Bài giảng Ngữ văn 9 - Bài 13: Làng

ppt 24 trang minh70 3840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Bài 13: Làng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_9_bai_13_lang.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 9 - Bài 13: Làng

  1. 1. Những nét chính về tác phẩm Hoàn cảnh sáng tác: “Làng” được viết và đăng báo trên tạp chí Văn nghệ năm 1948 – giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong thời kì này thì người dân nghe theo chính sách của chính phủ: kêu gọi nhân dân ta tản cư, những người dân ở vùng địch tạm chiếm đi lên vùng chiến khu để chúng ta cùng kháng chiến lâu dài. - Kim Lân kể lại: “Hồi ấy gia đình tôi cũng đi sơ tán. Trên khu ở mới, có tin đồn làng tôi là làng Việt gian. Mọi người đều nhìn những người dân làng với con mắt chế giễu, khinh thường. Tôi yêu ngôi làng của tôi và không tin làng tôi lại có thể đi theo giặc Pháp. Tôi viết truyện ngắn “Làng” như thể để khẳng định niềm tin của mình và minh oan cho làng tôi”.
  2. Thể loại: Truyện ngắn Phương thức biểu đạt: Tự sự+ miêu tả+ biểu cảm Tình huống truyện : Ông Hai, một người dân làng Dầu rất yêu và tự hào về làng, vì chiến tranh mà phải đi tản cư, ông nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc từ chính những người tản cư đi qua.
  3. 2. Phân tích nhân vật ông Hai a. Trước khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc: - Nhớ làng da diết – muốn về làng, muốn tham gia kháng chiến. - Mong nắng cho Tây chết. => Yêu thương, gắn bó với làng quê, tự hào và có trách nhiệm với cuộc kháng chiến của làng. - Ở phòng thông tin, ông nghe được nhiều tin hay -> những tin chiến thắng của quân ta -> Ruột gan ông cứ múa cả lên -> Quan tâm tha thiết, nồng nhiệt đến cuộc kháng chiến. => Ông Hai là người nông dân có tính tình vui vẻ, chất phác, có tấm lòng gắn bó với làng quê và cuộc kháng chiến.
  4. b. Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây. Cổ họng ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Bàng Khi nghe tin Lặng đi tưởng như đến hoàng, làng Chợ Dầu không thở được. sững theo Tây. sờ, Rặn è è, nuốt một cái gì choáng vướng ở cổ. váng. Giọng lạc hẳn đi.
  5. Từ đỉnh cao của niềm vui,niềm tin ông Hai rơi xuống vực thẳm của sự đau đớn, tủi hổ vì cái tin ấy quá bất ngờ. Khi trấn tĩnh lại được phần nào,ông còn cố chưa tin cái tin ấy. Nhưng rồi những người tản cư đã kể rảnh rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên” làm ông không thể không tin. Niềm tự hào về làng thế là sụp đổ,tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Cái mà ông yêu quí nhất nay cũng đã quay lưng lại với ông. Không chỉ xấu hổ trước bà con mà ông cũng tự thấy ông mất đi hạnh phúc của riêng ông,cuộc đời ông cũng như chết mất một lần nữa.
  6. Cười nhạt, nói to Xấu hổ, Cử Tìm cách lảng chuyện chạy trốn chỉ Cúi gằm mặt xuống mà đi. Nằm vật ra giường Về Nước mắt giàn ra, nghĩ đến sự Dày vò, đến hắt hủi đau đớn, nhà nhục “chúng bay ăn miếng cơm nhã. hay miếng gì ” Khi trò chuyện Bực bội, gắt gỏng Đau khổ cố với vợ. vô cớ, trằn trọc kìm nén.
  7. Từ lúc ấy trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm,nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông“cúi gằm mặt mà đi”. Về đến nhà ông nằm vật ra giường rồi tủi thân nhìn lũ con “nước mắt ông lão cứ giàn ra”. Bao nhiêu điều tự hào về quê hương như sụp đổ trong tâm hồn người nông dân rất mực yêu quê hương ấy. Ông cảm thấy như chính ông mang nỗi nhục của một tên bán nước theo giặc, cả các con ông cũng sẽ mang nỗi nhục ấy
  8. Không dám ra khỏi nhà. Những Nghe ngóng tình hình bên Tủi hổ, ngày sau ngoài. lo sợ, đó. Nơm nớp lo sợ, chột dạ. ám ảnh. Suốt mấy ngày ông không dám đi đâu. Ông quanh quẩn ở nhà,nghe ngóng tình hình bên ngoài. “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa,ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam – nhông là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!”
