Bài giảng Ngữ văn 9 - Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

pptx 17 trang minh70 3990
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_9_cach_lam_bai_nghi_luan_ve_mot_van_de_tu.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 9 - Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

  1. TRƯỜNG THCS TRƯƠNG GIA MÔ NGỮ VĂN 9 GV thực hiện: NGUYỄN THỊ PHƯỢNG HẰNG
  2. I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: Đọc các đề sau: Đề 1: Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”. Đề 2: Đạo lí uống nước nhớ nguồn. Đề 3: Bàn về tranh giành và nhường nhịn. Đề 4: Đức tính khiêm nhường. Đề 5: Có chí thì nên. Đề 6 :Đức tính trung thực. Đề 7: Tinh thần tự học. Đề 8: Hút thuốc lá có hại. Đề 9: Lòng biết ơn thầy, cô giáo. Đề 10: Suy nghĩ từ câu ca dao. “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”
  3. 1.Hãy so sánh các đề bài trên để chỉ ra điểm giống và khác nhau. 2.Từ những điểm giống nhau và khác nhau đó các em hãy cho biết đề văn nghị luận thường có mấy dạng ? Cho ví dụ một vài đề bài tương tự.
  4. I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: Đọc các đề sau: Đề 1: Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”. Đề 2: Đạo lí uống nước nhớ nguồn. Đề 3: Bàn về tranh giành và nhường nhịn. Đề 4: Đức tính khiêm nhường. Đề 5: Có chí thì nên. Đề 6 :Đức tính trung thực. Đề 7: Tinh thần tự học. Đề 8: Hút thuốc lá có hại. Đề 9: Lòng biết ơn thầy, cô giáo. Đề 10: Suy nghĩ từ câu ca dao. “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”
  5. 1/So sánh : *Giống nhau: nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí. *Khác nhau: Dạng 1: đề 1,3,10: có mệnh lệnh (suy nghĩ, bàn về) Dạng 2: đề 2,4,5,6,7,8,9: không có mệnh lệnh. 2/ Đề tương tự: - Suy nghĩ của em về lòng nhân ái. - “Có công mài sắt có ngày nên kim” - Bàn về chữ hiếu.
  6. II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” 1/ Tìm hiểu đề và tìm ý: a/ Tìm hiểu đề: *Cần lưu ý: - Xác định đúng tính chất. -Xác định nội dung: nghị luận về lòng biết ơn. -Chú ý: từ “suy nghĩ” b/ Tìm ý: Đọc và trả lời câu hỏi để có ý cho bài văn: *Gợi ý: - Câu tục ngữ có nghĩa đen, nghĩa bóng như thế nào? - Câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí gì của người Việt Nam? - Ngày nay đạo lí ấy có ý nghĩa như thế nào?
  7. 2/Lập dàn bài: A.Mở bài: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận - Có nhiều cách mở bài: + Từ chung ➔ riêng + Từ thực tế ➔ đạo lí + Đưa ra câu tục ngữ có cùng quan điểm hoặc trái ngược với quan điểm cuả vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn.
  8. B. Thân bài: 1/Giải thích nội dung câu tục ngữ (Nghĩa đen, nghĩa bóng). 2/Đánh giá nội dung câu tục ngữ: a/ Khẳng định hoàn toàn đúng b/ Xác lập luận điểm: - Tại sao phải có lòng biết ơn? + Vì đó là đạo lí làm người. + Truyền thống tốt đẹp cuả người Việt ta. + Cơ sở để xây dựng và phát triển xã hội. + Nguyên tắc đối nhân xử thế. (Lí lẽ và dẫn chứng cụ thể) - Phê phán: Kẻ vong ân bội nghĩa, “Ăn cháo đá bát”
  9. C. Kết bài: - Khẳng định truyền thống tốt đẹp. - Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với hôm nay. ➔ Sống và làm việc theo đạo lí. 3. Viết bài 4. Đọc lại bài viết và sửa chữa Ghi nhớ (Sgk/54)
  10. ❖ Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí, ngoài các yêu cầu chung đối với mọi bài văn, cần chú vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp ❖ Dàn bài chung: - Mở bài: giới thiệu vấn đề tư tưởng đạo lí cần bàn luận - Thân bài: +Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tương đạo lí. +Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung - Kết bài: kết luận tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động. ❖Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá và đưa ra được ý kiến của người viết.
  11. * Dàn bài chung của bài văn nghị * Dàn bài chung của bài văn nghị luận về hiện tượng, đời sống, luận về tư tưởng, đạo lí: xã hội: -Mở bài: Giới thiệu chung về sự -Mở bài: Giới thiệu chung về tư việc, hiện tượng tưởng đạo lí Đánh giá chung về ý nghĩa của Đánh giá chung về ý hiện tượng. nghĩa của tư tưởng, đạo lí. - Thân bài: - Thân bài: + Liên hệ thực tế để phân tích + Giải thích nghĩa của tư tưởng, biểu hiện đạo lí. + Nêu đánh giá, nhận định , + Nêu đánh giá, nhận định gắn phân tích nguyên nhân với hoàn cảnh chung và riêng +Những kiến nghị, giải pháp + Lấy dẫn chứng từ thực tế để - Kết bài: làm rõ vấn đề + Khẳng định và phủ định vấn - Kết bài: đề. + Nhận định, tổng hợp vấn đề rút + Rút ra bài học . ra cái nhìn mới, lời khuyên
  12. III. Luyện tập: Hãy lập dàn bài cho đề sau : “Tinh thần tự học” *Gợi ý: -Đọc kĩ đề và tìm ý. -Giải thích rõ thế nào là tự học và cần có tinh thần tự học như thế nào?
  13. Dàn bài: “Tinh thần tự học” 1/ MB: Giới thiệu tinh thần tự học 2/ TB: a- Giải thích: - Học là gì? Là hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của một chủ thể học tập nào đó. Có thể diễn ra dưới 2 hình thức: + Học dưới sự hướng dẫn của thầy cô. + Tự học: (không giới hạn về thời gian, )
  14. - Tinh thần tự học là gì? + Là có ý thức tự học + Là có ý thức vượt qua mọi khó khăn, + Là có phương pháp tự học phù hợp với trình độ của bản thân + Là luôn khiêm tốn học hỏi ở bạn bè và người khác. b. Dẫn chứng: _ Các tấm gương trong sách báo. _ Các tấm gương bạn bè chung quanh 3) Kết bài: Khẳng định vai trò của tự học và tinh thần tự học trong việc phát triển và hoàn thiện nhân cách của con người.
  15. Ý nào sau đây không phù hợp với đề bài “Bàn về câu nói có chí thì nên”? A. Chí là chí hướng, quyết tâm sức mạnh tinh thần của con người. B. Người có chí là người biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh. C. Người có chí luôn là người gặp may mắn trong cuộc sống. D. Người học sinh cần rèn chí trong học tập và trong cuộc sống.
  16. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC -Viết đoạn văn về : “Tinh thần tự học”. -Soạn “Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông -ten” Chúc các em học tốt ! Nhóm GVBM Khối 9: NGUYỄN THỊ THU VÂN NGUYỄN THỊ LAN LÊ THỊ DIỄM NGUYỄN THỊ PHƯỢNG HẰNG CAO THỊ BÍCH HẠNH NGUYỄN PHƯƠNG THÁI