Bài giảng Ngữ văn 9 - Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)

pptx 10 trang minh70 7210
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_9_lang_le_sa_pa_nguyen_thanh_long.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 9 - Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)

  1. Nguồn : Kenh14.vn
  2. Đoạn trích: Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) A. Đôi nét về tác giả - Nguyễn Thành Long (1925-1991) còn có một số bút danh khác như Lưu Quỳnh, Phan Minh Thảo - Quê quán: sinh ra tại huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam, - Sự nghiệp sáng tác: + Năm 1943 ông viết báo cho Thanh Nghị + Sau cách mạng tháng Tám ông tham gia hoạt động văn nghệ trong những năm kháng chiến chống Pháp và bắt đầu viết văn + Sau 1954, Nguyễn Thành Long chuyển về sáng tác và biên tập ở các báo chí, nhà xuất bản + Năm 2008, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Lao đông hạng Nhì + Các tác phẩm tiêu biểu: “Bát cơm Cụ Hồ”, “Giữa trong xanh”, “Gió bấc gió nồm” - Phong cách sáng tác: Ông là một cây bút chuyên viết về truyện ngắn và kí. Đặc sắc trong truyện ngắn của ông là luôn tạo ra những hình tượng đẹp đẽ, ngôn ngữ rất giàu chất thơ trong trẻo và nhẹ nhàng.
  3. Đoạn trích: Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) B. Đôi nét về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa 1. Hoàn cảnh sáng tác Lặng lẽ Sa Pa được viết năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả Nguyễn Thành Long, in trong tập “Giữa trong xanh”. 2. Tóm tắt Truyện kể về cuộc gặp gỡ tình cờ của anh thanh niên, ông họa sĩ, cô kĩ sư và bác lái xe tại trạm khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn, trong vòng chưa đầy nửa tiếng. Ông họa sĩ và cô kĩ sư lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên . Anh bộc bạch về công việc và cuộc sống của mình. Họa sĩ đã kịp ghi lại kí họa chân dung về anh. Anh đã làm cô kĩ sư và ông họa sĩ sống dậy những khát vọng cống hiến. Họ đã chia tay trong tình cảm lưu luyến, xúc động. 3. Giá trị nội dung Truyện ngắn khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động thầm lặng công hiến cho đời mà tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi cao. Qua đó ngợi ca vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng nhưng quan trọng vô cùng. 4. Giá trị nghệ thuật Tác phẩm thành công trong việc xây dựng tình hương, miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn tạo tính khách quan, kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và trữ tình.
  4. Đoạn trích: Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) C. Dàn ý phân tích Lặng lẽ Sa Pa I. Mở bài - Dẫn dắt từ khát vọng cống hiến của người trẻ hiện nay - Giới thiệu sang tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long: Một tác phẩm sáng tác năm 1970 chứa đựng những giá trị sâu sắc về sự cống hiến thầm lặng trước cuộc đời thông qua vẻ đẹp của các nhân vật trong tác phẩm
  5. Đoạn trích: Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) C. Dàn ý phân tích Lặng lẽ Sa Pa I. Mở bài II. Thân bài 1. Nhân vật anh thanh niên a. Giới thiệu về nhân vật và hoàn cảnh sống - Xuất hiện trong lời giới thiệu của ông lại xe: đó là một trong những người cô độc nhất thế gian, thèm người. - Hai mươi bảy tuổi, tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ. - Sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù. ⇒ Nghệ thuật miêu tả gián tiếp, trực tiếp được sử dụng để khắc họa oàn cảnh sống thật đặc biệt: cô đơn, vắng vẻ của anh thanh niên - Nơi ở và cách sống, cách sinh hoạt: + Nơi ở: sạch sẽ với chiếc giường con, một bàn học, một giá sách. + Cách sống, cách sinh hoạt: Trồng hoa, nuôi gà, tự học, đọc sách. ⇒ Nghệ thuật liệt kê, miêu tả nhằm khắc họa nơi ở giản dị nhưng ngăn nắp, gọn gàng cùng cách sống rất đẹp của anh thanh niên
  6. Đoạn trích: Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) C. Dàn ý phân tích Lặng lẽ Sa Pa I. Mở bài II. Thân bài 1. Nhân vật anh thanh niên 2. Những nhân vật khác b. Nhân vật cô kĩ sư a. Nhân vật ông hoạ sĩ già - Cảm xúc của cô kĩ sư khi tiếp xúc với - Cảm xúc của người họa sĩ già trước anh thanh niên anh thanh niên : + Xúc động mạnh. + Trước một người giáu lí tưởng như anh thanh niên, cô kĩ sư thấy bàng + Bối rối. hoàng và sự hàm ơn khó tả, khi nhận lại + Cảm thấy người con trai làm ông nhọc quá chiếc khăn tay, cô đỏ bừng mặt + Ông muốn vẽ anh thanh niên + Sau cuộc gặp gỡ ngắn ngủi ấy, cô - Những điều ông nhận ra sau khi tiếp xúc cới anh thanh niên càng tin vào quyết định của mình ⇒ Cô kĩ sư hiện lên là một người + Nghệ thuật, hội hoạ bất lực trong hành trình cuộc đời. trẻ trung, kín đáo, giàu khao khát, lí + Vẽ là công việc khó nhọc, gian nan. tưởng. ⇒ Ông họa sĩ hiện lên là con người yêu mến, quý trọng những người lao động
  7. Đoạn trích: Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) C. Dàn ý phân tích Lặng lẽ Sa Pa I. Mở bài II. Thân bài III. Kết bài - Khái quát những nét chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm - Suy nghĩ bản thân về sự cống hiến của con người trước cuộc đời
  8. KIỂM TRA 15 PHÚT 1,Nội dung của câu văn sau là gì? Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Chọn câu trả lời đúng: A. Giới thiệu hoàn cảnh sống của anh thanh niên B. Giới thiệu cách sống của anh thanh niên C. Giới thiệu công việc của anh thanh niên D. Giới thiệu đặc điểm khí hậu, thời tiết của Sa Pa 2,Cốt truyện của “Lặng lẽ Sa Pa” là gì? Chọn câu trả lời đúng: A. Cuộc nói chuyện đầy thú vị giữa người lái xe lên Sa Pa với cô kĩ sư và ông họa sĩ già. B. Anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa tự kể về cuộc đời của mình. C. Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa. D. Cuộc gặp gỡ giữa những người đang sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa nhưng trước đó chưa bao giờ biết về nhau. 3,Qua lời kể của anh thanh niên về công việc của mình, em thấy công việc đó đòi hỏi người làm việc phải như thế nào? Chọn câu trả lời đúng: A. Có tinh thần trách nhiệm cao B. Tỉ mỉ, chính xác C. Cả A và B đều sai. D. Cả A và B đều đúng.
  9. KIỂM TRA 15 PHÚT 4,Các câu văn sau được viết theo phương thức nào? Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe. Chọn câu trả lời đúng: A. Biểu cảm B. Nghị luận C. Tự sự D. Miêu tả 5,Nhân vật anh thanh niên chủ yếu được tác giả miêu tả bằng cách nào? Chọn câu trả lời đúng: A. Được tác giả miêu tả trực tiếp B. Hiện ra qua sự nhìn nhận, đánh giá của các nhân vật khác C. Tự giới thiệu về mình D. Được giới thiệu qua lời kể của ông họa sĩ già