tất Tố-Tắt Đèn) 2. Nhận xét:  - Này: là tiếng thốt ra để gây sự chú ý của người đối thoại ( còn gọi là hô ngữ ) - A: là tiếng thốt ra để biểu thị sự tức giận khi nhận ra một điều gì đó không tốt. * Ngoài ra a còn dùng để biểu thị sự vui mừng, sung sướng như: “A! Mẹ đã về !” - Vâng: là tiếng đáp lại lời người khác biểu thị thái độ lễ phép.
  8. Tiết 23: Trợ từ, thán từ I. Trợ từ II. Thán từ : 1. Ví dụ: 2. Nhận xét: ? Nhận xét về cách dùng các từ này, a, vâng bằng cách lựa chọn câu trả lời đúng nhất. ? Thán từ là gì? Thán từ a) Các từ ấy có thể làm thành một câu độc lập. gồm mấy loại b) Các từ ấy không thể làm thành một câu độc lập. ? c) Các từ ấy không thể làm thành một bộ phận của câu . d) Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu. Ghi nhớ: - Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt. - Thán từ gồm hai loại chính: Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc; thán từ gọi đáp.
  9. Bài tập 1. Trong các câu sau đây, từ nào( trong các từ in đậm) là trợ từ, từ nào không phải là trợ từ ? a) Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này. b) Chị Dậu là nhân vật chính của tác phẩm “Tắt đèn”. c) Ngay tôi cũng không biết đến việc này. d) Anh phải nói ngay điều này cho cô giáo biết. e) Cha tôi là công nhân. g) Cô ấy đẹp ơi là đẹp. h) Tôi nhớ mãi những kỉ niệm thời niên thiếu. i) Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên.
  10. Tiết 23: Trợ từ, thán từ 2) Giải thích nghĩa của các trợ từ in đậm trong các câu sau? a) Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.  Trợ từ lấy có ý nghĩa nhấn mạnh sự việc. b) Hai đứa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết vậy, nên cũng bằng lòng gả. Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc.  nguyên: Chỉ tính tiền thách cưới đã quá nặng.  đến: Nghĩa là quá vô lí.
  11. 3) Chỉ ra các thán từ trong các câu dưới đây a) Đột nhiên lão bảo tôi: - Này ! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ ! à ! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão.  Thán từ : này, à b) Con chó là của cháu nó mua đấy chứ ! Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt ấy ! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm được.  Thán từ: ấy
  12. 4) Các thán từ in đậm trong các câu sau bộc lộ cảm xúc gì ? a) Chuột Cống chùi bộ râu và gọi đám bộ hạ : “Kìa chúng mày đâu, xem thằng nồi đồng hôm nay có gì chén được không?” Lũ chuột bò lên chạn, leo lên bác Nồi Đồng. Năm sáu thằng xúm lại húc mõm vào, cố mãi mới lật được cái vung nồi ra. “Ha ha ! Cơm nguội ! Lại có một bát cá kho ! Cá rô kho khế : vừa dừ vừa thơm. Chít chít, anh em ơi, lại đánh chén đi thôi !”  Thán từ ha ha :Bộc lộ cảm xúc khoái chí. b) Bác Nồi Đồng run như cầy sấy :“ Bùng boong. ái ái ! Lạy các cậu, các ông , ăn thì ăn, nhưng đừng đánh đổ tôi xuống đất. Cái chạn cao thế này, tôi ngã xuống không vỡ cũng bẹp chết mất !”  Thán từ ái ái : Bộc lộ cảm xúc, thái độ đau đớn, van xin.
  13. Trò chơi: Thi ai nhanh hơn 5) Đặt 2 câu với 2 thán từ khác nhau.
  14. Tiết 23: Trợ từ, thán từ 6)Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ gọi dạ bảo vâng • Nghĩa đen: Câu tục ngữ dùng thán từ gọi đáp để bộc lộ sự lễ phép . • Nghĩa bóng: Phê phán những người chỉ biết nghe lời một cách máy móc, thiếu suy nghĩ.
  15. Từ loại Trợ từ Thán từ Nội dung Khái niệm Trợ từ là những từ chuyên Thán từ là những từ dùng đi kèm một từ ngữ trong câu để bộc lộ tình cảm, cảm xúc để nhấn mạnh hoặc biểu thị hoặc dùng để gọi đáp. thái độ đánh giá sự vật, sự Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách . việc . -Thán từ bộc lộ tình cảm, Phân loại cảm xúc; -Thán từ gọi đáp. Ví dụ Chính thầy hiệu trưởng đã Ôi! Bài thơ này hay quá. đến thăn và động viên lớp chúng tôi.
  16. Hướng dẫn về nhà 1. Học thuộc hai phần ghi nhớ. 2. Hoàn chỉnh bài tập. 3. Viết một đoạn văn có sử dụng trợ từ, thán từ. 4. Chuẩn bị bài Tình thái từ. - Đọc trước, trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK
  17. Chào tạm biệt ! 17