  9. Đấu tranh Lựa chọn dứt nội tâm Về làng >< ở lại khoát: “Làng gay gắt Phải thù”. Tình cảm CM, tình yêu làng, yêu nước hòa quyện trong ông Hai
  10. Phản bội khángchiến Về làng Phải làm nô Tình lệ cho Tây Quyết yêu Băn khoăn day định ở lại nước dứt lựa chọn 2 vì làng con đường: Không ai người bao ta chứa theo Tây trùm thì phải lên tình thù Không ai yêu làng Ở lại nơi tản cư buôn bán với quê. Ai cũng đuổi như đuổi hủi
  11. Ông Hai rơi vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng khi nghĩ tới tương lai. Ông không biết đi đâu, về làng thi không được, vì về làng lúc này là đồng nghĩa với theo Tây,phản bội kháng chiến. Ở lại thì không xong, vì mụ chủ nhà đã đánh tiếng xua đuổi.Còn đi thi biết đi đâu bởi ai người ta chưa chấp dân làng Chợ Dầu phản bội. Ông Hai buộc phải có sự lựa chọn.Quê hương và Tổ quốc,bên nào nặng hơn? Đó không phải là điều đơn giản vì với ông, làng Chợ Dầu đã trở thành một phần của cuộc đời, không dễ gì vứt bỏ; còn cách mạng là cứu cánh của gia đình ông, giúp cho gia đình ông thoát khỏi cuộc đời nô lệ. Cuối cùng, ông đã quyết định: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Như vậy, tình yêu làng dẫu có thiết tha, mãnh liệt đến đâu cũng không thể mãnh liệt hơn tình yêu đất nước. Đó là biểu hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của con người Việt Nam, khi cần họ sẵn sàng gạt bỏ tình cảm riêng tư để hướng tới tình cảm chung của cả cộng đồng.
  12. * Khi trò chuyện với đứa con út. Khẳng định nơi chôn rau Tình yêu sâu Ông cắt rốn của nặng với làng Hai mình: Nhà ta Chợ Dầu, tấm tâm ở làng Chợ lòng thuỷ chung, sự Dầu. son sắt với với kháng chiến, với con Ủng hộ cách mạng. kháng chiến, ủng hộ cụ Hồ Chí Minh
  13. Để ông Hai vợi bớt nỗi đau đớn,dằn vặt trong lòng và yên tâm về quyết định của mình, tác giả đã cho nhân vật trò chuyện với đứa con út (thằng cu Húc), giúp ông bày tỏ tình yêu sâu nặng với làng Chợ Dầu (nhà ta ở làng Chợ Dầu),bày tỏ tấm lòng thủy chung son sắt với kháng chiến, với Cụ Hồ (chết thì chết có bao giờ dám đơn sai). -> Đó là một cuộc trò chuyện đầy xúc động. Nỗi nhớ quê, yêu quê, nỗi đau đớn khi nghe tin quê hương theo giặc cứ chồng chéo đan xen trong lòng ông lão. Nhưng trong ông vẫn cháy lên một niềm tin tưởng sắt đá, tin tưởng vào Cụ Hồ, tin tưởng vào cuộc kháng chiến của dân tộc. Niềm tin ấy đã phần nào giúp ông có thêm nghị lực để vượt qua khó khăn này. Dường như ông Hai đang nói chuyện với chính mình, đang giãi bày với lòng mình và cũng như đang tự nhắc nhở: hãy luôn “Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh”. Tình quê và lòng yêu nước thật sâu nặng và thiêng liêng. Mặc dù đau khổ tột cùng khi nghe tin làng mình theo giặc nhưng tấm lòng thủy chung, son sắt với cuộc kháng chiến thì vẫn không hề thay đổi ở nhân vật Ông Hai và đó cũng là hình ảnh đại diện phản chiếu của tất cả những người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến.
