Bài giảng Ngữ văn 9 - Ôn tập bài Viếng Lăng Bác

pptx 15 trang minh70 5030
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Ôn tập bài Viếng Lăng Bác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_9_on_tap_bai_vieng_lang_bac.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 9 - Ôn tập bài Viếng Lăng Bác

  1. ÔN TẬP BÀI VIẾNG LĂNG BÁC ĐỀ 1: 1. chép chính xác khổ thơ đầu và cho biết năm sáng tác, hoàn cảnh sáng tác có gì đặc biệt 2. Hình ảnh “Tre” còn được nhắc đến trong câu nào trong bài? Nêu ý nghĩa của các hình ảnh “Tre” đó ? 3. Tìm một câu thơ, một câu văn có hình ảnh tre trong tác phẩm khác trong chương trình ngữ văn THCS, ghi rõ tên tác phẩm, tác giả ? 4. Viết đoạn diễn dịch cảm nhận về cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác, đoạn có dùng câu cảm thán,phép thế và gacgh chân.
  2. 1.CÂU 1: chép chính xác khổ thơ đầu và cho biết năm sáng tác, hoàn cảnh sáng tác có gì đặc biệt Năm sáng tác: 4/1976, lần đầu tiên cùng đoàn cán bộ Miền Nam ra Miền Bắc, lần đầu được gặp Bác khi Bác đã ra đi ; Lăng Bác vừa khánh thành Cảm xúc ngập tràn hồi hộp mong ước
  3. • Câu 2: Hình ảnh “Tre” còn được nhắc đến trong câu nào trong bài? Nêu ý nghĩa của các hình ảnh “Tre” đó ? - Các câu có hình ảnh “Tre” trong bài thơ: Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát(1) Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam(2) Muốn làm cây tre trung hiếu(3) chốn này.
  4. • Tre 1: hình ảnh thực về những hàng tre xanh được nhân dân đem đến trồng quanh lăng Bác. • Tre 2 : Ẩn dụ tượng trưng cho khí chất, tâm hồn, sự thẳng thắn, kiên trung của con người Việt Nam • Tre 3 : nhân hóa và ẩn dụ. “Cây tre trung hiếu” mang bản chất của con người Việt Nam trung hiếu, thẳng thắn, bất khuất đó cũng là lời hứa sống có trách nhiệm với đất nước, với Bác.
  5. • Tìm một câu thơ, một câu văn có hình ảnh tre trong tác phẩm khác trong chương trình ngữ văn phổ thông, ghi rõ tên tác phẩm, tác giả ? • “Tre giữ làng,giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín(Cây tre Việt Nam- Thép Mới) • “Quê hương tôi có con sông xanh biếc • Nước gương trong soi tóc những hàng tre”(Nhớ con sông quê hương- Tế Hanh) • “Tre xanh xanh tự bao giờ- Tre VN- Nguyễn Duy
  6. • 1. Cảm xúc khi ở trước lăng • - Tình cảm chân thành giản dị, chân thành của tác giả Viễn Phương cũng chính là tấm lòng đau đáu thương nhớ Bác của người con miền Nam nói chung • “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” • + Câu thơ gợi ra tâm trạng xúc động của một người từ chiến trường miền Nam bao nhiêu năm mong mỏi bây giờ được ra lăng viếng Bác • + Đại từ xưng hô “con” rất gần gũi, thân thiết, ấm áp tình thân mật, diễn tả tâm trạng của người con ra thăm cha sau nhiều năm mong mỏi • + Cách nói giảm nói tránh, cùng việc sử dụng từ “thăm” để giảm nhẹ nỗi đau mất mát, cũng là cách nói thân tình của diễn tả tâm trạng mong mỏi của tác giả • - Hình ảnh hàng tre là hình ảnh ẩn dụ đa nghĩa • + biểu tượng của dân tộc • + Cây tre tượng trưng cho khí chất, tâm hồn, sự thẳng thắn, kiên trung của con người Việt Nam • + Từ “Ôi” cảm thán, biểu thị niềm xúc động tự hào về phẩm chất ngay thẳng, mạnh mẽ của dân tộc ta
  7. • Đoạn có câu cảm thán và phép thế • Câu cảm thán: Ôi, tình cảm của đồng bào Miền Nam dành cho Bác thật xúc động quá ! • Phép thế : tác giả - nhà thơ – Viễn Phương(ba câu khác nhau dùng lần lượt 3 từ thế trên)
  8. • ĐỀ 2: Cho câu thơ “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng” • Chép tiếp 7 câu để hoàn thiện 2 khổ thơ ? nêu tên bài thơ,thể thơ, năm sáng tác, tác giả ? • Xác định các phép tu từ có trong khổ thơ và nêu ý nghĩa : • Tìm câu thơ khác có cấu trúc tương tự trong ngữ văn 9 có hình ảnh mặt trời, ghi rõ tên tác phẩm, tác giả ? • Viết đoạn Tổng- Phân- Hợp cảm nhận cảm xúc của tác giả khi hòa vào dòng người vào Lăng viếng Bác , trong đoạn có dùng câu bị động,phép lặp và gạch chân ?
