Bài giảng Ngữ văn 9 - Những ngôi sao xa xôi

ppt 13 trang minh70 5670
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Những ngôi sao xa xôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_9_nhung_ngoi_sao_xa_xoi.ppt
  • docHuong dan soan bai.doc
  • mp4Những thanh niên xung phong.mp4
  • mpgPhim.mpg
  • docV.doc

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 9 - Những ngôi sao xa xôi

  1. Kiểm tra bài cũ: Nêu những phẩm chất chung của ba nhân vật nữ thanh niên?
  2. ? Bên cạnh những nét chung của ba cô gái thanh niên xung phong còn có những nét riêng, em hãy tìm những nét riêng ở mỗi nhân vật? ( Thực hiện dự án điền phiếu) Nhân vật Cảm nhận những nét đẹp riêng cơ bản nhất 1. Thao * Đặc điểm( nét đẹp, tính nết): * Sở thích (hoặc trái với sở thích): * Công việc: 2. Nho 3. Phương Định
  3. Hãy phân tích tâm trạng của nhân vật Phương Định trong một lần phá bom ?(trong đoạn văn)? [ ] Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đường hoàng mà bước tới. [ ] Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng. Hồi còi thứ hai của chị Thao. Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom [ ] Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.
  4. Những câu văn sau: “ Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành” cho thấy Phương Định là người thế nào đối với công việc? Phương Định (ảnh minh họa)
  5. Tâm trạng của Phương Định được thể hiện như thế nào qua cơn mưa đá? “ Mưa đá! Cha mẹ ơi! Mưa đá ! Tôi chạy vào, bỏ trên bàn tay đang xòe của Nho mấy viên đá nhỏ. Lại chạy ra vui thích cuống cuồng Những niềm vui con trẻ của tôi nở tung ra, say sưa, tràn đầy Chị Thao đang lúi húi hốt cái gì dưới đất. Chắc là đá. Còn Nho thì ngổm dạy, môi hé mở: Phương Định (ảnh minh họa) Nào, mày cho tao mấy viên nữa?”
  6. Có ý kiến cho rằng: “ Xây dựng thành công ba nhân vật trên, tác giả am hiểu về tâm lí nhân vật? Đặc biệt là tâm lí giới nữ ?” Ý kiến của em thế nào? ( Thảo luận theo bàn 2 phút)
  7. Tổng kết: ? Nêu nội dung và nghệ thuật chính của văn bản? * Nội dung: - Tâm hồn trong sáng, lạc quan, dũng cảm của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. * Nghệ thuật: - Người kể là nhân vật chính. - Ngôn ngữ trẻ trung, sinh động, cách kể chuyện tự nhiên. - Thành công nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
  8. Suy nghĩ của em về những thanh niên xung phong thời chống Mĩ ? Bài học cuộc sống cho em rút ra từ văn bản đã học, từ phim tư liệu vừa xem?
  9. Luyện tập 1.Vì sao tác giả đặt tên truyện “ Những ngôi sao xa xôi”? (Thảo luận theo bàn 2 phút)
  10. 2. Tìm đọc và ghi lại một số bài thơ, đoạn thơ hay viết về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ nước ( Ví dụ thơ Nguyễn Duy, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Lâm Thị Mĩ Dạ ) “ Cạnh giếng nước có bom từ trường “ Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước Em không rửa ngủ ngày chân lấm Mà lòng phơi phới dậy tương lai” Ngày em phá nhiều bom nổ chậm ( Tố Hữu) Đêm nắm mơ nói mơ vang nhà” ( Gửi em – Cô thanh niên xung phong – Phạm Tiến Duật) “ Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em Mưa đọng lại một khoảnh trời nho nhỏ Em nằm dưới đất sâu “ Nếu được làm hạt giống để mùa sau Như khoảng trời nằm yên trong lòng đất Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng Vui gì hơn làm người lính đi đầu Có phải thịt da em mềm mại trắng trong Trong đêm tối tim ta là ngọn lửa" Đã hóa thành những làn mây trắng” ( Tố Hữu) ( Lâm Thị Mỹ Dạ)
  11. “ Có lẽ nào anh lại mê em Một cô gái chưa nhìn rõ mặt Đại đội thanh niên đi lấp hố bom Áo em hình như trắng nhất Bụi mù trời mùa hanh Nước trắng khe mùa lũ Đêm rộng dài là đêm không ngủ Em vẫn đi, đường vẫn liền đường” (Phạm Tiến Duật – Gửi em, cô TNXP)