Bài giảng Ngữ văn 9 - Lặng lẽ Sa Pa

ppt 9 trang minh70 4980
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Lặng lẽ Sa Pa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_9_lang_le_sa_pa.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 9 - Lặng lẽ Sa Pa

  1. Nguyễn Thành Long Phạm Thị Thúy Nhài 1
  2. I. Đọc – Tìm hiểu chung Tác giả/ Sgk 188 -Nguyễn Thành Long (1925- 1991) - Quê ở Duy Xuyên - Quảng Nam - Ông viết văn từ thời kháng chiến chống Pháp, là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí - Ông thường viết về công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc những năm 60- 70 thế kỉ XX. - Truyện ngắn của Nguyễn Thành Long nhẹ nhàng ,tình cảm , thường pha chất kí và giàu chất thơ. - Văn ông thường ánh lên vẻ đẹp của con người nên có khả năng thanh lọc làm trong sáng tâm hồn khiến chúng ta thêm yêu cuộc sống. Ngoài viết văn ông còn viết báo và dịch một số tác phẩm nước ngoài. - Các tác phẩm chính của ông: Bát cơm cụ Hồ- bút kí 1952, Những tiếng vỗ cánh - Truyện 1967 , Giữa trong xanh - tập truyện 1972 ; Nửa đêm về sáng - Truyện (1978)
  3. T¸c phÈm: Lặng lẽ Sa Pa ®îc viÕt vào n¨m 1970, là kết qủa của chuyến thăm Lào Cai. Tác phẩm in trong tËp “ Giữa trong xanh - 1972”. 4. Bố cục: PI:Từ đầu -> Kìa anh ta kia: Sự xuất hiện của anh thanh niên qua lời kể của bác lái xe. PII: Tiếp -> Không có vật gì như thế: Cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa anh thanh niên, ông họa sĩ & cô kỹ sư. PIII:Còn lại: Cuộc chia tay giữa ba nhân vật. * Tóm tắt tác phẩm
  4. - Tóm tắt truyên ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” Trên chuyến xe khách từ Lào Cai đi Lai Châu, bác lái xe trò chuyện với ông hoạ sĩ và cô kĩ sư mới ra trường. Chiếc xe dừng lại lấy nước và nghỉ ngơi, bác lái xe giới thiệu với cô kĩ sư và ông hoạ sĩ về một người “Cô độc nhất thế gian”, đó là anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Xúc động trước vẻ đẹp tâm hồn của anh, ông hoạ sĩ đã phác hoạ bức chân dung anh thanh niên. Sau cuộc trò chuyện âý, cô kĩ sư càng thấy vững tin hơn vào quyết định lên nhận công tác ở miền núi của mình. Họ chia tay trong niềm xao xuyến, bâng khuâng với lời hẹn của ông hoạ sĩ nhất định sẽ trở lại Sa Pa . 4
  5. ? Hãy nêu cốt truyện và tình huống truyện của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa ? - Cốt truyện đơn giản với một tình huống độc đáo: cuộc gặp gỡ tình cờ giữa anh thanh niên với cô kĩ sư và ông họa sĩ. - Cuộc gặp gỡ tình cờ thuận lợi cho việc giới thiệu nhân vật chính là anh thanh niên được hiện ra qua cái nhìn và ấn tượng của các nhân vật khác. ? Tác phẩm này theo lời tác giả là “một bức chân dung”. Đó là bức chân dung của ai, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào? Tác phẩm này theo lời tác giả là “một bức chân dung”. Đó là chân dung của anh thanh niên – con người lao động. Hiện ra qua cái nhìn của bác lái xe, ông họa sĩ và cô kĩ sư trẻ.
  6. I. Đọc – Tìm hiểu chung II. Đọc - Hiểu văn bản *. Cảnh sắc thiên nhiên ở Sa Pa: - Cảnh trước mặt hiện lên đẹp một cách kì lạ. - Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. - Những cây thông chỉ cao qúa đầu, rung tít trong nắng - Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe - Nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn ->Cảnh đẹp và đầy thơ mộng. Sa Pa hiện lên như một bức tranh trong trẻo, sáng sủa và đầy chất thơ. *. Những con người nơi Sa Pa a. Nhân vật anh thanh niên
  7. * Tính cách và phẩm chất: * Hoàn cảnh sống: Anh thanh niên - 27 tuổi, sống một mình trên đỉnh được bác lái xe giới Yên Sơn cao 2600m thiệu như thế nào? - Bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù. => Cô đơn, vắng vẻ và rất “ thèm người” Là mẫu người lao động trong * Công việc: - Nghề nghiệp: Thủy văn kiêm vật lí địa cầu. Nghề nghiệp và - Công việc chính: Đo gió, đo mưa, đo công việc chính nắng của anh thanh Phục vụ chiến đấu và sản xuất. niên là gì? -Yêu cầu: Tỉ mỉ chính xác, trách nhiệm cao. => Lòng yêu nghề, ý thức được công việc mình đang làm có ích cho mọi người.
  8. b. Các nhân vật phụ * Nhân vật ông họa sĩ Nhân vật ông họa những ai nữa trong thế -Là nhân vật phụ quan trọng, là người tác giả hóa thân vào giới những con người Yêu đời, say mê với sáng tạo nghệ thuật, luôn trăn trở với nghệ thuật. • Nhân vật cô kĩ sư được tác giả nhắc tới Ông họa sĩ hiện => Hiểu và tin vào con đường đã lựa chọn, nhạy cảm. lên với những Đặc điểm nào? * Nhân vật bác lái xe : => Yêu công việc, cởi mở, niềm nở, có trách nhiệm với công việc * Nhân vật ông kĩ sư vườn rau Sa Pa; anh cán bộ nghiên cứu sét =>Miệt mài lao động khoa học lặng một thế giới những con người lao những nhân vật phụ này của tác giả? lẽ. động miệt mài, lặng •Cô gái: Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên đã lẽ mà khẩn trương vì Nêu tác dụng của những nhân vật này? khiến cô bàng hoàng, hiểu thêm về cuộc sống dũng đất nước. cảm tuyệt đẹp của anh, về thế giới những con người như anh, về con đường cô đã lựa chọn và đang đi tới.
  9. III. TỔNG KẾT: 1. Nghệ thuật: - Xây dựng được những tình huống hợp lý. - Cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận. 2. Nội dung - Truyện đã khắc họa thành công những con người lao động bình thường, tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên trong truyện. - Khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.