  14. c. Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin được làng cải chính. Ra ngoài tối mới về. Cái mặt buồn thiu -> vui Dáng tươi rạng rỡ hẳn lên. Tâm trạng vui vẻ Mồm bỏm bẻm nhai trầu. mừng, phấn khởi. Cặp mắt hung hung đỏ hấp háy. Lật đật múa tay Cử chỉ, Sung sướng, hành Lại nói chuyện làng hạnh phúc tột độ. động, lời nói Khoe Tây đốt nhà
  15. Sự đau khổ của ông Hai trong những ngày qua nhiều bao nhiêu thì niềm phấn khởi và hạnh phúc của ông lúc này càng lớn bấy nhiêu.Ông “bô bô” khoe với mọi người về cái tin làng ông bị “đốt nhẵn”, nhà ông bị “đốt nhẵn”. Nội dung lời “khoe” của ông có vẻ vô lí bởi không ai có thể vui mừng trước cảnh làng, nhà của mình bị giặc tàn phá. Nhưng trong tình huống này thì điều vô lí ấy lại rất dễ hiểu: Sự mất mát về vật chất ấy chẳng thấm vào đâu so với niềm vui tinh thần mà ông đang được đón nhận. Nhà văn Kim Lân đã tỏ ra rất sắc sảo trong việc nắm bắt và miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật.
  16. Bàng hoàng, sững sờ. Tình yêu làng tha Sợ hãi, lảng tránh, thiết , nhục nhã, lo sợ, cháy Tình yêu căm giận . bỏng. làng gắn với lòng Diễn biến yêu nước tâm trạng tâm trạng Bế tắc, tuyệt vọng và tinh ông Hai thần kháng chiến. Đấu tranh nội tâm Đó là sự gay gắt giác ngộ CM của người nông dân. Vui sướng, hạnh phúc. => Diễn biến tâm trạng hợp lí, chân thực, cảm động. => Ông Hai yêu làng, yêu nước, có tinh thần kháng chiến.
  17. 3Tổng kết 1. Nghệ thuật - Xây dựng theo cốt - Miêu tả tâm lí nhân vật sâu - Ngôn ngữ truyện tâm lí, tình sắc, tinh tế. nhân vật huống truyện căng sinh động, - Cách trần thuật linh hoạt thẳng để thử thách giàu tính tự nhiên. nhân vật. khẩu ngữ. Ngôn ngữ đối thoại, 2. Nội dung độc thoại Phản ánh tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của của những người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động qua nhân vật ông Hai.
  18. IV. LUYỆN TẬP: ? Tại sao nhan đề tác phẩm lại là “Làng” mà không phải là “Làng Chợ Dầu”. Hãy giải thích nhan đề tác phẩm?
  19. Từ khóa 1 ?T Ả? N? C? Ư? 2 C? Ả? ?I C? H? ?Í N? H? 3 Đ? ƠỢ? N? S? A? ?I 4 B? ?Ì N? H? D? Â? N? 5 G? ?I AẦ? ?L Â? M? 6 C? U? N? G? C? Ú? C? Làng thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, có tên chữ là 4. Phong trào dạy chữ quốc ngữ, thanh toán nạn mù chữ 5Phù. Huyện3.Lưu Không ởcòn phía giữđựợc nam đúnggọi tỉnh lànhư làngBắc lời, gì Ninhthiếu? Hãy nay trungtìm thuộcô thực, chữ Hà hàng Nội? 1.Tạm2.6 .Dángrời Sửa nơi lại,sauđi cư cắm cáchnói trú cúi,cho mạng?đến nhanhđúng vùng sự ,vội? thật?khác ? dọcthaycó lòngtên gọiđổitrên dạ??
  20. 58HÕt5960364230292827262524232221201918171615141312111054433375051533841554598765325749152313940323435434446474856 giê - Là học sinh chúng ta cần phải làm gì để thể hiện tình yêu quê hương, đất nước? - Mỗi nhóm hãy viết ý kiến của nhóm mình lên cánh hoa, sau đó lên bảng trình bày.
  21. - Với bài này: Ôn lại toàn bộ nội dung, kiến thức đã học. - Tóm tắt tác phẩm. Trình bày được nội dung tác phẩm bằng sơ đồ tư duy. - Vẽ bức tranh minh họa cho nội dung ông Hai đang trò chuyện với đứa con út. - Sưu tầm thêm những tác phẩm văn học viết về tình yêu quê hương đất nước. - Bài học sau: Soạn và tóm tắt văn bản “Lặng lẽ Sa Pa”. Mỗi tổ sưu tầm hai bức tranh về Sa Pa. - Trình bày những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật anh Thanh niên bằng sơ đồ tư duy (mỗi tổ một sơ đồ). - Tìm hiểu lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam trong thời kì CNH – HĐH đất nước hiện nay.
  22. Chóc c¸c em ch¨m ngoan, häc giái