  9. • Xác định các phép tu từ: • Ẩn dụ: Mặt trời trong lăng, dòng người,tràng hoa,vầng trăng • Hoán dụ : 79 mùa xuân • Câu thơ khác “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi. Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ- Nguyễn Khoa Điềm)
  10. • 2. Sự thương nhớ của tác giả khi đứng trước lăng Người • - Ở khổ thơ thứ hai tác giả tạo ra được cặp hình ảnh thực và ẩn dụ song đôi: mặt trời thiên nhiên rực rỡ và hình ảnh Người • + Tác giả ẩn dụ hình ảnh mặt trời nói về Bác, người mang lại nguồn sống, ánh sáng hạnh phúc, ấm no cho dân tộc • - Hình ảnh dòng người đi trong thương nhớ, đây là hình ảnh thực diễn tả nỗi xúc động bồi hồi trong lòng tiếc thương kính cẩn của người dân khi vào lăng • - Hình ảnh thể hiện sự kết tinh đẹp đẽ “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” • + Đoàn người vào viếng Bác là hình ảnh thực, đây còn là hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ, sáng tạo của nhà thơ: cuộc đời của dân tộc ta nở hoa dưới ánh sáng cách mạng của Bác • + Bảy mươi chín mùa xuân: là hình ảnh hoán dụ chỉ số tuổi của Bác, cuộc đời Bác tận hiến cho sự phát triển của đất nước dân tộc • Điệp từ ngày ngày: sự lặp lại vĩnh hằng của vũ trụ và của tình cảm
  11. • - Niềm biết ơn thành kính dần chuyển sang sự xúc động nghẹn ngào khi tác giả nhìn thấy Bác: • Bác nằm trong giấc ngủ bình yên • Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền • + Ánh sáng dịu nhẹ trong lăng gợi lên sự liên tưởng thú vị: “vầng trăng sáng dịu hiền” • + Những vần thơ của Bác luôn gắn chặt với ánh trăng, hình ảnh “vầng trăng” gợi lên niềm xúc động, và khiến ta nghĩ tới tâm hồn thanh cao của Bác • + Ở Người là sự hòa quyện giữa sự vĩ đại thanh cao với sự giản dị gần gũi • - Nhà thơ xúc động, đau xót trước sự ra đi mãi mãi của Người: • Vẫn biết trời xanh là mãi mãi • Mà sao nghe nhói ở trong tim • + Dù Người ra đi, nhưng sự ra đi đó hóa thân vào thiên nhiên, vào dáng hình xứ sở, giống như Tố Hữu có viết “Bác sống như trời đất của ta” • + Nỗi lòng “nghe nhói ở trong tim” của tác giả chính là sự quặn thắt tê tái trong đáy sâu tâm hồn khi đứng trước di hài của Người, đó chính là sự rung cảm chân thành của nhà thơ.
  12. • ĐỀ 3 • Chép chính xác khổ cuối của bài thơ ? thể thơ? Kể tên 1 bài thơ khác cùng thể thơ này ? • Bài thơ được viết theo kết cấu nào ? ý nghĩa của kiểu kết cấu này? Kể tên bài thơ khác có kết cấu tương tự, ghi rõ tên tác phẩm, tác giả? • Viết đoạn quy nạp cảm nhận cảm xúc ủa nhà thơ khi rời lăng có dùng câu cảm thán và khởi ngữ, gạch chân ? • Chép lại 1 đoạn thơ trong ngữ văn 9 cũng có những hình ảnh con chim, nhành hoa, ghi rõ tác phẩm, tác giả ?
  13. • Chép chính xác khổ cuối của bài thơ ? thể thơ? Kể tên 1 bài thơ khác cùng thể thơ này ? • Mai về miền Nam thương trào nước mắt” • Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác • Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây • Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” • Thể thơ: Tự do 8 chữ(Quê hương-Tế Hanh; Nhớ rừng-Thế Lữ) • Kiểu kết cấu: đầu cuối tương ứng- kết cấu vòng tròn nhấn mạnh vào vẻ đẹp vĩnh hằng của Tre- dân tộc Việt, Bác (bài khác: lượm-Tố Hữu; Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ; Ông đồ-Vũ Đình Liên
  14. • 3. Cảm xúc khi rời lăng của nhà thơ • - Cuộc chia ly lưu luyến bịn rịn, thấm đẫm nước mắt của tác giả • + Mai về miền Nam thương trào nước mắt: như một lời giã từ đặc biệt, lời nói diễn tả tình cảm sâu lắng, giản dị • + Cảm xúc “dâng trào” nỗi luyến tiếc, bịn rịn, không muốn xa rời • + Ước nguyện chân thành muốn được hóa thân thành “chim”, cây tre”, “đóa hoa” để được ở gần bên Bác • + Điệp ngữ “muốn làm” diễn tả trực tiếp và gián tiếp tâm trạng lưu luyến của nhà thơ • - Hình ảnh cây tre kết thúc bài thơ như một cách kết thúc khéo léo, hình ảnh cây tre trung hiếu được nhân hóa mang phẩm chất trung hiếu như con người • + “Cây tre trung hiếu” mang bản chất của con người Việt Nam trung hiếu, thẳng thắn, bất khuất đó cũng là sự tự hứa sống có trách nhiệm với sự nghiệp của Người.
  15. Chép lại 1 đoạn thơ trong ngữ văn 9 cũng có những hình ảnh con chim, nhành hoa, ghi rõ tác phẩm, tác giả ? Ta làm con chim hót.Ta làm một cành hoa.Ta nhập vào hòa ca.Một nốt trầm xao xuyến(Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải