Bài giảng Ngữ văn 9 - Bài học: Truyện Kiều của Nguyễn Du

ppt 35 trang minh70 6750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Bài học: Truyện Kiều của Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_9_bai_hoc_truyen_kieu_cua_nguyen_du.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 9 - Bài học: Truyện Kiều của Nguyễn Du

  1. «TRUYỆN KIỀU» CỦA NGUYỄN DU
  2. 1/ Cuộc đời: -Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. - Sinh trưởng trong gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan, giỏi văn chương. -ND mồ côi cha năm 9 tuổi, mồ côi mẹ năm 12 tuổi - ND sống trong thời đại có nhiều biến động dữ dội cuối TK XVIII đầu TK XIX. -ND sống phiêu bạt nhiều nơi, sau ra làm quan bất đắc dĩ cho Nguyễn Ánh, ông mất tại Huế (1820).
  3. ? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sáng tác của Nguyễn Du, nhất là «Truyện Kiều»? -Gia đình: có truyền thống văn học đã nuôi dưỡng tài năng văn chương cho Nguyễn Du. -Thời đại: xã hội khủng hoảng làm cho người dân khổ sở. Đặc biệt là người phụ nữ. «Truyện Kiều» chính là tiếng khóc mà Nguyễn Du dành cho phụ nữ. -Cuộc đời: Nguyễn Du đi nhiều, tiếp xúc nhiều, lại được mở rộng tầm văn hóa khi sang Trung Quốc. Bản thân Nguyễn Du vừa am hiểu văn hóa dân tộc, vừa hiểu biết văn chương Trung Quốc. Điều đó thể hiện trong «Truyện Kiều» với hai yếu tố «bình dân» và «bác học».
  4. 1/ Cuộc đời: 2/ Con người: -Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là -ND là người có kiến thức Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê ở sâu rộng , am hiểu văn Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. hóa dân tộc và văn - Sinh trưởng trong gia đình đại chương Trung Quốc quý tộc nhiều đời làm quan, giỏi văn chương. - Có vốn sống phong phú, thông cảm sâu sắc với đau -ND mồ côi cha năm 9 tuổi, mồ côi mẹ năm 12 tuổi khổ của nhân dân. - ND sống trong thời đại có nhiều => ND là một thiên tài biến động dữ dội cuối TK XVIII văn học, một nhà nhân đầu TK XIX. đạo chủ nghĩa lớn. -ND sống phiêu bạt nhiều nơi, sau ra làm quan bất đắc dĩ cho Nguyễn Ánh, ông mất tại Huế (1820).
  5. 3. Sự nghiệp văn học: Các tác phẩm được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. - Chữ Hán: ba tập thơ (Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục) với tổng số 243 bài. - Chữ Nôm: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn. Trong đó, xuất sắc nhất là «Truyện Kiều» Đóng góp to lớn cho kho tàng văn học dân tộc, nhất là ở thể loại truyện thơ.
  6. II. «Truyện Kiều» (Đoạn trường tân thanh) 1. Nguồn gốc: Nguyễn Du mượn cốt truyện «Kim Vân Kiều truyện» của Thanh Tâm Tài Nhân. Tuy nhiên, ông đã có nhiều sáng tạo làm nên một «Truyện Kiều» rất Việt Nam. Kim Vân Kiều truyện Truyện Kiều - Tiểu thuyết chương hồi - Truyện thơ lục bát - Chữ Hán - Chữ Nôm - Mối tình của: Kim Trọng, - Số phận cuả Thúy Kiều – Thúy Vân, Thúy Kiều. người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. «Đoạn trường tân thanh» nghĩa là tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột.
  7. II. «Truyện Kiều» (Đoạn trường tân thanh) 1.Nguồn gốc: «Truyện Kiều» có dựa vào cốt truyện từ cuốn «Kim Vân Kiều truyện» của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc), nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn. 2. Tóm tắt tác phẩm: Tóm tắt Truyện Kiều bằng tranh ảnh
  8. Truyện kể về nhân vật Thúy Kiều – người con gái tài sắc vẹn toàn, sống êm đềm hạnh phúc trong gia đình họ Vương.
  9. Sau buổi du xuân cùng hai em là Thúy Vân và Vương Quan, Kiều gặp gỡ và có mối tình đẹp với Kim Trọng
  10. Gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu oan
  11. Vì gia biến, nàng bán mình cho Mã Giám Sinh sau khi đã trao duyên cho Thúy Vân.
  12. Nàng bị Tú Bà, Sở Khanh lừa làm gái lầu xanh.
  13. Nàng bị Tú Bà, Sở Khanh lừa làm gái lầu xanh.
  14. Nàng bị Tú Bà, Sở Khanh lừa làm gái lầu xanh.
  15. Sau đó, nàng được Thúc Sinh chuộc thân.
  16. Bị Hoạn Thư ghen tuông nên Kiều rơi vào lầu xanh lần thứ hai.
  17. Tại đây, Kiều gặp Từ Hải
  18. Tưởng được sống hạnh phúc nhưng lại bị Hồ Tôn Hiến lừa. Từ Hải chết, Kiều tự tử nhưng được cứu sống.
  19. Kim Trọng tìm thấy Kiều, nàng đoàn tụ với gia đình nhưng chỉ xem Kim Trọng là bạn bè.
  20. II. «Truyện Kiều» (Đoạn trường tân thanh) 2. Tóm tắt tác phẩm: Tác phẩm gồm có ba phần: - Phần 1: Gặp gỡ và đính ước. - Phần 2: Gia biến và lưu lạc. - Phần 3: Đoàn tụ.
  21. II. «Truyện Kiều» (Đoạn trường tân thanh) 3. Gía trị nội dung và nghệ thuật a. Nội dung: • Gía trị hiện thực: Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội phong kiến bất công tàn bạo. • Giá trị nhân đạo: Truyện Kiều là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người,khẳng định và đề cao tài năng nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người. b. Giá trị nghệ thuật: - Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ. - Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc từ nghệ thuật dẫn chuyện đến miêu tả thiên nhiên con người.
  22. II. «Truyện Kiều» (Đoạn trường tân thanh) 3. Gía trị nội dung và nghệ thuật b. Nghệ thuật: Có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên, khắc họa hình tượng nhân vật.